Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Hồng Lĩnh
-
Câu 1:
Trong quá trình sản xuất, người lao động với tư liệu sản xuất kết hợp thành
A. phương thức sản xuất.
B. lực lượng sản xuất.
C. quá trình sản xuất.
D. tư liệu sản xuất.
-
Câu 2:
Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?
A. Nền sản xuất hàng hoá.
B. Nền sản xuất hàng tự nhiên.
C. Mọi nền sản xuất hàng hoá.
D. Nền sản xuất tự cung tự cấp.
-
Câu 3:
Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính kỉ luật nghiêm minh.
-
Câu 4:
Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Quyết định lợi nhuận thường niên.
B. Tổ chức buôn bán người qua biên giới.
C. Từ chối tham gia lễ hội truyền thống.
D. Định vị sai địa điểm giao hàng.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải
A. chịu trách nhiệm hình sự.
B. bỏ mọi thông tin.
C. chịu khiếu nại vượt cấp.
D. hủy bỏ đơn tố cáo.
-
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. bị tước quyền con người.
B. được giảm nhẹ hình phạt.
C. bị xử lí nghiêm minh.
D. được đền bù thiệt hại.
-
Câu 8:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. áp đặt mọi quan điểm riêng.
B. sở hữu tài sản chung.
C. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
D. lựa chọn hành vi bạo lực.
-
Câu 9:
Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua
A. ý muốn của người lao động.
B. hợp đồng dân sự.
C. ý muốn của người sử dụng lao động.
D. hợp đồng lao động.
-
Câu 10:
Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm.
A. phù hợp với nhu cầu.
B. do mình lựa chọn.
C. pháp luật không cấm.
D. mình có sở thích.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về
A. thói quen vùng miền.
B. tập tục địa phương.
C. nghi lễ tôn giáo.
D. trình độ phát triển.
-
Câu 12:
Bắt người trong trường hợp nào dưới đây khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Khẩn cấp.
B. Quả tang.
C. Truy nã.
D. Nghi ngờ.
-
Câu 13:
Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. tự do về thân thể của công dân.
-
Câu 14:
Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản, bảo đảm cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động, tích cực tham gia vào công việc của
A. văn hóa và xã hội.
B. Nhà nước và xã hội.
C. đạo đức và pháp luật.
D. kinh tế và chính trị.
-
Câu 15:
Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc
A. trực tiếp.
B. phổ thông.
C. bỏ phiếu kín.
D. bình đẳng.
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luât, người dân tham gia bàn và quyết định trực tiếp chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là những việc tham gia quyền quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cả nước.
B. cộng đồng.
C. cơ sở.
D. gián tiếp.
-
Câu 17:
Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại bao gồm
A. cá nhân có thẩm quyển.
B. tổ chức có pháp nhân.
C. cán bộ, công chức.
D. cá nhân, cơ quan, tổ chức.
-
Câu 18:
Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện quyền
A. học bất cứ ngành nghề nào.
B. học tập không hạn chế.
C. bình đẳng về cơ hội học tập.
D. học thường xuyên, học suốt đời.
-
Câu 19:
Theo quy định của pháp luật, công dân tự do nghiên cứu khoa học để đưa ra các phát minh, sáng chế là thực hiện quyền
A. sáng tạo.
B. điều phối.
C. tham vấn.
D. quản lí.
-
Câu 20:
Công dân có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về
A. chính sách độc quyền.
B. phát triển kinh tế.
C. chế độ ưu đãi.
D. bảo trợ xã hội.
-
Câu 21:
Một trong những chức năng của thị trường là chức năng
A. đánh giá hàng hóa.
B. trao đổi hàng hóa.
C. kiểm tra hàng hóa.
D. điều tiết hàng hóa.
-
Câu 22:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nội dung nào dưới đây không phản ánh nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là
A. sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
B. tự do cấp vốn cho mọi doanh nghiệp.
C. chi phí sản xuất khác nhau.
D. điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
-
Câu 23:
Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thu hồi giấy phép kinh doanh.
B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.
C. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.
D. Thay đổi nội dung di chúc.
-
Câu 24:
Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là tuân thủ pháp luật?
A. Từ chối sử dụng xăng giả.
B. Chiếm hữu tài sản công cộng.
C. Từ chối sử dụng dịch vụ công.
D. Chống người thi hành công vụ.
-
Câu 25:
Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc đều được
A. tham gia học bán trú.
B. dự ngày hội đoàn kết.
C. đăng ký học cử tuyển.
D. nhận hỗ trợ học tập.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. quyết định điều động nhân sự.
B. người từ chối làm đơn khiếu nại.
C. vật chứng liên quan đến vụ án.
D. người từ chối tham gia khiếu nại.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng
A. chủ động thu thập và lưu trữ.
B. tiến hành sao kê và cất giữ.
C. bảo đảm an toàn và bí mật.
D. lưu giữ thông tin lịch trình.
-
Câu 28:
Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Giám sát hoạt động bầu cử.
B. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
C. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên.
D. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu.
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn.
B. Phát hiện hành vi trốn cách ly y tế.
C. Bắt gặp đối tượng khủng bố.
D. Đuổi việc không có lí do chính đáng.
-
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân dều được
A. cung cấp thông tin.
B. hưởng phụ cấp độc hại.
C. định đoạt tài sản công.
D. chiếm hữu tài nguyên.
-
Câu 31:
Để có tiền ăn chơi Q và đã rủ K đi cướp tiệm vàng. Khi đến tiệm vàng Q và K đeo khẩu trang, Q thì giả vờ hỏi mua, tranh thủ lúc chủ tiệm đang nói chuyện với Q thì K nhanh tay trộm được mấy sợi dây chuyền, rồi lên xe bỏ chạy. Trong lúc cả hai đang chơi thì bị công an điều tra và bắt về đồn và bị xử lí theo qui định của pháp luật. Việc xử phạt trên đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
-
Câu 32:
Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Xây dựng đường lối.
-
Câu 33:
Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chủ trương.
B. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.
C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
D. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
-
Câu 34:
Nghi ngờ anh K có quan hệ tình cảm mờ ám với vợ mình, anh B đã đón đường và đe dọa sẽ giết anh K nếu dám đến gần vợ anh. Anh B vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
B. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về tự do đi lại.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 35:
Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì anh P đang bị tạm giam để điều tra nên nhân viên tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến trại tạm giam và hướng dẫn anh P bỏ phiếu. Anh P đã được thực hiện nguyên tắc bầu cử
A. ủy quyền.
B. trực tiếp.
C. đại diện.
D. công khai.
-
Câu 36:
Trường Trung học phổ thông X xây dựng thêm khu nhà đa năng và các phòng thí nghiệm để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền dân chủ.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền kiến nghị.
-
Câu 37:
Chủ xưởng may X là chị A đã không làm đủ số lượng quần áo theo hợp đồng với bà T. Bà T yêu cầu chị A phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng chị A không chịu và chỉ bồi thường cho bà T đúng số tiền bằng số bà T đã đặt cọc. Bà T không đồng ý nên đã gọi con trai của mình là anh Q đến thương lượng với chị A. Không thương lượng được, anh Q đã đập phá xưởng may của chị A. Thấy vậy, chồng chị A là anh S đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi 2 mẹ con bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?
A. Chị A và anh Q.
B. Anh S, anh Q và chị A.
C. Chị A và bà T.
D. Bà T, anh Q và anh S.
-
Câu 38:
Ông K là giám đốc công ty, chị Q là trưởng phòng còn chị H và chị T cùng là nhân viên. Do biết ông K và chị H ngoại tình với nhau nên chị T đã gây áp lực yêu cầu ông K phải bổ nhiệm mình vào vị trí trưởng phòng thay cho chị Q và được ông K đồng ý. Biết chuyện, chị Q thuê người chặn đường đánh chị T bị thương phải nằm viện điều trị, sau đó đem hết mọi chuyện kể cho bà N là vợ ông K nghe. Vì vậy, bà N đề nghị chồng đuổi việc chị H và chị T nên ông K đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với hai người. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông K, chị T và chị Q.
B. Ông K và chị T.
C. Ông K, chị T và bà N.
D. Ông K, chị H và chị T.
-
Câu 39:
Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng xe công vào mục đích cá nhân. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị tham dự cuộc họp lấy ý kiến để giới thiệu người trong cơ quan ra ứng cử đại biểu quốc hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Anh P, ông M và chị T.
B. Anh P, ông M và chị H.
C. Anh P và ông M.
D. Ông M và chị H.
-
Câu 40:
Anh S là cảnh sát giao thông bắt lỗi vi phạm của chị A đi xe ô tô, khi kiểm tra thì nồng độ vượt mức cho phép, nên anh S gợi ý sẽ tha nếu đưa cho anh 3 triệu đồng. Vì bị chị A từ chối, anh S đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh S là chị N đang công tác tại sở X, nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh S, chị A và anh D.
B. Anh S và chị A.
C. Anh D, chị A và anh K.
D. Anh S và anh D.