Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học
Trường THPT Yên Lạc 2
-
Câu 1:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét?
A. AABb
B. AaBB
C. AABB
D. aabb
-
Câu 2:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1 ?
A. AaBb x aabb.
B. AaBb x AaBb.
C. AaBB x aabb.
D. Aabb x aabb.
-
Câu 3:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Cacbon.
B. Kỉ Đệ tam.
C. Kỉ Jura.
D. Kỉ Đệ tứ.
-
Câu 4:
Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A. 5’UAA3’.
B. 5’UUA3’.
C. 3’AUG5’.
D. 5’AUG3’.
-
Câu 5:
Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể chậm nhất là gì?
A. đột biến.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. di - nhập gen.
-
Câu 6:
Phép lai P: ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) x ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được, F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 40 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cm.
III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 28% số cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 7:
Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?
I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.
III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Một gen có tổng số 2185 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch hai của gen có A/G = 1/3
II. Số nuclêôtit loại A và G của gen lần lượt là 575 và 230.
III. Gen có chiều dài là 2737.
IV. Mạch một của gen có 14,29 % số nuclêôtit loại T.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 9:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Ở F1 số cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử bằng số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp.
(2) Ở F1 số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử luôn bằng số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử.
(3) F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
(4) Nếu lấy ngẫu nhiên 3 cấy ở F1 để đem trồng, xác suất thu được 2 cây hoa đỏ là 13,84%.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 10:
Cho các phép lai sau:
(1) 4n x 4n → 4n. (2) 4n x 2n → 3n. (3) 2n x 2n → 4n. (4) 3n x 3n → 6n.
Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 11:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 860 cây, trong đó có 215 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
I. AaBb x Aabb II. Aabb x Aabb III. AaBb x AaBB IV. aaBb x aaBb
V. aaBb x AaBb VI. Aabb x aaBB VII. AaBb x aabb VIII. Aabb x aabb
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 12:
Phép lai P: ♀\({X^A}{X^a}\)♂\({X^A}Y\), thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?
A. XAXAXa
B. XaXaY
C. XAXA
D. XAXaY
-
Câu 13:
Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\). Nếu xảy ra hoán vi gen trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần?
A. 8
B. 16
C. 9
D. 4
-
Câu 14:
Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
C. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
-
Câu 15:
Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là gì?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Đấu tranh sinh tồn
C. Phân li tính trạng
D. Chọn lọc nhân tạo
-
Câu 16:
Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh ở hai gia đình. Alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bị bạch tạng (gen nằm trên NST thường). (1) và (2) là hai chị em song sinh cùng trứng.
Biết rằng không có đột biến xảy ra ở tất cả các người trong phả hệ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây về phả hệ trên là đúng?
I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 4 người trong hai gia đình trên.
II. Nếu cặp vợ chồng (2) và (4) dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh ở lần sinh thứ 3 là 75%.
III. Nếu người đàn ông (3) mang kiểu gen đồng hợp trội thì xác suất người con gái (5) mang gen bệnh là 50%.
IV. Nếu người con gái (7) kết hôn với một người đàn ông có kiểu gen giống bố của của cô ấy thì xác suất sinh lần lượt 2 người con bình thường của cặp vợ chồng này là 17/24.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Nhân tố không điều tiết sự ra hoa của cây là gì?
A. hàm lượng ôxi
B. xuân hoá
C. tuổi cây
D. quang chu kì
-
Câu 18:
Dạng đột biến thường gây chết hoặc làm giảm sức sống là gì?
A. mất đoạn
B. đảo đoạn
C. chuyển đoạn nhỏ
D. lặp đoạn
-
Câu 19:
Cho quần thể ổ có tỉ lệ các kiểu gen như sau: P: 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa. Tần số mỗi alen của mỗi alen trong quần thể là:
A. Tần số A = 0,3; tần số a = 0,7
B. Tần số A = 0,7; tần số a = 0,3
C. Tần số A = 0,4; tần số a = 0,6
D. Tần số A = 0,5; tần số a = 0,5
-
Câu 20:
Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng khả năng nào?
A. đóng khí khổng, lá cụp xuống
B. hướng động và ứng động
C. tổng hợp sắc tố quang hợp
D. thay đổi cấu trúc tế bào
-
Câu 21:
Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?
A. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{AB}}\)
B. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{ab}}{{ab}}\)
C. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{aB}}{{aB}}\)
D. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{Ab}}\)
-
Câu 22:
Trong quá trình phát sinh phát triều của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ nào?
A. Kỉ Đệ tam
B. Kỉ Phấn trắng
C. Kỉ Tam điệp
D. Kỉ Jura
-
Câu 23:
Khi nói về quá trình hô hấp, những phát biểu nào dưới đây đúng?
1. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
2. Sự trao đổi khí đối với động vật ở nước như trai, ốc, tôm, cua, cá ... được thực hiện qua phổi.
3. Ruột của các động vật ăn thịt thường dài vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.
4. Cơ quan nghiền thức ăn ở động vật ăn thực vật chủ yếu là hàm răng có bề mặt nghiền rộng, men răng cứng hoặc dạ dày cơ dày, chắc và khoẻ như ở chim.
A. 1, 2
B. 1, 4
C. 2, 4
D. 3, 4
-
Câu 24:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản như thế nào?
A. cần có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái
B. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ
C. bằng giao tử cái
D. không có sự hợp nhất giữa giao từ đực và cái
-
Câu 25:
Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong dịch mã là gì?
A. tARN
B. rARN
C. ADN
D. mARN
-
Câu 26:
Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhắn, trí tuệ thấp là do cơ thể không đủ hoocmôn
A. ơstrôgen
B. testostêrôn
C. tirôsin
D. sinh trưởng
-
Câu 27:
Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết em bé bị mắc hội chứng gì?
A. Đao
B. Tơcnơ
C. Siêu nữ
D. Claiphentơ
-
Câu 28:
Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình đường phân?
A. ATP
B. FADH2
C. H2O
D. Axit piruvic
-
Câu 29:
Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây giúp lá cây thích nghi với chức năng quang hạp?
1. Lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào trong lá.
2. Hệ gân lá giúp cung cấp nước và muối khoáng cần thiết cho quá trình quang hợp.
3. Dạng phiến mỏng, diện tích bề mặt lớn.
4. Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Ở cà chua, gen A quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào dưới đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x aa
B. Aa x Aa
C. AA x Aa
D. AA x aa
-
Câu 31:
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là gì?
A. tim => mao mạch => tĩnh mạch => động mạch => tim
B. tim => động mạch => mao mạch => tĩnh mạch=> tim
C. tim => động mạch => tĩnh mạch => mao mạch => tim
D. tim => tĩnh mạch => mao mạch => động mạch => tim
-
Câu 32:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa?
A. Thường biến
B. Đột biến gen
C. Đột biến nhiễm sắc thể
D. Biến dị tổ hợp
-
Câu 33:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Đột biến
D. Giao phối không ngẫu nhiên
-
Câu 34:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô => Sâu ăn lá ngô => Nhái =>Rắn hổ mang => Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, cây ngô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 3
B. cấp 2
C. cấp 1
D. cấp 4
-
Câu 35:
Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật mào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?
A. Vi sinh vật
B. Sinh vật sống hoại sinh
C. Hệ thực vật
D. Hệ động vật
-
Câu 36:
Khi nói về giới hạn sinh thái, nhận xét nào sau đây là sai?
A. Ở cơ thể con non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành
B. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
C. Loài sống ờ vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực
D. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng
-
Câu 37:
Ở một số vùng nông thôn, quần thể ruồi nhà xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian xác định trong năm, còn vào thời gian khác hầu như giảm hẳn. Quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kì năm
B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì
D. biến động số lượng theo chu kì nhiều năm
-
Câu 38:
Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Theo em đây là, sự kiện trên minh hoạ cho hiện tượng
A. diễn thế nguyên sinh
B. diễn thế thứ sinh
C. diễn thế khôi phục
D. diễn thế phân hủy
-
Câu 39:
Trường hợp nào sau đây nó về hậu quả của đột biến cấu trúc NST là đúng?
(1) Ở người, mất một đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 sẽ gây ra bệnh Đao.
(2) Lặp đoạn NST làm tăng hoạt tính sinh học của enzim amilaza ở lúa đại mạch.
(3) Ở nhiều loài ruồi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo lên loài mới.
(4) Ở người mất một phần vai ngắn NST số 5 gây lên hội chứng tiếng mèo kêu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là gì?
A. Cơ quan sinh sản
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu....
D. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết