Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Thạnh Lộc
-
Câu 1:
Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là
A. tính giáo dục và tính quyền lực.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính phổ biến trong xã hội.
D. tính bắt buộc theo thời điểm.
-
Câu 2:
Trong quyền bình đẳng giữa các dân tộc có nội dung sau: các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.
B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.
C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.
D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.
-
Câu 3:
Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các quan hệ
A. lao động, công vụ nhà nước.
B. nội quy, điều lệ trường học.
C. tự chuyển quyền nhân thân.
D. giữa nhà trường và học sinh.
-
Câu 4:
Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong
A. chủ trương chính sách.
B. Hiến pháp và pháp luật.
C. các văn bản quy phạm.
D. các thông tư, nghị quyết.
-
Câu 5:
Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do thể hiện ngôn luận.
B. Tự do, công bằng, dân chủ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
-
Câu 6:
Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là
A. cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.
C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai.
D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
-
Câu 7:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực
A. kinh doanh.
B. lao động.
C. chính trị.
D. hành chính.
-
Câu 8:
Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.
-
Câu 9:
Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?
A. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp.
B. Tung tin nói xấu về người khác.
C. Chê bai bạn trước mặt người khác.
D. Trêu chọc làm bạn bực mình.
-
Câu 10:
Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền khiếu nại của công dân.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền tố cáo của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 11:
Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
-
Câu 12:
Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng.
B. Giữ gìn vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm.
C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.
D. Tham gia hoạt động từ thiện do phụ nữ tổ chức.
-
Câu 13:
Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là
A. mục đích của quyền tố cáo.
B. nguyên tắc của tố cáo.
C. trách nhiệm của người tố cáo.
D. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
-
Câu 14:
Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền tác giả.
D. Quyền tự do cá nhân.
-
Câu 15:
Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân
A. được học các trường đại học.
B. đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C. đều phải đóng học phí.
D. là dân tộc thiểu số được ưu tiên.
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.
B. Công khai thu nhập trên báo.
C. Bảo vệ tài nguyên môi trường.
D. Tuân thủ các quy định về an toàn.
-
Câu 17:
Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là
A. Đòn bẩy và là động lực cho sự phát triển.
B. Động lực, tiêu chí phát triển kinh tế xã hội.
C. Thước đo, chỉ số của sự phát triển xã hội.
D. Cơ sở tồn tại và quyết đinh các hoạt động khác.
-
Câu 18:
Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên
A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng sản phẩm hàng hóa.
B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.
C. Chỉ chú trọng đến hình thức, mẫu mã của sản phẩm.
D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm của mình xuống.
-
Câu 19:
Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hóa giàu – nghèo trong xã hội.
D. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 20:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Giữ nguyên.
D. Bằng cầu.
-
Câu 21:
Một trong những đặc trưng cơ bản của Pháp luật thể hiện ở
A. Tính hiện đại.
B. Tính cơ bản.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính truyền thống.
-
Câu 22:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Che dấu phạm nhân.
B. Lạng lách đánh võng.
C. Đề nghị li hôn.
D. Đề nghị li hôn.
-
Câu 23:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Từ chối nhận tài sản thừa kế.
B. Lây truyền HIV cho người khác.
C. Lấn chiếm công trình giao thông.
D. Xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép.
-
Câu 24:
Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được
A. miễn, giảm mọi loại thuế.
B. công khai danh tính người tố cáo.
C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử.
D. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
-
Câu 25:
Một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong lao động
A. tự do khai thác thông tin cá nhân.
B. trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
C. tăng cường liên kết với nước ngoài.
D. tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 26:
Việc khám xét chỗ theo qui định của pháp luật, chỉ được tiến hành khi có căn cứ chỗ ở đó có
A. người phạm tội đang lẫn trốn.
B. các tổ chức phi chính phủ.
C. tập trung thông tấn báo chí.
D. lực lượng tìm kiếm và cứu nạn.
-
Câu 27:
Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo bí mật về chuyện riêng.
B. Quyền được đảm bảo bí mật danh tính cá nhân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
D. Quyền được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư.
-
Câu 28:
Việc nào sau đây thuộc quyền bầu cử và ứng cử của công dân?
A. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã, phường.
B. Được tự ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
D. Kiến nghị với ủy ban nhân dân xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.
-
Câu 29:
Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện
A. Quyết định kỉ luật của công ty quá nặng với bản thân mình.
B. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.
C. Bị thu thuế áp mức cao hơn so với thực tế kinh doanh của công ty.
D. Quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 30:
Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền tinh thần.
D. Quyền văn hóa.
-
Câu 31:
Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy cắp một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Hành vi của anh A là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 32:
Đến hạn trả nợ theo hợp đồng mà chị V vẫn chưa trả tiền vay cho mình, nên chị H cùng chồng là anh K đến đập phá và lấy đi một số đồ đạc có giá trị nhằm siết nợ. Chị V ngăn cản thì bị đánh bị thương nặng phải đi cấp cứu. Biết chuyện, chồng chị V là anh T đã yêu cầu chị H phải chịu trách nhiệm trong thời gian vợ mình nằm viện nhưng bị chị H từ chối. Trong tình huống này, vợ chồng chị H đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Kỷ luật và dân sự.
C. Hình sự và dân sự.
D. Hành chính và kỷ luật
-
Câu 33:
Bị ông T giám đốc trừ lương do thường xuyên đi muộn, bà G đã tung tin ông T có quan hệ bất chính với cô V thư kí trên trang cá nhân, làm uy tín của ông giảm suốt nghiêm trọng. Hành vi của bà G phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Kỷ luật và dân sự.
C. Hình sự và dân sự.
D. Hình sự và kỷ luật.
-
Câu 34:
Khi đang chờ Tòa án giải quyết việc li hôn, chị K đã rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng có được bỏ về nhà ngoại. Biết được chuyện này, chồng chị K là anh A đã chặn đường chửi bới và đánh chị thâm cả mặt mày. Chị K và anh A đã vi phạm quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Huyết thống và dòng tộc.
B. Chiếm hữu và định đoạ.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Tài chính và công vụ.
-
Câu 35:
Anh M và chi K cùng kí hợp đồng với công ty X, bố trí vào làm ở phòng kinh doanh với công việc và mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Nâng cao trình đô lao động.
B. Cơ hội tiếp cận việc làm.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Xác lập quy trình quản lý
-
Câu 36:
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà T 1 tuần. Bà T bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng. Tức thì bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyết bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Không vi phạm quyền gì cà vì đây là nhà của bà T.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền đảm bảo về danh dự , phân phẩm của công dân.
-
Câu 37:
Chị K và chị L cùng kinh doanh shop quần áo gần nhau, thấy chị K hay đon đả mời khách và bán được nhiều hàng hơn mình, chị L nghĩ chị K đang cố tình giành giật khách hàng với mình đã đi nói xấu chị K nhập hàng kém chất lượng về bán, Chị K biết được đã rất bức xúc về việc này .Tình cờ phát hiện chị L đang nói xấu mình với khách chị đã bảo chồng mình là anh H đến bắt và nhốt chị L lại yêu cầu chấm dứt hành vi nói xấu mình. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A. Chị K và chị L
B. Chị L
C. Chồng chị K
D. Vợ chồng chị K, chị L
-
Câu 38:
Bà M giám đốc một doanh nghiệp chỉ đạo anh B là nhân viên dưới quyền phân phối thuốc tân dược giả đến nhiều đại lí và thu lợi hàng trăm triệu đồng. Phát hiện anh B không được bà M chia đủ số tiền lãi như đã thỏa thuận trước đó, vợ anh là chị C đã tố cáo sự việc trên cho ông V là lãnh đạo cơ quan chức năng . Sau khi cho bà M biết chị C là người tố cáo bà, ông V đã hủy đơn của chị C. Thấy anh B liên tục bị bà M gây khó khăn trong công việc, chị C đã tư vấn các đại lý mua thuốc tân dược giả ở trên yêu cầu bà M phải bồi thường. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự?
A. Bà M và anh B.
B. Bà M, anh B và chị C.
C. Bà M và chị C.
D. Bà M, anh B và ông V.
-
Câu 39:
Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã "bồi dưỡng" cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên A cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K và anh G.
B. Anh G và H.
C. Anh K, G, H và A.
D. Anh G, H và A.
-
Câu 40:
Ông A là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động X, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông A, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông A, anh T, anh Y.
B. Ông A, bà H.
C. Ông A, anh T, anh C.
D. Anh Y, anh T, anh C.