Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
-
Câu 1:
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang được gọi là gì?
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. quyền dân chủ của công dân.
-
Câu 2:
Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và đã để mất xe của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ kính nhà của ông A nên bị anh Q con trai ông A đe dọa đánh và đuổi anh M ra khỏi nhà. Vì bực tức anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ do không quan sát nên bị cảnh sát giao thông xử phạt. Sau đó chị N đã đăng tải việc bị mất xe lên mạng xã hội để mọi người biết. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông A và anh M.
B. Ông A.
C. Anh M và chị N.
D. Anh M và anh Q.
-
Câu 3:
Hoàn thành nội dung sau: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ ..................
A. quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
B. mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.
C. mọi quyền lợi của mình.
D. quyền tự do tuyệt đối của mình.
-
Câu 4:
Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái pháp luật.
B. Báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật.
C. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính.
D. Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
-
Câu 5:
Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị N bỏ lỡ việc học. Sau mấy năm, chị N đi làm có điều kiện nên đã lựa chọn đăng kí học hệ vừa học vừa làm vào buổi tối để nâng cao trình độ cho bản thân. Điều này đã thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập?
A. Công dân có quyền học không hạn chế.
B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
-
Câu 6:
Trong trường hợp những người già yếu, tàn tật không đến nơi bầu cử được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở để cử tri nhận phiếu và bầu. Việc làm này thể hiện nguyên tắc bầu cử nào?
A. Trực tiếp.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Bình đẳng.
D. Phổ thông.
-
Câu 7:
Công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công dân, cơ quan được gọi là gì?
A. quyền khiếu nại.
B. quyền được phát triển.
C. quyền tố cáo.
D. quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 8:
Việc mua, bán, đổi, cho, tặng liên quan đến tài sản chung , có giá trị lớn phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân.
B. Hợp tác.
C. Tài sản.
D. Mua bán.
-
Câu 9:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác.
C. Tự ý vào chỗ ở của người khác khi không được người đó đồng ý.
D. Tự ý bắt, giam, giữ người vì lí do không chính đáng.
-
Câu 10:
Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học theo quy định của pháp luật là nội dung của quyền nào?
A. học không hạn chế.
B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. học thường xuyên, học suốt đời.
D. học bất cứ ngành, nghề nào.
-
Câu 11:
Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra được gọi là gì?
A. ổn định kinh tế.
B. tăng trưởng kinh tế.
C. phát triển kinh tế.
D. gia tăng kinh tế.
-
Câu 12:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh được gọi là gì?
A. quyền tự do kinh doanh.
B. bình đẳng trong kinh doanh.
C. quyền tự do dân chủ.
D. quyền lao động.
-
Câu 13:
Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. quan hệ chính trị.
B. quan hệ tài sản.
C. quan hệ nhân thân.
D. quan hệ xã hội.
-
Câu 14:
Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử là nội dung của khái niệm nào?
A. bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. bình đẳng giữa cha mẹ và con.
C. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 15:
Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm xã hội.
B. Trách nhiệm kỉ luật.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm dân sự.
-
Câu 16:
Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
B. Chỗ ở thuộc địa bàn cần phải quy hoạch.
C. Chỗ ở của người đó nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai.
D. Nghi ngờ chỗ ở đó cất giữ hàng cấm.
-
Câu 17:
Các dân tộc có quyền khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Kinh tế.
D. Xã hội.
-
Câu 18:
Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua nội dung nào sau đây?
A. người tuyển dụng.
B. nguồn gốc gia đình.
C. hợp đồng lao động.
D. ngành, nghề lao động.
-
Câu 19:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến nội dung nào?
A. các quan hệ tài sản.
B. các quan hệ nhân thân.
C. các quy tắc quản lí nhà nước.
D. các quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
-
Câu 20:
Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M phát biểu không tán thành ý kiến của chị K về việc đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Sau đó, ông N chủ tọa cuộc họp không cho bà Q phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Ông N, chị M và chị S.
B. Chị K, chị S, chị M và bà Q.
C. Chị S, chị M và ông N.
D. Chị K và chị M.
-
Câu 21:
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định gì?
