Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm gì?
A. kỷ luật
B. hành chính
C. dân sự
D. hình sự
-
Câu 2:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 3:
Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã vận dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. áp dụng pháp luật
B. tuân thủ pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. thi hành pháp luật
-
Câu 4:
Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là gì?
A. công ty nhà nước
B. hợp tác xã
C. tài sản thuộc sở hữu tập thể
D. doanh nghiệp nhà nước
-
Câu 5:
B vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung
B. Tính cưỡng chế
C. Tính quy phạm phổ biến
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
-
Câu 6:
Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của nội dung nào?
A. khái niệm cạnh tranh
B. nguyên nhân cạnh tranh
C. mục đích cạnh tranh
D. tính hai mặt của cạnh tranh
-
Câu 7:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của ai?
A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên
B. công dân nam từ18 tuổi trở lên.
C. công dân từ 20 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
-
Câu 8:
Trên thị trường, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu gì?
A. có khả năng thanh toán
B. của người tiêu dùng
C. chưa có khả năng thanh toán
D. hàng hoá mà người tiêu dùng cần
-
Câu 9:
Pháp luật bảo vệ môi trường quy định nội dung gì?
A. Bảo vệ môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.
B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 10:
Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá
C. Tăng năng suất lao động
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
-
Câu 11:
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh X, chị H và chị P.
B. Ông L và anh X.
C. Anh K và anh X.
D. Anh K và ông L.
-
Câu 12:
Một trong những chức năng của tiền tệ là gì?
A. Thước đo giá cả
B. Thước đo thị trường
C. Thước đo giá trị
D. Thước đo kinh tế
-
Câu 13:
Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn cam của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?
A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.
B. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.
C. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.
D. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.
-
Câu 14:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò gì?
A. là một đòn bẩy kinh tế
B. là cơ sở sản xuất hàng hóa
C. là một động lực kinh tế
D. là nền tảng của sản xuất hàng hóa
-
Câu 15:
Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. đối tượng lao động.
C. tư liệu lao động.
D. công cụ lao động.
-
Câu 16:
Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi từ bao nhiêu?
A. đủ 16 tuổi trở lên.
B. đủ 18 tuổi trở lên.
C. đủ 14 tuổi trở lên.
D. 16 tuổi trở lên.
-
Câu 17:
Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là gì?
A. Bảo vệ và phát huy các giá trịvăn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.
B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổchức, cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa.
C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 18:
Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?
A. Khoa học công nghệ
B. Vốn
C. Tổ chức quản lí
D. Hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
-
Câu 19:
Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là bao nhiêu?
A. Từ 18 đến 27 tuổi.
B. Từ17 tuổi đến 27 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ17 tuổi đến hết 25 tuổi.
-
Câu 20:
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện điều gì?
A. luôn thấp hơn giá trị.
B. luôn cao hơn giá trị.
C. luôn xoay quanh giá trị.
D. luôn ăn khớp với giá trị.
-
Câu 21:
Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là gì?
A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 22:
Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là câu nào dưới đây?
A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.
B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.
C. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.
D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
-
Câu 23:
P và Q là bạn thân thời đi học, sau mấy chục năm không gặp, bây giờ vô tình mới gặp lại. P kéo Q vào quán vừa uống rượu, vừa hàn huyên. Q không uống được rượu nhưng vì P ép quá, nể bạn, Q cố uống vài chén cho P vui lòng. Lúc đứng dậy ra về, Q thấy đầu choáng váng, đi được vài bước, Q xô vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ngồi ăn khiến họ bị bỏng nặng. Trong trường hợp này ai phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Q và chủ quán rượu
B. Chỉ một mình P
C. Chỉ một mình Q
D. P và Q
-
Câu 24:
Quyền phát triển của công dân được thể hiện ở mấy nội dung?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
-
Câu 25:
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích gì?
A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành.
B. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số.
D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước.
-
Câu 26:
Công cụ lao động của người thợ mộc là gì?
A. sơn.
B. đục, bào.
C. bàn ghế.
D. gỗ.
-
Câu 27:
Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?
A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt.
B. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
-
Câu 28:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá nhân và tổ chức?
A. Đúng đắn
B. Phù hợp
C. Chính đáng
D. Hợp pháp
-
Câu 29:
Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng là tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
C. Tăng năng suất lao động
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
-
Câu 30:
Văn bản pháp luật phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường cũng có thể hiểu được thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính cưỡng chế.
-
Câu 31:
Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi yếu tố gì?
A. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
B. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
D. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
-
Câu 32:
Mối quan hệ giữa số lượng cung và giá cả hàng hoá vận động là gì?
A. không liên quan.
B. bằng nhau.
C. tỉ lệ thuận.
D. tỉ lệ nghịch.
-
Câu 33:
K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền), nếu là K, em sẽ làm gì?
A. bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác.
B. chuyển từ bia X sang bia Z để bán.
C. giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z.
D. giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng.
-
Câu 34:
Công ty K kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
-
Câu 35:
Sau khi tốt nghiệp đại học, Q quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm mì Quảng và tương vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ Q không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành phố. Bố Q cho rằng: làm ở đâu, nghề nào cũng được quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo, bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Chị gái Q hứa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. Q rủ bạn S, X cùng làm nhưng S nói: tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao, nghề nhàn. X cho rằng: mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ti lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước?
A. Bố Q, chị gái Q và Q.
B. Bố Q, chị gái Q và S.
C. S, X và hai chị em Q.
D. Mẹ Q, S và X.
-
Câu 36:
Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán Vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Tự phát từ quy luật giá trị.
B. Điều tiết sản xuất.
C. Điều tiết trong lưu thông.
D. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
-
Câu 37:
Các tổ chức, cá nhân không làm những việc bị pháp luật cấm là gì?
A. áp dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 38:
Luật Hôn nhân và gia đình khẳng định quy định: “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với nội dung nào dưới đây?
A. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
B. nguyện vọng của mọi công dân
C. Hiến pháp.
D. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
-
Câu 39:
Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phưong án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.
B. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau.
C. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
D. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau.
-
Câu 40:
Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là nội dung của quyền gì?
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.