Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học
Trường THPT Bình Đông
-
Câu 1:
Tìm số phát biểu đúng:
(1) Loài muỗi được tạo ra nhờ đột biến đảo đoạn
(2) Đột biến lặp đoạn tạo gen mới trong tiến hoá
(3) Chuyển đoạn làm cho các gen alen trên cùng một NST
(4) Đột biến mất đoạn làm mất cân bằng trong hệ gen
(5) Đảo đoạn giữ vững mức độ hoạt động của gen
(6) Đảo đoạn làm mất cân bằng trong hệ gen
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 2:
Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là gì?
A. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường
B. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản
-
Câu 3:
Loài lúa mì Triticum dicoccum có bộ Nhiễm sắc thể là bao nhiêu?
A. 24
B. 36
C. 28
D. 42
-
Câu 4:
Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1) đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là
(1) 21 NST. (2) 18NST (3) 9 NST. (4) 15 NST. (5) 42 NST. (6) 54 NST.
Số đáp áp đúng cho thể đột biến đa bội lẻ là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 5:
Đem tự thụ phấn giữa F1 dị hợp ba cặp gen, kiểu hình ngô hạt đỏ, quả dài với nhau, thu được kết quả F2 như sau: 11478 cây ngô hạt đỏ, quả dài; 1219 cây ngô hạt vàng, quả ngắn; 1216 cây ngô hạt trắng, quả dài; 3823 cây ngô hạt đỏ, quả ngắn; 2601 cây ngô hạt vàng, quả dài; 51 cây ngô hạt trắng, quả ngắn. A-B-, A-bb: hạt đỏ; aaB-: hạt vàng; aabb: hạt trắng. D: quả dài; d: quả ngắn.
Tìm số đáp án đúng
1. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng, xảy ra tương tác gen liên kết hoàn toàn
2. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 1 cặp NST tương đồng
3. Kiểu gen của F1 Aa Bd/bD × AaBd/bD
4. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số là 20%
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 6:
Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại có thể là do đâu?A. Chưa đủ thời gian tiến hóa để các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ chúng
B. Vì chúng ít có hại nên CLTN không cần phải loại bỏ
C. Chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng
D. Có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ
-
Câu 7:
Biến dị di truyền trong chọn giống là gì?
A. Biến dị tổ hợp
B. Biến dị đột biến
C. ADN tái tổ hợp
D. Cả A, B và C
-
Câu 8:
Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA: 0,2Aa:
0,7aa; ở giới đực là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau bốn thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F4
1. Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.
2. Có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
3. Đạt trạng thái cân bằng di truyền.
4. Có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 32%.
5. Tần số tương đối của alen A=0.4, tần số tương đối của alen a =0,6
Số đáp án đúng:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 9:
Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác
A. Cấy truyền phôi
B. Dung hợp tế bào trần
C. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật
D. Nuôi cấy hạt phấn
-
Câu 10:
Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về hai lôcut trên là:
A. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình
B. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
C. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình
D. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình
-
Câu 11:
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
B. Số lượng các cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng
C. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
D. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
-
Câu 12:
Đột biến gen làm mất đi 1 axít amin thứ tư trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh tương ứng là do đột biến làm
A. mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong gen
B. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen
C. mất 3 cặp nuclêôtit bất kỳ trong gen
D. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13, 14, 15 trong gen
-
Câu 13:
Tế bào ban đầu có ba cặp NST tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li. Có thể gặp các tế bào con có thành phần NST là?
A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAabDd và aBBbDd
B. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBbDd và abDd
C. AaabbbDd và abDd hoặc AaabDd và aBBbDd
D. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd
-
Câu 14:
Xác định tỉ lệ loại giao tử bình thường BBb được sinh ra từ các cây đa bội có kiểu gen BBbbbb
A. 3/20
B. 9/20
C. 3/5
D. 1/5
-
Câu 15:
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây góp phần tạo nên loài mới?
A. Đột biến chuyển đoạn
B. Đột biến đảo đoạn
C. Đột biến lặp đoạn, đột biến đảo đoạn
D. Đột biến chuyển đoạn, đột biến đảo đoạn
-
Câu 16:
Có 400 tế bào có kiểu gen AB/ab tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 50 tế bào có diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen số tế bào còn lại thì không. Số lượng loại giao tử không tái tổ hợp AB theo lí thuyết là bao nhiêu?
A. 750
B. 700
C. 1400
D. 1500
-
Câu 17:
Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng
B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ
C. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng
-
Câu 18:
Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li cơ học
B. Cách li sinh thái
C. Cách li tập tính
D. Cách li không gian
-
Câu 19:
Các cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan tương đồng với nhau?
A. Tay người và cánh chim
B. Gai hoa hồng và gai xương rồng
C. Chân vịt và cánh gà
D. Vây cá voi và vây cá chép
-
Câu 20:
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}\)Dd × ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}\)Dd thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1?
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%. (4) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 36%.
(5) Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Xét phép lai \(\frac{{BD}}{{bd}}\)XA Xa x \(\frac{{Bd}}{{bD}}\)X a Y , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình
B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình
C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình
D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình
-
Câu 22:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh là mêtiônin.
(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất. (6) Có 61 bộ ba tham gia mã hoá axitamin
(7) Trên phân tử mARN có vị trí đặc hiệu để riboxom nhận biết bám vào tham gia dịch mã
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 23:
Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến hình thành nên giống lúa mới này nhiều khả năng là đột biến
A. Lặp đoạn
B. Chuyển đoạn
C. Mất đoạn
D. Đảo đoạn
-
Câu 24:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
(4) Ở vi khuẩn, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều đơn vị nhân đôi (nhiều đơn vị tái bản).
(5) Trong quá trình phiên mã,chỉ có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X.
(6) Trong dịch mã xảy ra nguyên tắc bổ sung trên tất cả các nucleotit trên mARN
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 25:
Cho các thành phần sau
Gen; 2. mARN; 3. Axitamin; 4. tARN; 5. Ribôxôm; 6. enzim.
Có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlypeptit?
A. 6
B. 5
C. 3
D. 1
-
Câu 26:
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi như thế nào?
A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I
D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
-
Câu 27:
Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
2. Thay thế nhân tế bào
3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
Phương án đúng là:
A. 1,3,5
B. 1,2,3
C. 3,4,5
D. 2,4,5
-
Câu 28:
Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến có vai trò cung cấp yếu tố nào?
A. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
B. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên
C. Các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng của di truyền quần thể
D. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp
-
Câu 29:
Trong quần thể của một loài động vật có vú, xét một gen có hai alen: A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 7 kiểu gen về gen này. Cho con đực lông đen thuần chủng giao phối với con cái lông trắng, thu được F1. Cho các cá thể F1 ngẫu phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ là:
A. 50% con đực lông đen : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng
B. 50% con cái lông đen : 25% con đực lông đen : 25% con đực lông trắng
C. 25% con đực lông đen : 25% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng
D. 75% con đực lông đen : 25% con cái lông trắng
-
Câu 30:
Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)?
A. tARN
B. rARN
C. mARN
D. Tất cả các loại ARN
-
Câu 31:
Một loài có bộ NST 2n=14. Hãy cho biết số lượng NST ở thể một nhiễm là:
A. 12
B. 15
C. 13
D. 16
-
Câu 32:
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ về
1. Chiều tổng hợp
2. Các enzim tham gia
3. Thành phần tham gia
4. Số lượng các đơn vị nhân đôi
5. Nguyên tắc nhân đôi
Các phương án đúng là:
A. 1,2
B. 2,3
C. 2,4
D. 1,5
-
Câu 33:
Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng: 241 hạt vàng: 80 hạt đỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 đồng hợp tử về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là:
A. 3/16
B. 1/8
C. 1/6
D. 3/8
-
Câu 34:
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị giữa A và B là 20%. Ở phép lai: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}Y\), theo lí thuyết thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 75%
B. 25%
C. 56,25%
D. 3,75%
-
Câu 35:
Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại aa
B. Với 3 loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại bộ ba mã hóa aa
C. Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền
D. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin
-
Câu 36:
Phương pháp lai và phân tích con lai của Menden gồm các bước sau :
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết khoa học
2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi một hay nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3
3. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình
Trình tự các bước đúng:
A. 3 -> 2 ->1 ->4
B. 3 ->2 ->4 ->1
C. 3 ->4 ->1 ->2
D. 3 ->4 ->1 ->2
-
Câu 37:
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
1. Bộ ba đối mã của phức hợp met-tARN gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN
2. Tiểu vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh
3. Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu
4. Codon thứ nhất trên mARN gắn bổ sung với anticodon với phức hệ aa1-tARN
5. Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5’-3’
6. Hình thành liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa 1
Trình tự đúng:
A. 3-1-2-4-6-5
B. 5-2-1-4-6-3
C. 1-3-2-4-6-5
D. 2-1-3-4-6-5
-
Câu 38:
Cho các sự kiện diễn ra trong phiên mã
1. ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu
2. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’-5’
3. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’-5’
4. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã
Trình tự đúng khi nói về quá trình phiên mã là:
A. 1-2-3-4
B. 2-1-3-4
C. 2-3-1-4
D. 1-3-2-4
-
Câu 39:
Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, trong đó mỗi cặp NST đều có cấu trúc khác nhau. Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm thì số giao tử được tạo ra là:
A. 26 loại
B. 27 loại
C. 25 loại
D. 210 loại
-
Câu 40:
Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên 1 NST?
A. Lặp đoạn NST
B. Mất đoạn NST
C. Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau
D. Đảo đoạn NST