A. nguồn vốn phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
B. khả năng giành nguồn nguyên liệu và nguồn lực.
C. nhu cầu tiêu dùng nói chung của con người.
D. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
-
Câu 22:
Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 23:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người ............
A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. chưa thành niên thực hiện.
C. có điều kiện kinh tế thực hiện.
D. đủ 18 tuổi thực hiện.
-
Câu 24:
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xâm phạm bí mật đời tư của người khác.
B. Cố ý đánh người gây thương tích từ 11% trở lên.
C. Bán hàng hóa dưới lòng đường.
D. Giao hàng sai địa điểm thỏa thuận.
-
Câu 25:
Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường là quy tắc mà mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân theo. Nội dung này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính thống nhất của văn bản.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 26:
Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó khăn trong công việc nên anh P chồng chị H là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn trao đổi với chị H để chị H khuyên chồng cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Anh P, ông M và chị H.
B. Anh P, ông M và chị T.
C. Anh P và ông M.
D. Ông M và chị H.
-
Câu 27:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 28:
Anh B là một chủ cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị D góp vốn. Sau khi nhận được 1 tỉ đồng góp vốn của chị D, anh B bí mật đem toàn bộ số tiền đó bỏ trốn. Trong trường hợp này chị D cần sử dụng quyền nào để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tố cáo.
-
Câu 29:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là gì?
A. hàng hóa.
B. giá trị.
C. sản xuất.
D. giá cả.
-
Câu 30:
Bà K kinh doanh dịch vụ Internet vượt quá thời gian quy định đóng cửa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những gia đình sống bên cạnh. Bà K đã vi phạm pháp luật thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hành chính.
C. Kỉ luật.
D. Hình sự.
-
Câu 31:
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về nội dung gì?
A. quyền trước pháp luật.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. thực hiện pháp luật.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên.
B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. Công dân có quyền học từ tiểu học đến sau đại học.
D. Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
-
Câu 33:
Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được gọi là gì?
A. ban hành pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. phổ biến pháp luật.
D. xây dựng pháp luật.
-
Câu 34:
Bạn A thuộc diện hộ nghèo nên được nhà nước cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế. Trong trường hợp này Nhà nước đã tạo điều kiện để bạn A được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được phát triển.
B. Quyền học tập.
C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Quyền sáng tạo.
-
Câu 35:
Việc áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân đã thể hiện nội dung nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
B. Chuyển dịch thành công cơ cấu lao động.
C. Củng cố đai vị chủ đạo của quan hệ sản xuất.
D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
-
Câu 36:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cụ Q là người không biết chữ nên đã nhờ anh T viết giúp phiếu bầu theo ý của cụ Q. Cùng lúc đó chị H và anh A bàn bạc, thống nhất viết hai phiếu bầu giống nhau rồi tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Những ai dưới đây thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử?
A. Anh A và chị H.
B. Cụ Q, anh T, anh A và chị H.
C. Cụ Q và anh T.
D. Cụ Q.
-
Câu 37:
Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành đã lập biên bản xử lý và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm ở trên bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa mà bà T đang bày bán tại cửa hàng. Trong trường hợp này anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 38:
Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết đăng trên báo về việc làm sai trái trong kinh doanh của ông H. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng thách thức nên anh S đã đánh anh T gãy tay. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối khiến gia đình ông H xấu hổ với những người xung quanh. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Ông Q và anh S.
B. Anh S.
C. Anh T và anh S.
D. Ông H và anh S.
-
Câu 39:
Chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị cách nhà rất xa dù chị đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vì bức xúc nên anh N chồng chị M đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới nhằm đe dọa ông T. Do hoảng sợ, ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông T, anh H, anh N và anh K.
B. Anh N và chị M.
C. Ông T và anh H.
D. Anh K và anh H.
-
Câu 40:
Chị N là người lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông A, ông B, chị N và anh V.
B. Anh V, chị N và ông B.
C. Ông A, chị N và ông B.
D. Chị N, ông A và anh V.