Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Thạnh Lộc
-
Câu 1:
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, A được bà ngoại nuôi ăn học. Từ khi có việc làm ổn định, A không về thăm bà và thường xuyên trốn tránh khi bà đến thăm. Nếu là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân?
A. Biếu bà một khoản tiền để bà chi tiêu và sống đầy đủ hơn về vật chất.
B. Chuyển cả chỗ ở và chỗ làm để bà không tìm được.
C. Thuê một người giúp việc để chăm sóc bà.
D. Đón bà lên sống cùng để tiện cho việc chăm sóc.
-
Câu 2:
Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc.
B. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
C. Giám đốc X và cô V.
D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
-
Câu 3:
Học sinh A là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được hưởng chính sách ưu tiên nào dưới đây của Đảng và nhà nước?
A. Hỗ trợ phương tiện đi lại.
B. Miễn giảm học phí và trợ cấp học.
C. Hỗ trợ về chỗ.
D. Định hướng chương trình học tập.
-
Câu 4:
Trong trường hợp xuất hiện người lạ cho em tiền để vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nhận tiền và không vận động mọi người tham gia.
B. Không nhận tiền và coi đó không phải việc của mình.
C. Nhận tiền và vận động mọi người tham gia.
D. Không nhận tiền và báo với chính quyền địa phương.
-
Câu 5:
Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Người đủ từ 16 đến dưới 18 tuổi.
B. Người dưới 18 tuổi.
C. Người đủ từ 12 đến dưới 16 tuổi.
D. Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi.
-
Câu 6:
Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M thuê anh H theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu V con gái anh Q đi một mình trên đường, anh H đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, chị K vợ anh Q đã thuê anh P cùng xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh gãy tay anh T và anh H. Hành vi của những ai xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Chị K và Anh T, anh M, anh Q, anh H.
B. Chị K và Anh H, anh P.
C. Anh T, anh H, anh P và chị K.
D. Anh H, anh T, và chị K.
-
Câu 7:
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D – người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P (là người không biết chữ) theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã làm lơ chuyện này. Những ai dưới đây KHÔNG vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị N, cụ P và chị C.
B. Chị N và cụ P.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
D. Chị N, ông K và cụ P.
-
Câu 8:
Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Nhu cầu của mọi người.
C. Giá trị của hàng hóa.
D. Thời gian lao động cá biệt.
-
Câu 9:
Chị Đ là em gái anh Q, Chị T là vợ anh Q thỉnh thoảng lại nhắn tin cho em gái mình ở quê về việc mẹ chồng chị hay để ý, nói xấu chị. Ông B bố chồng chị thường xuyên phàn nàn về con dâu với hai bà cô chồng, làm cho họ có cái nhìn khác về chị, chị T rất áp lực và cảm thấy chán nản, chị chia sẻ với chồng thì chỉ nhận được câu trả lời: “thôi cố gắng chịu”. Những ai vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân?
A. Chị Đ, anh Q, bố mẹ chồng.
B. Anh Q, bố mẹ chồng.
C. Bố mẹ chồng, anh Q, hai bà cô chồng.
D. Bố mẹ chồng, hai bà cô chồng.
-
Câu 10:
Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
D. Công dân làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
-
Câu 11:
Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung của hình thức dân chủ nào?
A. gián tiếp.
B. trực tiếp.
C. tập trung.
D. không tập trung.
-
Câu 12:
Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về mặt nào?
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. xã hội.
-
Câu 13:
Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện ở đặc trưng nào dưới đây?
A. Tính chính xác, chặt chẽ về nội dung.
B. Tính chính xác, chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 14:
Cảnh sát giao thông viết giấy phạt tiền hai học sinh lớp 12 (17 tuổi) vì hành vi đi vào đường ngược chiều. Trong trường hợp này, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Hai bạn bị phạt vì đã vi phạm hành chính nhưng chưa đủ tuổi để bị phạt tiền.
B. Hai bạn bị vi phạm dân sự vì vậy công an phạt tiền là không đúng.
C. Hai bạn bị phạt tiền là đúng vì đủ tuổi chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính do mình gây ra.
D. Hai bạn vi phạm quy định về an toàn giao thông của nhà trường vì vậy công an không nên phạt tiền mà gửi về trường xử lí.
-
Câu 15:
Vi phạm hình sự là gì?
A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
D. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
-
Câu 16:
Hành vi ngược đãi phạm nhân trong trại giam của giám thị B là hành vi xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 17:
Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ những trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
-
Câu 18:
Để sản xuất ra một cái rìu, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất một cái rìu là 2 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ thế nào?
A. hòa vốn.
B. thu được lợi nhuận.
C. thua lỗ.
D. có thể bù đắp được chi phí.
-
Câu 19:
Một trong các quyền tự do cơ bản của công dân là gì?
A. quyền bầu cử và ứng cử.
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền sáng tạo.
D. quyền học tập.
-
Câu 20:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là gì?
A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 21:
Chị B và Giám đốc Công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng trong nội dung gì?
A. trong tìm kiếm việc làm.
B. trong việc tự do sử dụng sức lao động.
C. về quyền có việc làm.
D. trong giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 22:
Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào điều gì?
A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
B. điều kiện, khả năng và ý thức của mỗi người.
C. khả năng, hoàn cảnh và trách nhiệm của mỗi người.
D. năng lực, điều kiện và nhu cầu của mỗi người.
-
Câu 23:
“Hành vi trái pháp luật không là hành động” được hiểu là gì?
A. Làm những điều mà pháp luật quy định phải làm.
B. Không làm những điều mà pháp luật quy định phải làm.
C. Làm những điều mà pháp luật cấm.
D. Không làm những điều mà pháp luật cấm.
-
Câu 24:
Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?
A. Tính truyền thống.
B. Tính kế thừa.
C. Tính khách quan.
D. Tính hiện đại.
-
Câu 25:
Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là gì?
A. mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng.
B. mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng.
C. mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng.
D. mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng.
-
Câu 26:
Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm nào dưới đây?
A. Lượng.
B. Hợp chất.
C. Chất.
D. Độ.
-
Câu 27:
Chị Y đã nhờ anh K sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của chị Y có nhiều mẫu thiết kế mới, anh K đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự và nhờ X làm môi giới để bán những mẫu đó cho công ty thời trang Z. Vì mẫu đẹp, K và X đã được trả một khoản tiền lớn. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Anh K và công ty Z.
B. Anh K, X và công ty Z.
C. Anh K.
D. Anh K và anh X.
-
Câu 28:
Xác định các cặp mâu thuẫn?
A. Giai cấp tư sản với địa chủ, quan lại.
B. Giai cấp chủ nô và giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
D. Giai cấp nông dân và công nhân.
-
Câu 29:
Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là gì?
A. công dân được tự do, tùy tiện, muốn phát biểu thế nào cũng được.
B. công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
C. công dân có quyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước mà không cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
D. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
-
Câu 30:
Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của ai?
A. Nhân dân.
B. Công dân.
C. Nhà nước.
D. Lãnh đạo Nhà nước.
-
Câu 31:
Sự tăng trưởng kinh tế là biểu hiện của nội dung nào sau đây?
A. phát triển kinh tế bền vững.
B. phát triển kinh tế.
C. tăng trưởng kinh tế.
D. tăng trưởng kinh tế bền vững.
-
Câu 32:
Theo quy định của pháp luật, người trong trường hợp nào dưới đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A. Trưởng công an huyện.
B. Trưởng công an phường.
C. Trưởng công an xã, thị trấn.
D. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
-
Câu 33:
Pháp luật mang đặc trưng nào dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính hình thức.
C. Tính xã hội.
D. Tính cơ bản.
-
Câu 34:
Trong trường hợp bị một người hung hãn liên tục nhắn tin đe dọa làm hại em, em sẽ chọn cách xử lí nào sau đây để bảo vệ bản thân mình?
A. Báo cho bạn bè để cùng đối phó.
B. Tìm cách lẩn trốn để bảo vệ tính mạng.
C. Nhờ người thân đến dằn mặt người đó trước để họ sợ.
D. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.
-
Câu 35:
Tài sản chung của vợ, chồng được hiểu là tài sản có được do ................
A. vợ tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước khi kết hôn.
B. chồng tạo ra từ các hoạt động kinh doanh trước khi kết hôn.
C. vợ hoặc chồng được thừa kế riêng khi đã kết hôn.
D. vợ, chồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh khi đã kết hôn.
-
Câu 36:
Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông hàng hóa.
D. Quy luật cung - cầu.
-
Câu 37:
Bạn M có chị K bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. M khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của M, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Đồng ý với ý kiến của M.
B. Giải thích để M biết chị K bị mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
C. Khuyên M đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị K.
D. Lựa lời động viên chị K ở nhà.
-
Câu 38:
H quyết định chia tay M sau một thời gian yêu nhau. Nhưng M lại muốn níu kéo H và đã đe doạ nếu H không chịu quay lại với mình thì sẽ dùng những hình ảnh, clip thân mật của hai người khi còn đang yêu. Trong trường hợp này H cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Im lặng và bí mật đáp ứng yêu cầu của M nhưng vẫn yêu người khác.
B. Quay lại yêu M vì sợ tai tiếng.
C. Báo công an giải quyết.
D. Kiên quyết không quay lại với M.
-
Câu 39:
Các cá nhân tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (làm những việc phải làm) là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 40:
Anh H đi xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này, anh H phải chịu những loại pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.
D. Kỉ luật và dân sự.