Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Tiên Du 1
-
Câu 1:
Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?
A. mặt xã hội.
B. nghĩa vụ.
C. trách nhiệm.
D. quyền.
-
Câu 2:
Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo khả năng và sở thích của mình là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 3:
Giám đốc T chấm H làm con dâu của mình và ưu tiên cất nhắc H vào vị trí trưởng phòng trẻ. Khi biết H có bạn trai khác là K cùng cơ quan, ông rất tức giận và đã điều chuyển H và K sang làm bộ phận khác không phù hợp với chuyên môn. Không chấp nhận quyết định của giám đốc, H bỏ việc một tháng để đi du lịch. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giám đốc T.
B. H và K.
C. Giám đốc T và H.
D. H.
-
Câu 4:
Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
A. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước.
B. Mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam.
C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
-
Câu 5:
Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là hoạt động nào dưới đây?
A. Tín ngưỡng.
B. Tôn giáo.
C. Mê tín dị đoan.
D. Vi phạm pháp luật.
-
Câu 6:
Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. tài sản.
C. xã hội.
D. chính trị.
-
Câu 7:
Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng Internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại và tố cáo.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.
C. Quyền tự do thông tin.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 8:
Giám đốc công ty X đã quyết định chuyển chị S sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định này của giám đốc đã xâm phạm tới quyền nào?
A. được hưởng chế độ ưu tiên lao động nữ.
B. được lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. bình đẳng trong tự do tiếp cận việc làm.
D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 9:
Anh N có một xe ô tô 24 chỗ, chuyên chở khách du lịch cho công ty, xe có đầy đủ các loại giấy tờ. Anh N đã thuê anh M lái xe, có hợp đồng lao động rõ ràng. Một buổi sáng sương mù dày, tầm nhìn bị hạn chế cộng buồn ngủ, M đã va vào chị T đang đi thể dục cùng chiều. Giật mình N mất lái lao sang bên kia đường gây tai nạn chết người. Theo quy định của pháp luật, ai là người phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại?
A. Anh M.
B. Anh N.
C. Chị T.
D. Anh N và chị T.
-
Câu 10:
Bà H sinh được 4 người con: anh T (con trai trưởng), anh P (con trai thứ), chị G (con nuôi), chị N (con gái út). Thời gian gần đây, bà thường xuyên ốm đau bệnh tật nên các con bà H phải họp bàn về phương án chăm sóc bà. Theo 2 người con gái, các anh trai phải nuôi mẹ vì họ là con gái đã đi lấy chồng thì phải an phận nhà chồng. Theo quy định của pháp luật, ai có trách nhiệm phải chăm sóc bà H?
A. Bốn người con T, P, G, H.
B. Hai người con trai T và P.
C. Con trai trưởng T.
D. Ai ở nhà của bà H thì phải chăm sóc bà.
-
Câu 11:
Mẹ của L bị ốm không thể đi làm được. Để có tiền trang trải trong gia đình, bố của L bắt L (lớp 9) nghỉ học để vào làm việc tại quán Karaoke X. Vì cao ráo, xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L bị anh H, khách của quán, ép sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán Karaoke X chứa gái mại dâm. Bố L đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Quản lí nhà nước.
B. Sản xuất và kinh doanh.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Lao động, công vụ.
-
Câu 12:
Sau khi lên xe buýt đi được một đoạn đường anh M phát hiện mình bị mất điện thoại, anh M cho rằng chỉ có em N đứng ở phía sau là thủ phạm nên đã mượn điện thoại gọi cho anh H và D thông báo tình hình. Khi N xuống xe, anh H và anh D đã giữ N lại. Sau hai giờ lục soát, tra khảo, uy hiếp em N nhưng vẫn không tìm thấy điện thoại của anh M, nên em N được cho về. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh M, H và N.
B. Anh H và anh M.
C. Anh D, M và H.
D. Anh D và anh H.
-
Câu 13:
L biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng L không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của L là thuộc loại hành vi gì?
A. hợp pháp.
B. không hành động.
C. im lặng.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 14:
Đang trên đường đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông, học sinh T lấy điện thoại ra quay video. Sau đó T dùng video đó để tống tiền anh B. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa T. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Vợ chồng anh B.
