Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học
Trường THPT Vĩnh Yên
-
Câu 1:
Khi nói về các hoocmôn sinh trưởng và phát triển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ thuỳ trước tuyến yên.
II. Hoocmôn tirôxin được sản sinh từ tuyến giáp.
III. Sự phát triển biến thái ở sâu bọ thường được điều hoà bởi hai loại hoocmôn là ecđixơn và juvenin được tiết ra từ tuyến ngực.
IV. Các tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hoà bởi hai loại hoocmôn sinh dục là ơstrôgen và testostêrôn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Tập tính học được không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thành trong đời sống cá thể
B. Bao gồm những phản xạ có điều kiện
C. Dễ bị mất đi
D. Đặc trưng cho loài
-
Câu 3:
Mức phản ứng là gì?
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường
B. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau
C. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
D. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường
-
Câu 4:
Ở nam giới, FSH và testostêrôn đều có vai trò gì?
A. kích thích tinh hoàn tiết ra inhibin
B. kích thích ống sinh tinh sản sinh inhibin
C. kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng
D. kích thích sự hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
-
Câu 5:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1?
A. AaBbdd x AaBBDd
B. AAbbDd x AaBBDd
C. Aabbdd x aaBbDD
D. aaBbdd x AaBbdd
-
Câu 6:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzo thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV Khi gen câu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 7:
Vì sao trong tự nhiên, chuỗi thức ăn không thể kéo dài mãi, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng.
II. Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích.
III. Vì những tác động bất thường của điều kiện ngoại cảnh (thiên tai, dịch bệnh,...).
IV. Vì số lượng loài trong sinh giới cũng như nhu cầu thức ăn của mỗi loài luôn có giới hạn
A. I, III
B. I, II
C. I, IV
D. III, IV
-
Câu 8:
Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 70, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
A. A = T = 100, G = X = 200
B. A = T = 150, G = X = 140
C. A = 70, T = 30, G - 120, X = 80
D. A = 30, T = 70, G = 80, X = 120
-
Câu 9:
Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giao phấn cây thân cao với cây thân thấp, thu được F1 gồm 50% cây thân cao; 50% cây thân thấp. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong các cây thân cao ở F2, số cây có kiểu gen đồng hợp từ chiếm tỉ lệ
A. 5/8
B. 1/16
C. 3/8
D. 1/7
-
Câu 10:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F3 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 35% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2) Thành phần kiểu gen của quần thể không thay đổi qua các thế hệ.
(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F3 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
(4) Các kiểu gen đồng hợp tăng lên qua các thế hệ với tỉ lệ như nhau.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 11:
Cho lưới thức ăn dưới đây, dựa vào lưới thức ăn này em hãy cho biết, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận dưới đây?
I. Lưới thức ăn trên có 6 chuỗi thức ăn.
II. Loài C tham gia vào 3 lưới thức ăn.
III. F, E, G tham gia vào số chuỗi thức ăn như nhau.
IV. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 12:
Cho sơ đồ phả hệ mô tả một bệnh di truyền ở người:
Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y quy định.
(2) Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra một con gái bị bệnh là 12,5%.
(3) Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra một con gái bị bệnh và một con trai bị bệnh là 1,5625%.
(4) Trong phả hệ xác định được ít nhất 4 người biết chắc chắn kiểu gen.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 13:
Mã di truyền trên phân tử mARN nào dưới đây không phải là codon kết thúc?
A. 5’UAA3’
B. 5’UAG3’
C. 5’AUG3’
D. 5’UGA3’
-
Câu 14:
Loại đột biến gen nào sau đây KHÔNG có khả năng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua sinh sản hữu tính.
A. Đột biến gen trong tế bào sinh dưỡng
B. Đột biến gen ở tế bào sinh giao tử
C. Đột biến gen xảy ra trong hợp tử
D. Đột biến gen trong giao tử
-
Câu 15:
Tất cả các hiện tượng kể ra dưới đây đều là biểu hiện của tính hướng dương đối với tác nhân kích thích, ngoại trừ:
A. Tính hướng trọng lực của rễ cây
B. Tính hướng sáng của ngọn cây
C. Tính hướng nước của rễ cây
D. Tính hướng sáng của rễ cây
-
Câu 16:
Loại bằng chứng tiến hóa nào dưới đây là bằng chứng tiến hóa trực tiếp
A. Ruột thừa ở người có nguồn gốc từ manh tràng của các loài động vật ăn thực vật
B. Cánh chim và cánh dơi đều có cấu trúc xương cánh với các thành phần cấu tạo tương tự nhau
C. Trình tự các amino acid trên chuỗi globin của người và của tinh tinh giống nhau và không có điểm sai khác
D. Hóa thạch của loài người Homo erectus cho thấy có nhiều đặc điểm trung gian giữa Australopithecus và Homo sapiens
-
Câu 17:
Quyết trần phát triển rực rỡ và sau đó đi vào diệt vong, quá trình này xảy ra ở kỷ nào?
A. Kỷ Cambri của đại Cổ sinh
B. Kỷ Cacbon của đại Cổ sinh
C. Kỷ Jura của đại Trung sinh
D. Kỷ Silua của đại Cổ sinh
-
Câu 18:
Thứ tự nào sau đây mô tả các giai đoạn của quá trình xuất hiện và biến mất của điện thế hoạt động tại một điểm nằm trên sợi trục của tế bào thần kinh?
A. Điện thế nghỉ -- giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn đảo cực -- giai đoạn tái phân cực
B. Giai đoạn đảo cực -- giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn điện thế nghỉ -- giai đoạn tái phân cực
C. Giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn tái phân cực -- giai đoạn đảo cực -- điện thế nghỉ
D. Giai đoạn tái phân cực -- giai đoạn mất phân cực -- điện thế nghỉ -- giai đoạn đảo cực
-
Câu 19:
Tập hợp nào chỉ ra dưới đây là quần thể sinh vật:
A. Một phòng thi THPT Quốc gia có 24 thí sinh, 10 thí sinh nữ và 14 thí sinh nam cùng với 2 giám thị
B. Những cây chè trên đồi chè Mộc Châu - Sơn La
C. Tập hợp những con gà trong một lồng gà ở ngoài chợ vào buổi sáng sớm
D. Tập hợp những con cá sống dưới Hồ Tây
-
Câu 20:
Nguyên nhân nào khiến phân tử ADN có thể chứa được thông tin di truyền?
A. Trình tự sắp xếp các đơn phân trên mạch gốc của ADN có tính đa dạng lớn, trình tự này có mối tương quan với trình tự mARN và từ đó quy định trình tự axit amin
B. Mỗi nucleotide trên ADN chứa thông tin chi phối 1 ribonucleotide trên mARN và từ đó chi phối thông tin 1 axit amin trên chuỗi polypeptide
C. Các nucleotide trên mạch mang mã gốc của ADN có thể liên kết với các ribonucleotide trên mARN theo nguyên tắc bổ sung
D. Hai mạch đơn của phân tử ADN gồm các nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo ra phân tử ADN mạch kép
-
Câu 21:
Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình dịch mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào là KHÔNG chính xác?
A. Trong quá trình dịch mã có sự hình thành liên kết hydro giữa các bazơ nitơ trên ribonucleotide
B. Các axit amin liên kết với mạch khuôn mARN theo nguyên tắc bổ sung và hình thành nên liên kết peptide
C. Các ribosome trượt dọc theo sợi mARN từ chiều 5’ đến chiều 3’, kết thúc quá trình này chuỗi polypeptide được hình thành
D. Số axit amin trong một chuỗi polypeptide luôn nhỏ hơn số bộ ba trên gen chi phối chuỗi polypeptide đó
-
Câu 22:
Khi nghiên cứu cấu trúc operon lactose của E.coli, khẳng định nào dưới đây về gen điều hòa là chính xác?
A. Gen điều hòa là cung cấp một vùng trình tự cho phép ARN polymerase nhận biết, bám vào và thực hiện quá trình phiên mã
B. Gen điều hòa nằm xen kẽ giữa trình tự vận hành và trình tự khởi động của nhóm gen cấu trúc
C. Gen điều hòa khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein ức chế, có khả năng liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình tái bản
D. Sản phẩm của gen điều hòa bị mất cấu hình không gian khi các phân tử lactose bám vào làm chúng không thể bám vào vùng vận hành của operon
-
Câu 23:
Trong quá trình giảm phân hình thành noãn bào ở 1 tế bào sinh trứng loài nhím biển Paracentrotus lividus có 1 NST kép của cặp NST số 2 không phân ly ở kỳ sau giảm phân II ở 1 trong 2 tế bào con sau quá trình giảm phân I. Trong số các khẳng định dưới đây, khẳng định nào là chính xác?
A. Từ tế bào sinh trứng này, vẫn có thể tạo ra trứng có bộ NST n bình thường
B. Quá trình tạo ra bốn trứng, hai trứng có bộ NST n, một trứng có bộ NST (n - 1) và một trứng có bộ NST (n + 1)
C. Quá trình này có thể đồng thời tạo ra hai loại trứng, một loại bình thường và một loại có bộ NST thừa 1 chiếc
D. Sản phẩm của quá trình này chắc chắn hình thành 1 trứng có bộ NST hoặc thừa, hoặc thiếu NST
-
Câu 24:
Sự thiếu hụt nguyên tố khoáng Mg dẫn tới hiện tượng vàng lá, cơ chế nào dưới đây giải thích cho hiện tượng trên?
A. Thiếu Mg dẫn đến thiếu hụt các enzyme phục vụ cho quá trình quang phân li nước, lục lạp không thực hiện quang hợp được, thiếu sinh chất nên lá mất màu xanh
B. Thiếu Mg dẫn tới thiếu nguyên liệu tổng hợp phân tử diệp lục vì Mg nằm trong cấu trúc của diệp lục, thiếu diệp lục nên lá bị vàng
C. Cơ thể thiếu Mg khiến nguyên tố này phải di chuyển từ lá xuống nuôi thân và rễ nên lá mất màu xanh
D. Mg tham gia vai trò cấu trúc enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp diệp lục nên thiếu Mg diệp lục không được tổng hợp, lá có màu vàng
-
Câu 25:
Ở người, cơ chế gây bệnh di truyền phân tử:
A. Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng/giảm/ lượng protein tạo ra hoặc chức năng protein do alen đột biến mã hóa bị biến đổi dẫn đến bệnh di truyền
B. Đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng đến protein mà nó mang gen mã hóa như protein không được tạo ra, protein mất chức năng hoặc chức năng bất thường
C. Đột biến thay thế cặp nucleotide trên một alen bình thường tạo ra một codon mới có tính thoái hóa mã di truyền so với codon cũ, điều này dẫn đến sự biểu hiện bất thường và gây ra bệnh di truyền phân tử
D. Các alen gây bệnh di truyền phân tử được truyền từ bố mẹ sang đời con và dẫn đến hiện tượng con mang bệnh di truyền
-
Câu 26:
Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng giúp chúng ta:
A. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất
B. Xác định được sự tác động của các gen di truyền liên kết giới tính cũng như vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của gen nhân
C. Thấy sự khác nhau khi các locus nằm trên NST thường tương tác với nhau để cùng tạo ra kiểu hình
D. Thấy sự biểu hiện khác nhau của các locus nằm trên các NST thường khác nhau
-
Câu 27:
Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là gì?
A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi locus biến đổi theo một hướng xác định
B. Quy định chiều hướng, nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa
C. Làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn
D. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của các cá thể mang nhiều đặc điểm thích nghi với các điều kiện của môi trường
-
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên KHÔNG chính xác?
A. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi
B. Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi locus biến đổi theo một hướng xác định
C. Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng locus riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động lên từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động lên cả quần thể
D. Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể
-
Câu 29:
Nguyên nhân nào sau đây cho thấy hô hấp ở chim là hình thức hô hấp có hiệu quả cao nhất ở các loài động vật có xương sống trên cạn?
A. Ở chim hô hấp bằng hệ thống túi khí phân tán khắp cơ thể thay vì hô hấp bằng phổi giống như các loài động vật có xương sống trên cạn khác
B. Quá trình hô hấp ở chim được thực hiện bởi sự trao đổi khí giữa máu và số lượng lớn các phế nang trong phổi nên hiệu quả trao đổi khí cao
C. Hô hấp ở chim có sự phối hợp giữa phổi và các túi khí nên dòng khí đi theo một chiều, không có khí cặn, đồng thời dòng khí và dòng máu trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao
D. Các túi khí của chim dự trữ một lượng khí lớn nên chim có thể lấy oxy trong khí ở túi một cách triệt để mà không làm thất thoát oxy ra ngoài
-
Câu 30:
Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài mới là KHÔNG chính xác?
A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra trong mọt khoảng thời gian ngắn
B. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại, phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái, vượt qua chọn lọc tự nhiên theo thời gian
C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì cơ chế cách ly sinh sản giữa hai loài phức tạp và việc đa bội hóa ít khi thành công
D. Hình thành loài dưới tác động của cách ly địa lý và cách ly sinh thái luôn diễn ra độc lập với nhau dẫn tới cơ chế hình thành loài cùng khu và khác khu
-
Câu 31:
Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác?
A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng
B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
C. Vì trồng ngô nên các chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất vô cơ và bị rửa trôi
D. Khi phá rừng, các khoáng chất không còn được bao phủ bởi thảm thực vật như cũ nên chúng bốc hởi vào không khí và bay đi nơi khác
-
Câu 32:
Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định nhưng diễn thế sinh thái vẫn có thể xảy ra, trong số các nguyên nhân chỉ ra dưới đây:
(1). Số loài tăng, quan hệ sinh học trở nên căng thẳng và sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến quần xã biến đổi.
(2). Nhóm loài ưu thế phát triển làm môi trường biến đổi mạnh và gây ra diễn thế.
(3). Nhóm loài ưu thế bị suy thoái các loài thứ yếu có thể phát triển thành loài chủ yếu, quần xã biến đổi.
(4). Lượng quang năng cung cấp cho khu hệ sinh thái bị thay đổi một cách đột ngột dẫn đến diễn thế sinh thái.
Số nguyên nhân giải thích đúng hiện tượng:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 33:
Trong quá trình biến thái của sâu bướm, tại sao cần thiết phải có giai đoạn hóa nhộng?
A. Ở giai đoạn hóa nhộng, cá thể sâu tiêu hóa nốt các phần thức ăn mà sâu non ăn vào để chuẩn bị cho giai đoạn lột xác
B. Giai đoạn hóa nhộng cần thiết để cá thể sâu hình thành hệ tiêu hóa phục vụ cho mục đích tiêu hóa các thức ăn mà sâu non ăn vào ở giai đoạn trước đó
C. Giai đoạn này thực hiện quá trình điều hòa biểu hiện gen, biệt hóa các cơ quan mới và hoàn chỉnh các cơ quan phục vụ cho một giai đoạn sống mới với các đặc điểm sinh lí mới
D. Là giai đoạn chuyển hóa các chất dự trữ trong cơ thể sâu non làm tăng trưởng kích thước các hệ cơ quan có trong cơ thể sâu non và chuyển thành sâu trưởng thành
-
Câu 34:
Một đoạn phân tử ADN dài 0,306µm có tỷ lệ A = 3/7G bị đột biến khiến tỷ lệ A/G thay đổi đạt giá trị bằng 42,18% nhưng không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN này. Đoạn ADN bị đột biến có số liên kết hydro là:
A. 2431
B. 2433
C. 2435
D. 2437
-
Câu 35:
Tiến hành phép lai giữa hai cơ thể dị hợp về 2 cặp gen trội hoàn toàn AaBb, trong quá trình phát sinh giao tử đực, ở một số tế bào có hiện tượng không phân ly cặp NST chứa alen B và b trong giảm phân I, các tế bào khác bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Về mặt lý thuyết, kết quả của quá trình này tạo ra bao nhiêu loại hợp tử khác nhau?
A. 14
B. 24
C. 21
D. 32
-
Câu 36:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, trong số các kết luận sau đây:
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Kết quả của phép lai bất kỳ chỉ có thể xuất hiện đời con có một trong các tỷ lệ: 3:1 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1 hoặc 100%.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Cần sử dụng phép lai phân tích mới có thể xác định kiểu gen của các cá thể ở F2. Số kết luận chính xác là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 37:
Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, khoảng cách di truyền giữa 2 locus đủ nhỏ để không dẫn đến hiện tượng trao đổi chéo. Giao phấn cây thuần chủng tương phản về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong số các kết luận sau đây:
(1). Có 10 loại kiểu gen.
(2). Có 2 phép lai ở P thỏa mãn mô tả.
(3). Có tối đa 3 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình xuất hiện ở F2
(4). Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen được tạo ra ở F2
Số kết luận đúng về phép lai là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 38:
Ở người, gen A quy định kiểu hình da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng, cặp alen này nằm trên 1 cặp NST thường. Alen M quy định kiểu hình mắt bình thường, trội hoàn toàn so với alen m quy định mù màu đỏ lục. Locus chi phối khả năng nhìn màu đỏ lục nằm trên NST X ở vùng không tương đồng XY. Người bố bạch tạng và khả năng nhìn bình thường kết hôn với người mẹ có kiểu hình bình thường ở hai tính trạng sinh được người con trai vừa mù màu, vừa bạch tạng. Cho rằng không xuất hiện đột biến mới, xác suất cặp vợ chồng này sinh thêm được hai con đều bình thường về cả hai tính trạng là:
A. 9/64
B. 3/64
C. 3/32
D. 3/16
-
Câu 39:
Ở ruồi giấm, hai tế bào phát sinh giao tử có kiểu gen AaBb XDeXdE tiến hành quá trình giảm phân bình thường nhưng có hoán vị gen ở 1 trong hai tế bào. Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là:
A. 2
B. 4
C. 6
D. 16
-
Câu 40:
Nghiên cứu sự di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát có dạng 0,3aaBB: 0,6AaBb: 0,1AaBB. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các giao tử, hợp tử đều có sức sống và phát triển bình thường. Trong số các nhận định dưới đây về thế hệ F1:
(1). Chỉ có thể xuất hiện tối đa 9 loại kiểu gen ở F1.
(2). 50% số cá thể ở đời F1 khi tự thụ phấn không có hiện tượng phân ly kiểu hình ở đời con.
(3). Không xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử 2 locus ở đời con.
(4). Tỷ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus xuất hiện với tỷ lệ 3,75%.
Số nhận định chính xác là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4