Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Yên Khánh
-
Câu 1:
Lỗi thể hiện gì của người biết hành vi của mình là sai, là trái pháp luật?
A. Trạng thái
B. Tinh thần
C. Thái độ
D. Cảm xúc
-
Câu 2:
Cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là dựa trên chế độ sở hữu nào sau đây?
A. Tư hữu.
B. Tư nhân.
C. Công hữu và tư hữu.
D. Công hữu.
-
Câu 3:
Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào dưới đây?
A. Tự bầu cử.
B. Được chỉ định.
C. Được giới thiệu.
D. Được đề cử.
-
Câu 4:
Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.
B. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 5:
Pháp luật mang bản chất xã hội vì sao?
A. pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. pháp luật do Nhà nước ban hành.
C. pháp luật luôn tồn tại trong mọi xã hội.
D. pháp luật phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
-
Câu 6:
Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
A. Pháp luật
B. Giáo dục
C. Thuyết phục.
D. Tuyên truyền.
-
Câu 7:
Hoàn thành phát biểu sau: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng ...........
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm
D. đối với người sản xuất kinh doanh.
-
Câu 8:
Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.
-
Câu 9:
Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất dân tộc.
-
Câu 10:
Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất hiện đại.
-
Câu 11:
Lan là học sinh trung học phổ thông, em thường xuyên viết và gửi bài cho báo Hoa Học Trò. Lan đang thực hiện quyền gì?
A. quyền phê bình văn học.
B. quyền học tập.
C. quyền được phát triển.
D. quyền sáng tạo.
-
Câu 12:
Hoàn thành phát biểu sau: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ giữa ..........
A. Nhà nước và công dân.
B. Công dân với công dân.
C. Nhà nước và xã hội.
D. Xã hội với công dân.
-
Câu 13:
Khi phát hiện và có căn cứ để chứng minh một cán bộ xã có hành vi tham nhũng, người dân có thể sử dụng quyền nào trong số các quyền sau đây?
A. Quyền bãi nhiệm chức vụ.
B. Quyền truy tố trách nhiệm hình sự.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
-
Câu 14:
Hiến pháp nước ta quy định người có quyền ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là bao nhiêu?
A. công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. công dân từ đủ 19 tuổi trở lên.
C. công dân từ đủ 21 tuổi trở lên.
D. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 15:
Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề?
A. Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
B. Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
C. Chính trị, kinh tế, văn hóa - y tế, giáo dục của đất nước.
D. Chính trị, văn hóa, xã hội, y tế của đất nước.
-
Câu 16:
Anh A bất ngờ bị Giám đốc xí nghiệp cho nghỉ việc với lý do không thỏa đáng. Trong trường hợp này anh A cần sử dụng quyền nào để bảo vệ mình?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền bãi nại.
D. Quyền ứng cử.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Anh D viết lên Facebook phê phán chính sách kinh tế của Nhà nước.
B. Chị A phát biểu ý kiến nhằm xây dựng tại cuộc họp của thôn.
C. Chị C bày tỏ ý kiến đóng góp nâng cao an sinh xã hội với đại biểu Quốc hội tỉnh nhà.
D. Anh B viết bài đăng báo đóng góp ý kiến về bảo vệ môi trường.
-
Câu 18:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế gì?
A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh
D. trực tiếp, thẳng thắn, thực tế, công bằng.
-
Câu 19:
Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác tùy theo mức độ vi phạm có thể xử phạt như thế nào?
A. vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính.
C. dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính.
D. vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự.
-
Câu 20:
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là gì?
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm đạo đức.
D. trái pháp luật.
-
Câu 21:
Hoàn thành phát biểu sau: Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người ...........
A. tôn trọng.
B. không thể xâm phạm.
C. có thể xâm phạm.
D. bảo vệ.
-
Câu 22:
Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo?
A. Chế tạo ra máy giặt.
B. Học nghề sữa chữa điện tử.
C. Tham gia cuộc thi “ sáng tạo robocon ”.
D. Viết bài đăng báo.
-
Câu 23:
Hoàn thành phát biểu sau: Học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện quyền sáng tạo của mình bằng việc .........
A. tham gia bảo hiểm y tế.
B. tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.
C. tham gia các hoạt động tình nguyện.
D. tham gia đội tuyển học sinh giỏi.
-
Câu 24:
Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền tác giả.
D. Quyền học tập.
-
Câu 25:
Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học bất cứ trường nào mình muốn.
B. Công dân đều có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Công dân đều có quyền học từ thấp đến cao.
D. Công dân có thể học thường xuyên, học suốt đời.
-
Câu 26:
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện như thế nào?
A. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. bằng cách được giới thiệu ứng cử.
C. tự ứng cử và vận động tranh cử.
D. bằng cách tự ứng cử.
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
B. Quyền phát triển cá nhân.
C. Quyền tác giả.
D. Quyền sở hữu công nghiệp.
-
Câu 28:
Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào ...........
A. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.
B. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.
C. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.
D. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
-
Câu 29:
Hoàn thành phát biểu sau: Thông qua quyền bầu cử và quyền ứng cử, ở từng địa phương và phạm vi cả nước, nhân dân thực thi hình thức dân chủ .........
A. trực tiếp.
B. rộng rãi.
C. nhân dân.
D. gián tiếp.
-
Câu 30:
Công dân được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là biểu hiện công dân được phát triển về .........
A. đời sống chính trị.
B. đời sống vật chất.
C. đời sống văn hóa.
D. đời sống tinh thần.
-
Câu 31:
Mục đích của tố cáo là gì?
A. bảo vệ quyền tự do của công dân đã bị xâm hại.
B. khôi phục danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
-
Câu 32:
Hoàn thành phát biểu sau: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền ..........
A. bí mật tự do tuyệt đối của công dân.
B. bí mật đời tư của công dân.
C. bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 33:
Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật?
A. Trực tiếp viết phiếu bầu và đi bỏ phiếu.
B. Trực tiếp viết phiếu bầu và gửi qua đường bưu điện.
C. An cầm phiếu của gia đình đi bỏ phiếu.
D. Không trực tiếp viết phiếu bầu nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.
-
Câu 34:
Theo quy định của pháp luật, ai là người có quyền khiếu nại?
A. Cán bộ, công chức Nhà nước.
B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Bất cứ cá nhân nào trong xã hội.
D. Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
-
Câu 35:
Hoàn thành phát biểu sau: Hiến pháp nước ta quy định độ tuổi bầu cử của công dân là .............
A. từ đủ 17 tuổi trở lên.
B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên.
D. công dân từ đủ 21 tuổi trở lên.
-
Câu 36:
Hoàn thành phát biểu sau: Quyền bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực ..........
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. giáo dục.
-
Câu 37:
Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 38:
Vì bị sốt nên sau khi lựa chọn kĩ danh sách ứng cử viên, anh K đã nhờ đồng nghiệp bỏ hiếu bầu hộ mình.Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp
B. Phổ thông
C. Dân chủ
D. Tập trung
-
Câu 39:
Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y,vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình.Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó . Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
-
Câu 40:
Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video.Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe doạ khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng anh B và sinh viên T.
B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
C. Anh B, sinh viên K và T.
D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.