Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Yên Phong 1 - Bắc Ninh
-
Câu 1:
Sáng nay chị L đã chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chị L đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. tuân thủ pháp luật.
B. phổ biến pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 2:
Cho rằng D có bình luận xúc phạm mình trên facebook, M là sinh viên trường đại học K đã chặn đường và dùng dao nhọn đâm D bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm gì?
A. kỉ luật.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. hành chính.
-
Câu 3:
Cùng với xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội, nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội còn đề cập đến vấn đề nào dưới đây?
A. Văn hóa.
B. Dân số.
C. Gia đình.
D. Lễ hội.
-
Câu 4:
Bình thường khi tỉnh táo thì ông B ít nói, chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con nhưng mỗi khi uống rượu say ông lại mắng chửi, đánh đuổi vợ con chạy khắp xóm. Trong trường hợp này, ông B đã vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nào?
A. giữa cha mẹ và con.
B. tình cảm giữa vợ và chồng.
C. thân thiết giữa vợ và chồng.
D. nhân thân giữa vợ và chồng.
-
Câu 5:
Trong khi xây tường rào, gia đình bà K đã lấn sang đất của gia đình cô M hơn 1 mét vuông đất. Vậy gia đình bà K đã vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hình sự.
D. Vi phạm hành chính.
-
Câu 6:
Công ty sản xuất nước nước giải khát X đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo N đăng tin không đúng sự thật rằng nước giải khát của công ty X có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty X đã đề nghị báo N cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
D. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
-
Câu 7:
Năm nay X 18 tuổi, còn S chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một lần X và S đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị V vừa đi vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng. X nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng, bèn rủ S cùng tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị V để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị V đã tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị V không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh N, làm cả 2 bất tỉnh và bị thương rất nặng. X và S thấy vậy liền phóng xe bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. X và S.
B. X, S và chị V.
C. Chị V.
D. Chị V và anh N.
-
Câu 8:
Sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là gì?
A. quá trình sản xuất.
B. sản xuất kinh tế.
C. thỏa mãn nhu cầu.
D. sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 9:
Học sinh N và học sinh P bị Hội đồng kỉ luật nhà trường ra quyết định kỉ luật, cảnh cáo toàn trường vì đã đánh nhau ngay trong giờ ra chơi. Trong trường hợp này N và P đã phải chịu trách nhiệm gì?
A. dân sự.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. kỉ luật.
-
Câu 10:
Tự mình đi bầu, viết phiếu và bỏ phiếu thể hiện nguyên tắc nào của bầu cử?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông.
-
Câu 11:
Sau khi bị mất 30 lượng vàng, ông N đã khẩn cấp trình báo với Công an phường K. Trong đơn trình báo, ông N khẳng định bà V là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông N, Công an phường K đã ngay lập tức bắt bà V. Việc làm của Công an phường K đã vi phạm quyền nào của bà V?
A. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
B. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
-
Câu 12:
Công dân đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do góp ý.
B. Quản lí cộng đồng.
C. Tự do thảo luận.
D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 13:
Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các .......
A. dân tộc.
B. công dân.
C. vùng miền.
D. giới tính.
-
Câu 14:
Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động là biểu hiện cụ thể của bình đẳng trong nội dung nào?
A. sử dụng lao động.
B. thực hiện quyền lao động.
C. thuê khoán lao động.
D. giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 15:
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh H đã lên đường nhập ngũ và hiện đang đóng quân tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong trường hợp này, anh H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 16:
Năm nay tuy đã 75 tuổi nhưng ông S vẫn còn thích học. Ông đăng kí lớp học về nghệ thuật khiêu vũ. Các con cháu của ông ra sức can ngăn với nhiều lí do. Lí do nào dưới đây là trái với quy định của pháp luật?
A. Không còn quyền học tập nữa.
B. Tuổi đã cao.
C. Học chẳng để làm gì.
D. Không còn khả năng học tập.
-
Câu 17:
Tòa án nhân dân huyện M ra quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa ông M và bà N. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. áp dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 18:
Ông A may một cái áo hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy ông A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 4 giờ
B. 3 giờ
C. 6 giờ
D. 5 giờ
-
Câu 19:
Trường hợp nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ kể tháng, kể ngày”.
B. “Đói lòng ăn hột chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”.
C. “Một mẹ nuôi nổi mười con/ Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa”.
D. “Cha mẹ còn sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi”.
-
Câu 20:
Mọi công dân Việt Nam khi có điều kiện nào dưới đây là có thể tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 18 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
C. Từ đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
D. Mọi công dân Việt Nam.
-
Câu 21:
Trong kỳ thi đại học vừa qua, M đã đỗ cả hai trường đại học nhưng chỉ muốn học một trường. Việc lựa chọn trường nào của M dựa vào quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 22:
Khi thực hiện công việc thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước, công dân đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Khiếu nại và tố cáo.
B. Tự do ngôn luận.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây thể hiện không bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng anh N quyết định không sinh thêm con thứ ba.
B. Anh A luôn động viên, tạo điều kiện để vợ học thêm bằng đại học thứ hai.
C. Chị G luôn yêu thương, tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín cho chồng.
D. Anh X quyết định chuyển cả nhà về sống ở quê dù vợ, con phản đối.
-
Câu 24:
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là gì?
A. là hành vi trái pháp luật.
B. là hành vi trái pháp luật; do người đủ tuổi quy định thực hiện; người vi phạm phải có lỗi.
C. là hành vi trái pháp luật; do người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện; người vi phạm phải có lỗi.
D. người vi phạm phải có lỗi làm trái pháp luật.
-
Câu 25:
Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở nội dung nào?
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính truyền thống.
D. tính cơ bản.
-
Câu 26:
Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là gì?
A. thi hành pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 27:
Để có tiền tiêu sài, bố H bắt H (13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quán karaoke Q. Vì khá là cao ráo và xinh đẹp nên H thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần H đã bị K ép sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố H đã thuê N đến đập phá nhà K và tung tin quán Q chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Bạn H.
B. Chủ quán Q và K.
C. H và bố H.
D. Chủ quán Q, bố H.
-
Câu 28:
Khi công dân có cùng độ tuổi, vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí .........
A. như nhau.
B. bằng nhau.
C. có thể khác nhau.
D. ngang nhau.
-
Câu 29:
Ông X là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông X cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu cho mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông X đã vi phạm nguyên tắc nào của bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
-
Câu 30:
Khi đi chơi đêm về, N và K phát hiện một nhóm thanh niên đang cắt trộm đường dây cáp đồng dưới lòng đất, N ở lại trông chừng còn K nhanh chóng đi báo với công an địa phương. Trong trường hợp này N và K đã thực hiện quyền gì của công dân?
A. Bầu cử và ứng cử.
B. Tố cáo.
C. Khiếu nại.
D. Quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 31:
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể để phục vụ cho lợi ích cá nhân được gọi là hành vi gì?
A. tham nhũng.
B. làm thất thoát ngân sách.
C. ăn hối lộ.
D. quan liêu, ăn hối lộ.
-
Câu 32:
Trong kì nghỉ tết nguyên đán, H đã rủ K, N, A cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền. Biết được tin này, em trai của H là M cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, A đã chơi gian lận nhưng bị M biết được nói cho H. Tức tối 2 anh em H và M lao vào đánh A làm A bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh H, K, N, A.
B. Anh H, A.
C. Anh em H và M.
D. Anh A, H và M.
-
Câu 33:
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
C. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra.
D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
-
Câu 34:
Bà K dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em L đang chơi gần đó lấy trộm. Bà K đã chửi bới và rủ chị N xông vào nhà em L để lục soát nên bị chị Q - mẹ em K túm tóc và bị bố em L là anh M lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Bà K, chị Q, anh M, chị N.
B. Chị Q, anh M, em L.
C. Anh M, chị N.
D. Bà K, chị N.
-
Câu 35:
Theo quy định của pháp luật nước ta, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm .............
A. an toàn và bí mật.
B. an toàn và công khai.
C. an toàn sau khi đã được kiểm duyệt.
D. an toàn trong quá trình vận chuyển.
-
Câu 36:
Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 15 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 37:
Bức xúc về việc anh M tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị L vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ bà T mẹ anh M gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị L nhận quyết định li hôn, ông K bố chị đến nhà bà T gây rối nên bị chị N con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh M, chị L và ông K.
B. Chị L, bà T, ông K và chị N.
C. Anh M, chị L, bà T và ông K.
D. Anh M, chị L và bà T.
-
Câu 38:
Việc khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người khi nào?
A. bị nghi ngờ là kẻ xấu đang ở đó.
B. bị truy nã đã từng ở đó.
C. phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
D. nhiều người đang tụ tập ở đó.
-
Câu 39:
Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào?
A. Cung - cầu, giá cả, tiền tệ.
B. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị.
C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
D. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị.
-
Câu 40:
Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
B. nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.
C. khả năng, hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người.
D. quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.