Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Tôn Đức Thắng
-
Câu 1:
Tiền tệ thực hiện chức năng làm thước đo giá trị khi tiền ...
A. được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
C. được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.
D. rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
-
Câu 2:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua ...
A. quá trình sản xuất.
B. quá trình sử dụng.
C. trao đổi mua - bán.
D. phân phối - cấp phát.
-
Câu 3:
Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc nào?
A. bình đẳng.
B. ngang giá.
C. cùng có lợi.
D. tôn trọng lẫn nhau.
-
Câu 4:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?
A. giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
B. giành hợp đồng kinh tế và các đơn đặt hàng.
C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
D. giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
-
Câu 5:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Triển khai pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 6:
Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức ....
A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
B. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
C. không làm những điều mà pháp luật cấm.
D. không làm những gì mà pháp luật không quy định.
-
Câu 7:
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con.
C. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình.
-
Câu 8:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa ...
A. mọi người tham gia lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. người lao động này với người lao động khác.
D. người lao động với một tổ chức nào đó.
-
Câu 9:
Quyền bất khả xâm phạm vềthân thểcủa công dân cónghıã là không ai bị bắt nếu không có quyết điṇh của Tòa án, quyết điṇh hoặc phê chuẩn của ai?
A. Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
B. chính quyền, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
C. Ủy ban nhân dân, trừtrường hợp phạm tội quả tang.
D. hội đồng nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
-
Câu 10:
Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là không ai được làm gì?
A. xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
C. vô ý làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
D. cố ý làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
-
Câu 11:
Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì?
A. bất kỳ ai cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
C. bất kỳ ai cũng không có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. không cơ quan, tổ chức nào có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
-
Câu 12:
Theo quy định của Hiến pháp 2013: Mọi công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên đều có quyền bầu cử?
A. 17 tuổi.
B. 18 tuổi.
C. 19 tuổi.
D. 20 tuổi.
-
Câu 13:
Tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực là công dân đang thực hiện quyền nào?
A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. tự do ngôn luận.
C. bình đẳng trước pháp luật.
D. bình đẳng xã hội.
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?
A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21 tuổi.
-
Câu 15:
Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học ...
A. bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
B. bằng nhiều hình thức, ở các loại hình trường lớp khác nhau.
C. bất cứ bậc học nào mà mình thích.
D. bất cứ lúc nào mình mong muốn.
-
Câu 16:
Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính?
A. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.
B. Buôn bán động vật trong danh mục cấm.
C. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô.
D. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.
-
Câu 17:
Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Cải chính thông tin cá nhân.
B. Giao hàng không đúng hợp đồng.
C. Từ chối di sản thừa kế.
D. Chủ động thay đổi giới tính.
-
Câu 18:
Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì?
A. sử dụng vũ khí trái phép.
B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
C. bảo vệ an ninh quốc gia.
D. nộp thuế đầy đủ theo quy định.
-
Câu 19:
Công dân sử dụng pháp luật trong trường hợp nào sau đây?
A. Nộp thuế theo quy định của pháp luật.
B. Không đi hàng hai, hàng ba trên đường.
C. Tự do kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật không cấm.
D. Ra các quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 20:
Phương án nào sau đây phù hợp với nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
B. Công dân ở cùng một điều kiện được hưởng quyền như nhau.
C. Công dân bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước.
D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
-
Câu 21:
Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng tôn trọng danh dự và nhân phẩm của nhau.
B. Chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú cho cả gia đình.
C. Vợ phải theo tín ngưỡng của chồng.
D. Chồng có nhiệm vụ lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng trong lao động?
A. Giao kết hợp đồng lao động thông qua một người khác.
B. Tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
C. Nam giới có quyền tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hơn nữ giới.
D. Nữ giới được hưởng nhiều bảo hiểm lao động hơn nam giới.
-
Câu 24:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của việc xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Nói xấu người khác.
C. Bịa đặt để hạ uy tıń người khác.
D. Đánh người để phòng vệ.
-
Câu 25:
Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân?
A. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người nào đó có phương tiện để thực hiện tội phạm.
B. Khi cần bắt người bị truy nã đang lẩn tránh ở đó.
C. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có đồ vật liên quan đến vụ án.
D. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
-
Câu 26:
Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người không biết chữ.
B. Người theo tôn giáo.
C. Người đang thi hành án.
D. Người tàn tật, ốm đau.
-
Câu 27:
Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Chứng kiến hành vi đưa, nhận hối lộ.
B. Phát hiện đối tượng trộm cắp tài sản.
C. Nhận quyết định buộc thôi việc trái luật.
D. Bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 28:
Quy định nào dưới đây không thuộc nội dung quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
B. Công dân có quyền học suốt đời.
C. Công dân có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp.
D. Công dân có quyền học không hạn chế.
-
Câu 29:
Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền gì?
A. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền phát minh, sáng chế.
B. quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
C. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền phát minh.
D. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học công nghệ.
-
Câu 30:
Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không bao gồm các quy định về ...
A. giải quyết việc làm.
B. giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa.
C. xóa đói giảm nghèo.
D. kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số.
-
Câu 31:
Cảnh sát giao thông ghi biên bản xử phạt người lái xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 32:
Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đăng kí nghĩa vụ quân sự là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ nội quy.
C. Thực hiện quy chế.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 33:
Chị C là cán bộ viên chức nhà nước. Chị C thường xuyên đi muộn, về sớm. Hành vi của chị C thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
-
Câu 34:
Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Quyền định đoạt tài sản.
D. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
-
Câu 35:
Chồng chị B là anh A không cho chị theo thiên chúa giáo. Hành vi của anh A là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hôn nhân và gia đình.
B. Lao động.
C. Kinh doanh.
D. Văn hóa xã hội.
-
Câu 36:
Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu, anh K đã va chạm giao thông với anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy người đi đường dừng lại lấy điện thoại để quay video, anh K và bạn gái đã vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh K và bạn gái.
B. Anh K và anh B.
C. Anh K, bạn gái và người quay video.
D. Anh B, anh K và bạn gái.
-
Câu 37:
Chị A kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị A nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị A. Khi chị A đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông D đã lập biên bản xử phạt chị A về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Ông D, ông Q và chị H.
B. Ông D và ông Q.
C. Ông D, ông Q và chị A.
D. Ông Q và chị A.
-
Câu 38:
Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà của hai vợ chồng chị để lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh. Phát hiện sự việc, chồng chị A là anh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn. Bức xúc, chị A bỏ về nhà mẹ để sinh sống. Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Hôn nhân, gia đình.
B. Tài chính, thương mại.
C. Hợp tác, đầu tư.
D. Sản xuất, kinh doanh.
-
Câu 39:
Anh D 19 tuổi đã nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng nông sản. Nhưng bị ông T trưởng phòng đăng kí kinh doanh không xét hồ sơ, vì sợ anh D sẽ cạnh tranh với con trai của mình là anh G cũng đang kinh doanh mặt hàng nông sản. Thấy con trai mình không được ông T xét hồ sơ kinh doanh, ông P là bố anh D đã tung tin anh G bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để trả thù ông T, anh D cũng tung tin anh G bị nhiễm HIV làm mọi người xa lánh anh G. Vì thế, anh G suy nghĩ nhiều nên sức khỏe bị giảm sút, phải đi điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông T và ông P.
B. Ông T, anh G và ông P.
C. Ông T và anh G.
D. Ông T, anh D và ông P.
-
Câu 40:
Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B đẩy anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói trong kho chứa đồ của nhà anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Ông T, anh K và anh B.
B. Ông T và anh K.
C. Ông T, Anh M và anh K.
D. Anh M và ông T.