B. Vợ chồng anh B và T.
C. Anh B.
D. Vợ anh B.
-
Câu 15:
Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. 14
B. 12
C. 16
D. 18
-
Câu 16:
Anh T là cán bộ sở Tài nguyên và môi trường. Anh thường đến cơ quan rất đúng giờ và để cặp ở đó để điểm danh, sau đó mới đi ra ngoài ăn sáng. Hành vi của anh T là hành vi vi phạm gì?
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
-
Câu 17:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của một người đã đạt tới một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể .............
A. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
B. nhận thức và điều khiển hành vi.
C. hiểu được hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
-
Câu 18:
Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Hiệu lực tuyệt đối.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Khả năng bảo đảm thi hành cao.
-
Câu 19:
Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. trong đời sống xã hội.
B. trong lao động.
C. trong hợp tác.
D. trong kinh doanh.
-
Câu 20:
Bố K lái xe con chở cả nhà đi chơi. Bố bảo mẹ K thắt dây an toàn nhưng mẹ K không chịu thắt và cho rằng chỉ những người ngồi ghế đầu và ghế lái mới phải thắt dây an toàn, bà ngồi ghế sau nên không cần thiết. Hành vi của mẹ K đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỷ luật.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
-
Câu 21:
Người vi phạm pháp luật gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Xã hội.
B. Kỉ luật.
C. Hành chính.
D. Dân sự.
-
Câu 22:
H (lớp 2) bị ốm phải đi bệnh viện dài ngày. Để được nghỉ chăm sóc con theo chế độ, mẹ H đã xin giấy xác nhận của bệnh viện nộp cho cơ quan. Việc làm của mẹ H là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 23:
Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đi cá độ bóng đá, chị M bỏ nhà đi để lại đứa con mới 2 tuổi một mình. Nghe thấy cháu khóc, bà S mẹ anh H, đã sang đưa cháu về nhà. Sau đó, bà gọi điện cho bà G, mẹ chị M, chửi bới, xúc phạm, đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận giấy mời của tòa án lên giải quyết li hôn, ông K, bố chị M đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà S đuổi về. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị H, ông K, bà S, bà G.
B. Chị Y, chị M, anh H, bà M và bà S.
C. Anh H, chị M và bà S.
D. Anh H, chị M, bà G và ông K.
-
Câu 24:
Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ có thẩm quyền H gợi ý, anh G đã đưa cho anh H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên L cũng hứa giúp K nếu anh chịu bỏ ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K, G, H và L.
B. Anh G, và L.
C. Anh G và H.
D. Anh K và anh G.
-
Câu 25:
Anh B là công chức của cơ quan M. Một lần anh B tình cờ phát hiện ông K – Trưởng phòng nhận tiền của đại diện công ty X tại phòng làm việc để đề xuất với lãnh đạo cơ quan M ưu tiên cấp phép xây dựng cho họ. Theo quy định của pháp luật, anh B cần phải báo cho ai về hành vi tham nhũng của ông K?
A. Tòa án nhân dân.
B. Bản thân ông K.
C. Cảnh sát điều tra tội phạm.
D. Người đứng đầu cơ quan M.
-
Câu 26:
Trước khi công bố phương án thi 2018, Bộ giáo dục và đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Việc làm đó thể hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Xây dựng xã hội học tập.
B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền.
C. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
D. Quyết định của mọi công dân.
-
Câu 27:
Công dân cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để làm gì?
A. thực hiện tốt quyền sáng tạo của mình.
B. đảm bảo quyền bình đẳng trong học tập của công dân.
C. thực hiện nhiệm vụ tạo ra thật nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội.
D. phát triển đất nước cho kịp với sự phát triển của thế giới.
-
Câu 28:
Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền mới biết mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách đã mất, bên trong túi xách có hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm vì lúc dựng xe ở vỉa hè bà thấy em T (lớp 8) đang chơi gần đó. Bà H gọi anh N (con trai) và chồng bà (ông Q) cùng vào nhà T để nói chuyện nhưng bố mẹ em không có nhà nên anh N và ông Q đã vào các phòng để tìm. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh N và ông Q.
B. Ông Q và bà H.
C. Bà H, em T và anh N.
D. Bà H, ông Q và anh N.
-
Câu 29:
Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra được gọi là gì?
A. phát triển kinh tế.
B. tăng trưởng kinh tế.
C. gia tăng kinh tế.
D. ổn định kinh tế.
-
Câu 30:
Vô tình phát hiện, chồng và đồng bọn bắt cóc, tống tiền, chị G đã báo cho cơ quan chức năng về hành vi đó. Chị G đã thực hiện đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do cá nhân.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
-
Câu 31:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua nội dung nào?
A. công dụng hàng hóa.
B. giá cả trên thị trường.
C. giá trị trao đổi.
D. giá trị hàng hóa.
-
Câu 32:
Sau khi nghỉ thai sản 6 tháng, chị H thấy sức khỏe của mình chưa hồi phục hoàn toàn nên chị đã làm đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh. Kế toán P đã làm thủ tục cho chị nghỉ theo chế độ nhưng thủ trưởng T không đồng ý vì cơ quan đang thiếu người. Chị H cần làm gì dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan T.
B. Gửi đơn khiếu nại lên thủ trưởng cấp trên của thủ trưởng T.
C. Gửi đơn tố cáo đến thủ trưởng cơ quan T.
D. Gửi đơn kiện ra tòa án nhân dân.
-
Câu 33:
Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Vợ chồng anh M và chị N.
B. Anh K và anh M.
C. Anh M, chị G và chị N.
D. Anh K, chị N và G.
-
Câu 34:
Ngày bầu cử diễn ra vào đúng ngày các bạn H, N, M đi học thêm môn Toán nên ba bạn đã bàn nhau cùng đến điểm bầu cử và để H ở ngoài trông xe, N và M vào nhận và viết phiếu bầu cho nhanh. Khi vào trong thấy đông người, sợ muộn học N đã nhờ ông T bỏ phiếu vào thùng giúp cả nhóm. Thấy vậy, ông E tổ trưởng tổ bầu cử không đồng ý. Nhân lúc không ai để ý, N đã chuyển tất cả phiếu bầu cho anh G đứng trên bỏ giúp vào hòm phiếu. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Ông T, anh G và N.
B. N, H, G và ông E.
C. N, H, M và anh G.
D. Anh G, ông T và N.
-
Câu 35:
Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, các bạn học sinh trường THPT L đã giành giải nhì quốc gia trong cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật giành cho học sinh. Các bạn đã thực hiện tốt quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được phát triển.
B. Quyền cải tiến máy móc.
C. Quyền lao động, sáng tạo.
D. Quyền sáng tạo.
-
Câu 36:
Tiền tệ thực hiện chức năng nào dưới đây khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia?
A. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Thước đo giá trị.
D. Tiền tệ thế giới.
-
Câu 37:
Hoạt động của cơ quan điều tra để tìm bắt bị can khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu là hoạt động nào dưới đây?
A. Truy nã.
B. Khởi tố bị can.
C. Khởi tố bị cáo.
D. Bắt bị cáo.
-
Câu 38:
Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D tán tỉnh S nên đã kéo vào nhốt D tại phòng trọ nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi 2 tiếng sau mới thả cho về. Vài hôm sau, D và K (bạn của D) gặp V và H trong đám cưới. Sẵn có hơi men, K và D đã gây gổ và dạy cho V và H bài học để trả thù. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. V, và H.
B. V, H, K, D.
C. V, H và K.
D. D và K.
-
Câu 39:
Theo nội dung quy luật cung cầu, giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi nào?
A. cung tỉ lệ thuận với cầu.
B. cung bằng cầu.
C. cung lớn hơn cầu.
D. cung nhỏ hơn cầu.
-
Câu 40:
Khẳng định nào dưới đây không đúng với quy định của pháp luật?
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để ............
A. đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân.
B. công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
C. công nhận quyền lực của các cơ quan nhà nước đã được bầu ra.
D. hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước.