Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học
Trường THPT Trần Văn Hoài
-
Câu 1:
Gen được cấu trúc từ loại đơn phân nào?
A. Glucôzơ.
B. Axit amin.
C. mARN.
D. Nuclêôtit.
-
Câu 2:
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn
-
Câu 3:
Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì sao?
A. Các tế bào thực vật có nhân lớn hơn
B. Các gen ở thực vật không chứa intron
C. Có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật
D. Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh
-
Câu 4:
Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng
A. 2550\(\mu m\)
B. 0,255\(\mu m\)
C. 0,51\(\mu m\)
D. 5100\(\mu m\)
-
Câu 5:
Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện
A. Biến động nhiều năm
B. Biến động theo mùa
C. Biến động tuần trăng
D. Biến động không theo chu kì
-
Câu 6:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên
-
Câu 7:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận
C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
-
Câu 8:
Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?
A. Prôtêin và cacbohiđrat
B. Prôtêin và lipit
C. Cacbohyđrat và lipit
D. Prôtêin và axit nuclêic
-
Câu 9:
Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính có lẽ
A. Kích thước quần thể đã bị giảm mạnh
B. Môi trường thay đổi chống lại alen a
C. Đột biến gen A thành gen a
D. Có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nơi khá
-
Câu 10:
Những căn cứ nào sau đây được sử dụng để lập bản đồ gen?
1. Đột biến lệch bội. 4. Đột biến chuyển đoạn NST.
2. Đột biến đảo đoạn NST. 5. Đột biến mất đoạn NST.
3. Tần số HVG
A. 3, 4, 5
B. 2, 3, 5
C. 1, 3, 4
D. 1, 2, 3
-
Câu 11:
Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản
B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản
C. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản
D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản
-
Câu 12:
Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó
A. Có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2
B. Có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2
C. Có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1
D. Có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1
-
Câu 13:
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
B. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính
C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen
D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
-
Câu 14:
Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính
A. 110 A0
B. 300 nm
C. 300 A0
D. 11nm
-
Câu 15:
Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con cá sống trong một cái hồ
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ
C. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê
D. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa
-
Câu 16:
Sự phát triển của sâu bọ bay trong kỉ Giura tạo điều kiện cho
A. Sự phát triển ưu thế của bò sát khổng lồ
B. Sự chuyển từ lưỡng cư thành các bò sát đầu tiên
C. Sự tuyệt diệt của quyết thực vật
D. Cây hạt trần phát triển mạnh
-
Câu 17:
Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 12%/ năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu?
A. 11200
B. 10000
C. 12000
D. 11220
-
Câu 18:
Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen phân ly độc lập sẽ cho số kiểu hình là:
A. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 9
B. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 9 hoặc 10
C. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 9 hoặc 10
D. 9 hoặc 10
-
Câu 19:
Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan thoái hoá
A. Nhụy trong hoa đực của cây ngô
B. Gai cây hoa hồng
C. Ngà voi
D. Gai của cây hoàng liên
-
Câu 20:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là do đâu?
A. Gen trên nhiễm sắc thể của mẹ nhiều hơn của bố
B. Trứng to hơn tinh trùng
C. Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng
D. Tinh trùng của bố không có gen ngoài nhân
-
Câu 21:
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng nào?
A. Đường cong chữ J
B. Đường cong chữ S
C. Giảm dần đều
D. Tăng dần đều
-
Câu 22:
Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A. Ếch nhái ven hồ
B. Ba ba ven sông
C. Khuẩn lam trong hồ
D. Rái cá trong hồ
-
Câu 23:
Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới được xem là 2 loài?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 24:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người
(2) Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt
(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen
(6) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
(7) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua
Các thành tựu được tạo ra từ ứng dụng của công nghệ tế bào là:
A. (1), (3), (6)
B. (1), (2), (4), (6), (7)
C. (5), (7)
D. (3), (4), (5)
-
Câu 25:
Những tế bào nào dưới đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng
A. Giao tử bất thường dạng n – 1
B. Các tế bào sinh tinh, sinh trứng ở giai đoạn sinh trưởng
C. Tế bào bình thường lưỡng bội
D. Giao tử bất thường dạng n + 1
-
Câu 26:
Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là gì?
A. Tích lũy hoặc đào thải tùy điều kiện môi trường
B. Tích lũy và đào thải ngang bằng nhau
C. Đào thải các biến dị bất lợi
D. Tích lũy các biến dị có lợi
-
Câu 27:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là gì?
A. Phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài
B. Hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài
C. Tận dụng nguồn sống thuận lợi
D. Giảm cạnh tranh cùng loài
-
Câu 28:
Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là gì?
A. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
B. Biết biểu lộ tình cảm vui,buồn, giận dữ ...
C. Dáng đi thẳng
D. Bộ não phát triễn hoàn thiện
-
Câu 29:
Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là gì?
A. Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi
B. Nhân tố gây biến đổi kiểu gen
C. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong nội bộ loài
D. Tạo điều kiện hình thành đặc điểm thích nghi
-
Câu 30:
Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
A. Tỉ lệ tử của quần thể
B. Nguồn sống của quần thể
C. Sức chứa của môi trường
D. Tỉ lệ sinh của quần thể
-
Câu 31:
Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là gì?
A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào
B. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đồng hợp
C. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định
D. Di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao; alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao dị hợp tự thụ phấn thu được F1 có 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. Trong số các cây F1 lấy 4 cây thân cao, xác suất để 4 cây này chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng hợp là bao nhiêu?
A. 1/81
B. 8/81
C. 27/81
D. 32/81
-
Câu 33:
Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen, ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 16 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là:
A. 16%
B. 30%
C. 15%
D. 32%
-
Câu 34:
Cho 3000 tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Rq/rQ. Nếu tần số hoán vị gen của loài bằng 20% thì số tế bào tham gia giảm phân không xảy ra hoán vị trong số tế bào nói trên là:
A. 900
B. 1800
C. 600
D. 1200
-
Câu 35:
Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 A0. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là:
A. A= T = 30240 ; G = X = 45360
B. A = T = 14880 ; G = X = 22320
C. A = T = 29760 ; G = X = 44640
D. A = T = 16380 ; G = X = 13860
-
Câu 36:
Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp chiếm 0,95?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 37:
Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của 2 gen A và B theo sơ đồ
Gen a và b không tạo được enzim, 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho cây AaBb tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là:
A. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng
B. 9 đỏ : 3 trắng : 4 vàng
C. 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng
D. 12 đỏ: 3 vàng : 1 trắng
-
Câu 38:
Trong một lứa đẻ khi bay giao hoan, ong con được tạo thành có 4 loại kiểu gen: AaBb, Aabb, aaBb, aabb. Kiểu gen của ong chúa và ong đực là:
A. AaBb x ab
B. AaBb x aabb
C. AABB x aabb
D. AaBb x AaBb
-
Câu 39:
Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là:
A. 195
B. 65
C. 130
D. 260
-
Câu 40:
Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:
A. 27
B. 9
C. 61
D. 24