Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Trường THPT Tam Đảo 2
-
Câu 1:
Từ một phân tử ADN có khối lượng 3x104đvC đã tái bản tạo ra các ADN có tổng khối lượng là 48× 104đvC. Số mạch đơn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường là:
A. 31
B. 14
C. 30
D. 15
-
Câu 2:
Kĩ thuật di truyền được thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn so với ở động vật vì sao?
A. Các tế bào thực vật có nhân lớn hơn
B. Các gen ở thực vật không chứa intron
C. Có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật
D. Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh
-
Câu 3:
Ở một loài thực vật, lai hai dòng cây thuần chủng đều có quả tròn tạo ra F1 gồm toàn cây quả bầu dục. F1 tự thụ phấn, tạo ra F2 gồm 768 cây quả tròn và 990 cây quả bầu dục. Theo lý thuyết, các cây quả bầu dục ở F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ:
A. 1 :2 :1 : 2 : 1 :2
B. 1 : 2 : 4 : 2
C. 9 : 3 : 3 : 1
D. 1:2:1:2:1
-
Câu 4:
Cho một cây tự thụ phấn đời F1 thu được 43,75% cây cao; 56,25% cây thấp. Trong số những cây thân cao ở F1, tỉ lệ thuần chủng là bao nhiêu?
A. 1/16
B. 1/4
C. 3/16
D. 3/7
-
Câu 5:
Ở một loài cây, lai hai cây hoa trắng thuần chủng(P) tạo ra F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn tạo ra F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Lai F1 với cây M tạo ra đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây M là:
A. AAbb hoặc aaBb
B. aabb hoặc AABB
C. AaBB hoặc AABb
D. Aabb hoặc aaBb
-
Câu 6:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể ;
(2) quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên khá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể;
(3) quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể;
(4) quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 7:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:
A. 59%
B. 66%
C. 51%
D. 1%
-
Câu 8:
Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng một cặp NST tương đồng sẽ gây ra:
(1) đột biến lặp đoạn NST;
(2) đột biến chuyển đoạn NST;
(3) đột biến mất đoạn NST;
(4) đột biến đảo đoạn NST.
Phương án đúng là:
A. 2, 4
B. 1, 2
C. 1, 3
D. 2, 3
-
Câu 9:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải
B. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất
-
Câu 10:
Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit
B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
C. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen
D. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính)
-
Câu 11:
Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
B. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
C. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín
D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng
-
Câu 12:
Khẳng định nào dưới đây khi nói về hoạt động của enzim ADN polymerase trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN là chính xác?
A. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác
B. Enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc
C. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki
D. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch mới cùng một lúc
-
Câu 13:
Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là:
A. Vùng chứa bộ ba quy định axit amin mở đầu của chuỗi polypeptide
B. Trình tự nằm trước gen cấu trúc và là vị trí tương tác với protein ức chế
C. Trình tự nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên
D. Trình tự nằm trước vùng vận hành, đây vị trí tương tác của enzym ARN polymerase
-
Câu 14:
Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung
A. Bằng chứng tế bào học về bộ NST
B. Bằng chứng về hiện tượng lại giống
C. Bằng chứng phôi sinh học
D. Tính phổ biến của mã di truyền
-
Câu 15:
Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình gì?
A. Giữ lại các kiểu gen thích nghi với điều kiện môi trường sống
B. Tích lũy những biến dị trong đời cá thể phù hợp với điều kiện ngoại cảnh
C. Song song đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật
-
Câu 16:
Sự kiện nổi bật nhất về địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại Trung sinh là gì?
A. khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị
B. khí hậu nóng và ẩm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn
C. khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim và côn trùng
D. khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người
-
Câu 17:
Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của chúng nằm trong khoảng:
A. 20°C – 30°C
B. 10°C – 20°C
C. 30°C – 40°C
D. 35°C – 45°C
-
Câu 18:
Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh học cao nhất?
A. Thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m)
B. Vùng khơi
C. Vùng biển có độ sâu 200-400m
D. Đáy đại dương
-
Câu 19:
Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:
A. Dạ dày
B. Ruột non
C. Thực quản
D. Ruột già
-
Câu 20:
Trong số các đối tượng sinh vật chỉ ra dưới đây:
(1). Cóc (2). Cá hồi (3). Thỏ (4). Tinh tinh
(5). Gà (6). Rùa
Có bao nhiêu đối tượng sinh vật tiến hành quá trình thụ tinh ngoài?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 21:
Thành phần cấu trúc nào sau đây trong cơ thể thực vật đảm bảo cho quá trình sinh trưởng sơ cấp của cơ thể thực vật?
A. Mô dẫn
B. Mô phân sinh đỉnh
C. Mô phân sinh bên
D. Tầng sinh vỏ
-
Câu 22:
Khi đặt một cây đang sinh trưởng cạnh cửa sổ, sau một thời gian cây sẽ sinh trưởng uốn cong về phía cửa sổ. Đây là biểu hiện của:
A. Quang ứng động chủ động
B. Quang hướng động âm
C. Quang hướng động dương
D. Quang ứng động thụ động
-
Câu 23:
Trong số các thành phần của một hoa điển hình của thực vật, thành phần nào dưới đây sẽ phát triển thành hạt sau quá trình thụ tinh?
A. Bao noãn
B. Bầu nhụy
C. Nội nhũ
D. Noãn đã thụ tinh
-
Câu 24:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?
A. Đột biến gen
B. Đột biến dị đa bội
C. Đột biến lặp đoạn NST
D. Đột biến lệch bội
-
Câu 25:
Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc:
A. Xác định vị trí của gen trên NST và nghiên cứu hoạt động của các gen nằm trên đoạn NST đó
B. Nghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống
C. Tạo giống vật nuôi, cây trồng và giống vi sinh vật mới nhờ tái sắp xếp lại các gen trên NST
D. Xác định vị trí của gen trên NST và tạo giống vi sinh vật mới có năng suất sinh khối cao
-
Câu 26:
Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm ba chiếc giống nhau, NST giới tính gồm ba chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X
B. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ
C. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ Đáp án B
D. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X
-
Câu 27:
Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích gì?
A. Làm giống để truyền các đặc điểm tốt mà nó có cho thế hệ sau vì qua mỗi thế hệ các gen tốt sẽ dần được tích lũy
B. Sử dụng con lai F1 cho lai tạo với các cá thể khác để tạo ra con giống mới phối hợp được các đặc điểm ưu thế của nhiều giống
C. Sử dụng con lai này để sinh sản ra thế hệ sau làm giống thương phẩm vì qua mỗi thế hệ lai, các đặc điểm ưu thế được tích lũy
D. Sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần
-
Câu 28:
Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở:
A. Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật
B. Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ
C. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú
D. Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở
-
Câu 29:
Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác?
A. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc
B. Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo ra các alen thích nghi
C. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau
D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi
-
Câu 30:
Nghiên cứu các quần thể khi kích thước quần thể biến động cho thấy các xu hướng biến động:
(1) Số lượng cá thể ít, nội phối tăng, thoái hóa di truyền.
(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm tăng cạnh tranh khác loài và làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
(3) Sự hỗ trợ cùng loài giảm đi, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường trở nên hạn chế.
(4) Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể thành thục sinh dục bị giảm, tỷ lệ sinh giảm.
(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể. Kích thước quần thể giảm đến mức tối thiểu thường dẫn đến các xu hướng:
A. (1); (2); (3)
B. (1); (2); (3) ; (4)
C. (1); (3); (4)
D. (1); (3); (4) ; (5)
-
Câu 31:
Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì như thế nào?
A. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài
B. Làm tăng tốc độ phân ly ổ sinh thái
C. Làm phong phú nguồn sống của môi trường
D. Làm các cá thể khác nhau của các loài khác nhau bị tiêu diệt
-
Câu 32:
Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:
(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người
(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch.
(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. Số lượng các giải pháp đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Trong quá trình phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Sự phát triển có thể trải qua biến thái hoàn toàn, trong đó ấu trùng có hình thái, cấu trúc, sinh lí khác biệt hoàn toàn so với cá thể trưởng thành
B. Sự phát triển của hầu hết các loài thú đều trải qua hiện tượng biến thái không hoàn toàn, đặc biệt là giai đoạn phát triển phôi thai
C. Quá trình phát triển của lưỡng cư không đuôi như ếch, nhái là ví dụ điển hình cho thấy hiện tượng biến thái không hoàn toàn từ ấu trùng thành con trưởng thành
D. Ở các loài động vật đa bào, giai đoạn phát triển phôi xảy ra bên trong tử cung của cơ thể mẹ
-
Câu 34:
Tại sao các đáp ứng trả lời kích thích của chân khớp lại chính xác, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn so với ruột khoang?
A. Chân khớp có hệ thống tế bào thần kinh phân tán khắp cơ thể nên các đáp ứng trở nên nhanh nhạy hơn so với ruột khoang, tế bào thần kinh tập trung ở xúc tu
B. Chân khớp có các tế bào thần kinh tập trung lại thành hạch thần kinh phụ trách các vùng cơ thể xác định, còn ruột khoang có hệ thần kinh dạng mạng lưới toàn thân
C. Nhóm chân khớp có tế bào thần kinh tương tác với nhau nhờ các synape thần kinh, trong khi nhóm ruột khoang không có các synape thần kinh
D. Nhóm chân khớp phân hóa cấu tạo cơ thể thành các phần đầu, thân, chi trong khi nhóm ruột khoang toàn bộ cơ thể là một khối thống nhất
-
Câu 35:
Khi nói về vai trò của nguyên tố nitơ trong cơ thể thể thực vật và sự hấp thu nguyên tố này phục vụ cho các hoạt động sống của cây, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Các chất hữu cơ chứa nitơ trong đất được thực vật ưu tiên hấp thụ qua hệ rễ vì không cần thực hiện quá trình chuyển hóa mà vẫn thu được chất hữu cơ
B. Thực vật có thể hấp thu nitơ dưới dạng các ion amon (NH4+) và nitrate (NO3‑) vào các tế bào lông hút
C. Nitơ chỉ đóng vai trò trong cấu tạo nên các axit amin từ đó hình thành nên các protein tham gia điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
D. Nhờ sự có mặt của các vi sinh vật cố định đạm, ở hầu hết các loài thực vật chúng có thể sử dụng trực tiếp N2 có mặt trong khí quyển làm nguyên liệu cho tổng hợp protein
-
Câu 36:
Sự hình thành vòng gỗ hàng năm ra sao?
A. Liên quan trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mô phân sinh đỉnh, làm kéo dài thân và tạo ra vòng gỗ hàng năm
B. Mùa thu và mùa đông, các tế bào mô gỗ có tốc độ lớn chậm hơn, thành tế bào mỏng hơn, sáng hơn tạo ra vân sáng, các mùa còn lại tạo ra vân tối
C. Có liên quan đến tầng sinh trụ và các sản phẩm mà nó tạo ra, vân sáng do các tế bào lớn, thành tế bào ít chất gỗ, vân tối do các tế bào nhỏ hơn, thành tế bào giàu chất gỗ
D. Gây ra bởi sự vận động của dòng vận chuyển nước và muối khoáng không đồng đều trong các mô gỗ khác nhau
-
Câu 37:
Trong tế bào ruồi giấm, một gen cấu trúc điển hình có chứa 3600 nucleotit sẽ có thể chứa đủ thông tin di truyền để mã hóa cho một chuỗi polypeptit có:
A. Đúng 1200 axit amin
B. Đúng 599 axit amin.
C. Đúng 600 axit amin
D. Không tới 599 axit amin
-
Câu 38:
Ở một loài thực vật 2n = 24, các khảo sát cho thấy có sự xuất hiện nhiều dạng lệch bội khác nhau trong quần thể tự nhiên của lòai. Về mặt lý thuyết, trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dạng đột biến mà trong tế bào của thể đột biến có 1 NST chỉ có 1 chiếc, 1 NST khác có 3 chiếc.
A. 132
B. 66
C. 552
D. 276
-
Câu 39:
Biết rằng tính trạng nhóm máu ở người là do một locus 3 alen quy định với tương quan trội lặn như sau: IA = IB >IO. Một cặp vợ chồng mới cưới muốn rằng đứa con của họ sinh ra sẽ có nhóm máu O. Trường hợp nào dưới đây không thể sinh ra con nhóm máu O (loại trừ phát sinh đột biến)
A. Vợ máu A dị hợp, chồng máu B dị hợp và ngược lại
B. Cả hai vợ chồng đều có nhóm máu B dị hợp
C. Vợ nhóm máu AB, chồng nhóm máu B hoặc ngược lại
D. Vợ nhóm máu O, chồng nhóm máu A dị hợp hoặc ngược lại
-
Câu 40:
Ở người, bệnh rối loạn chuyển hóa phenylketonuria do một locus đơn gen chi phối. Các nghiên cứu di truyền ở một gia đình theo phả hệ dưới đây:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là 66,67%
(2). Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường chi phối.
(3) Những người không mang bệnh trong gia đình nói trên đều không mang alen gây bệnh.
(4) Xác suất những đứa trẻ mắc chứng phenylketonuria
được sinh ra từ cặp vợ chồng 4 và 5 nếu họ kết hôn là 16,67% Số khẳng định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4