Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Trường THPT Xín Mần
-
Câu 1:
Trong phòng thí nghiệm từ một đoạn của phân tử protein có thể tổng hợp được nhiều đoạn gen khác nhau là do?
A. Mã di truyền có tính phổ biến
B. Mã di truyền có tính thoái hóa
C. Mã di truyền có tính trung gian
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu
-
Câu 2:
Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn
B. Đột biến lệch bội
C. Đột biến đa bội
D. Đột biến đảo đoạn
-
Câu 3:
Cho các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menden. Hãy sắp xếp thứ tự đúng?
1. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một, hai, nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả đời F1, F2, F3.
2. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết.
3. Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự phấn qua nhiều thế hệ.
4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.
A. 4 → 1 → 2 → 3
B. 3 → 1 → 2 → 4
C. 1 → 3 → 2 → 4
D. 2 → 4 → 3 → 1
-
Câu 4:
Tác nhân sinh vật gây ra đột biến gen?
A. Virut viêm gan B, virut hecpet.
B. Vi khuẩn Ecoli, virut hecpet.
C. Virut viêm gan B, virut HIV.
D. Virut hecpet, vi khuẩn lao.
-
Câu 5:
Ai là cha đẻ của ngành di tryền học?
A. Menden.
B. Moocgan.
C. Đac Uyn.
D. .
-
Câu 6:
Sản phẩm của hoạt hóa axitamin là gì?
A. Protein.
B. các axitamin tự do.
C. phức hợp axitamin - tARN.
D. chuỗi pôlipeptit.
-
Câu 7:
Đột biến gen khi phát sinh sẽ được di truyền cho thế hệ sau nhờ có cơ chế?
A. Điều hòa hoạt động gen.
B. Dịch mã.
C. Phiên mã.
D. Nhân đôi của ADN.
-
Câu 8:
Tác nhân đột biến làm cho hai bazơ Timin trên cùng mạch liên kết với nhau gây ra đột biến gen là?
A. Sốc nhiệt.
B. Tia UV.
C. Tia X.
D. Rơnghen.
-
Câu 9:
Đối mã của bộ ba mở đầu ở sinh vật nhân thực là gì?
A. UAX.
B. AXT.
C. TAX.
D. ATT.
-
Câu 10:
Các hình thức sinh sản ở sinh vật gồm những loại nào?
A. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng cành, lá.
C. Sinh sản bào tử và nuôi cấy mô.
D. Sinh sản giâm chiết ghép nuôi cấy mô và gieo hạt.
-
Câu 11:
Đơn phân cấu tạo nên NST là gì?
A. Nuclêôprotiein.
B. Nuclêôxôm.
C. Nucleic.
D. Nucleotit.
-
Câu 12:
Phân tử có chức năng chứa đựng, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền?
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. ADN.
-
Câu 13:
Hình thức thụ tinh nào chỉ có ở thực vật bậc có hoa hạt kín?
A. Thụ tinh nhờ gió.
B. Thụ tinh kép.
C. Thụ tinh nhờ sâu bọ.
D. Thụ tinh cần nước.
-
Câu 14:
Sản phẩm của đột biến gen là gì?
A. Tính trạng mới.
B. Các alen mới.
C. Kiểu hình mới.
D. Giao tử mới.
-
Câu 15:
Xét các loại đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST. (3) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(4) Đảo đoạn NST. (5) Đột biến thể một. (6) Đột biến thể ba
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là:
A. (4), (5), (6).
B. (1), (3), (6).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
-
Câu 16:
Nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực có hình dạng rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì cuối.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.
-
Câu 17:
Enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN là gì?
A. Prôtêaza
B. Lipaza
C. ADN pôlimeraza
D. ARN pôlimeraza
-
Câu 18:
Menđen đã giải thích kết quả nghiên cứu của mình bằng các yếu tố nào?
A. Gen quy định tính trạng và hiện tượng giao tử thuần khiết.
B. Gen quy định tính trạng và hiện tượng ưu thế lai.
C. Nhân tố di truyền và hiện tượng ưu thế lai.
D. Nhân tố di truyền và hiện tượng giao tử thuần khiết.
-
Câu 19:
Đặc điểm gen của sinh vật nhân thực là gì?
A. Phân chia.
B. Không liên tục.
C. Phân mảnh.
D. Không phân mảnh.
-
Câu 20:
Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là gì?
A. Tâm động.
B. Hai đầu mút NST.
C. Eo thứ cấp.
D. Điểm khởi đầu nhân đôi.
-
Câu 21:
Phân tử nào sau đây trong cấu trúc phân tử có liên kết hiđrô?
A. ADN; tARN; Prôtein cấu trúc bậc 2.
B. ADN; tARN; rARN; Prôtein cấu trúc bậc 2.
C. ADN; tARN; rARN; Prôtein cấu trúc bậc 1.
D. ADN; tARN; mARN; Prôtein cấu trúc bậc 2.
-
Câu 22:
Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
A. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,3 giây; tâm thất co 0,5 giây, giãn 0,3 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
B. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,7 giây, giãn 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
C. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,2 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
D. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,7 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
-
Câu 23:
Cho biết thứ tự gen trên NST là ABCDG*HI. Do tác nhân gây đột biến làm NST có cấu trúc là CDG*HI. Cơ chế hình thành dạng đột biến trên là?
A. Do tác nhân đột biến tác động trực tiếp vào NST làm NST bị nối sai, hoặc bị cuốn vòng, hoặc trao đổi chéo không cân giữa hai NST tương đồng.
B. Do tác nhân đột biến tác động trực tiếp vào NST làm NST bị đứt gãy, hoặc bị cuốn vòng đứt hãy bị tiêu biến, hoặc trao đổi chéo không cân giữa hai NST tương đồng.
C. Do tác nhân đột biến tác động trực tiếp vào NST làm NST bị đứt gãy, hoặc bị cuốn vòng , hoặc trao đổi đoạn giữa hai NST khác nguồn.
D. Do tác nhân đột biến tác động trực tiếp vào NST làm NST bị đứt gãy, hoặc bị cuốn vòng đứt hãy bị tiêu biến, hoặc trao đổi chéo cân giữa hai NST tương đồng.
-
Câu 24:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thuờng. Xét các tổ hợp lai:
(1) AAaa × AAaa (2) AAaa × Aaaa (3) AAaa × Aa
(4) Aaaa × Aaaa (5) AAAa × aaaa (6) Aaaa × Aa
Theo lí thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng là:
A. (1), (6).
B. (4), (5).
C. (3), (5).
D. (2), (3).
-
Câu 25:
Một gen có 1498 liên kết hóa tộ giữa các nuclêôtit và có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến điểm, số liên kết hiđrô của gen là 1953. Đột biến trên thuộc dạng
A. Thêm 1 cặp G - X.
B. Mất 1 cặp G - X.
C. Thêm 1 cặp A - T.
D. Mất 1 cặp A - T.
-
Câu 26:
Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật dựa vào:
A. tính cảm ứng của tế bào.
B. tính chuyên hóa của tế bào.
C. tính phân hóa của tế bào.
D. tính toàn năng của tế bào.
-
Câu 27:
Một gen của sinh vật nhân thực có 3 đoạn exon, cho rằng mỗi đoạn exon có chiều dài như nhau chứa 100 cặp nucleotit, mỗi đoạn intron đều chứa 50 cặp nucleotit. Gen phiên mã tạo ra mARN. Hãy cho biết chiều dài của mARN ngắn hơn chiều dài của gen là bao nhiêu A°?
A. 170 A°
B. 510 A°
C. 680 A°
D. 340 A°
-
Câu 28:
Cho biết mỗi gen tương ứng với một NST. Ở một loài bộ NST 2n = 6. Khi quan sát tế bào của một loài người ta ghi được số liệu NST ở một số tế bào là AaaBBdd, Hãy cho tế bào trên thuộc dạng?
A. Thể ba
B. Thể không.
C. Lệch bội.
D. Thể một.
-
Câu 29:
Năm tế bào sinh tinh của loài có kí hiệu NST là AaBbDd khi giảm phân thục tế cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 2
B. 10
C. 20
D. 8
-
Câu 30:
Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
1. Chỉ có cơ thể lai, không có giao tử lai, giao tử bao giờ cũng thuần chủng.
2. Ở đậu Hà Lan có 7 cặp tính trạng tương phản là đơn gen.
3. Menđen đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm của mình trên nhiều tính trạng, nhiều đối tượng ong, chuột, đặc biệt là đậu Hà lan.
4. Trong quá trình di truyền, bố (mẹ) di truyền nguyên vẹn cho con các tính trạng.
5. Menđen đã tiến hành lai kiểm nghiệm để chứng minh giả thuyết của mình.
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
-
Câu 31:
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Đột biến gen có thể xảy ra ở tất cả các sinh vật
2. Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân và di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là đột biến giao tử
3. Đột biến xảy ra ở tế bào của lá cây được nhân lên thành mô và biêu hiện ngay ra kiểu hình của cơ thể gọi là thể khám
4. Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường
5. Phần lớn đột biến ở cấp độ phân tử là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen và giữa gen với môi trường
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 32:
Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn Ecoli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển Ecoli này sang nuôi cấy 2 thế hệ trong môi trường chỉ có N14 sau đó tiếp tục chuyển vi khuẩn này nuôi trong môi trường chứa N15 trong 3 thế hệ thì trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN chứa cả N14 vàN15?
A. 26
B. 24
C. 8
D. 6
-
Câu 33:
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
- Ở sinh vật nhân so gen có vùng mã hóa liên tục
- Ở sinh vật nhân thực số đoạn exon bằng số đoạn intron
- Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đon vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
- Phân tử mARN có chức năng truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất
- rARN chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tế bào
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 34:
Một gen khi bị biến đổi làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gọi là gen gì?
A. gen trội.
B. gen đa hiệu.
C. gen lặn.
D. gen đa alen.
-
Câu 35:
Cho phép lai P: AAaa × Aaaa biết gen A quy định cây cao; a quy định cây thấp. Tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên là?
A. 35 cao : 1 thấp.
B. 100% cao.
C. 11 cao : 1 thấp.
D. 5 cao : 1 thấp.
-
Câu 36:
Tỉ lệ giao tử AaB từ cơ thể AAaaBB là bao nhiêu?
A. 1/2.
B. 1/6.
C. 4/6.
D. 3/6.
-
Câu 37:
Khi quan sát tế bào của một hợp tử người ta thấy các NST tồn tại thành từng cụm, mỗi cụm có 4 NST có hình dạng, kích thước và cấu trúc như nhau. Hợp tử trên thuộc dạng?
A. Lục bội.
B. Lưỡng bội.
C. Tứ bội.
D. Tam bội.
-
Câu 38:
Khi tiến hành lai hai giống thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng. F1 thu được toàn đỏ, F2 thu được 3 đỏ : 1 trắng. Hiện tượng di truyền màu sắc hoa là?
A. Trội lặn hoàn toàn.
B. Định luật phân li.
C. Trội lặn không hoàn toàn.
D. Phép lai phân tích.
-
Câu 39:
Hãy cho biết số lượng NST trong hai tế bào có kí hiệu NST như sau AaBbDdXY và tế bào có kí hiệu NST là HI/hi GH/gh EeXX có bộ NST lần lượt là?
A. 8; 12.
B. 8; 8.
C. 8; 10.
D. 8; 11.
-
Câu 40:
Đường đi của thức ăn trong dạ dày 4 túi ở trâu, bò:
A. thực quản → dạ tổ ong → dạ cỏ → thực quản → dạ múi khế → dạ lá sách.
B. thực quản → dạ cỏ → thực quản → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách.
C. thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế → dạ tổ ong → dạ cỏ.
D. thực quản → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế.