Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Quốc Học
-
Câu 1:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. tư liệu lao động.
B. cách thức lao động.
C. đối tượng lao động.
D. hoạt động lao động.
-
Câu 2:
Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng loại hàng hóa phải phù hợp với nội dung nào?
A. tất cả các hình thức cạnh tranh.
B. khả năng thu hút thông qua quảng cáo.
C. năng lực điều chỉnh của nhà đầu tư.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết.
-
Câu 3:
Hoàn thành nội dung sau: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ ..........
A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. lợi ích kinh tế của mình.
C. quyền và nghĩa vụ của mình.
D. các quyền của mình.
-
Câu 4:
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là gì?
A. áp dụng pháp luật.
B. điều chỉnh pháp luật.
C. bổ sung pháp luật.
D. sửa đổi pháp luật.
-
Câu 5:
Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội .....
A. mang tính phản diện.
B. được pháp luật bảo vệ.
C. theo chiều hướng tiêu cực.
D. đang được hình thành.
-
Câu 6:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là gì?
A. xâm phạm pháp luật.
B. trái pháp luật.
C. vi phạm pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 7:
Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Kê khai nộp thuế thu nhập cao.
B. Tư vấn hỗ trợ pháp lý.
C. Khởi kiện giao dịch dân sự.
D. Hỗ trợ người già neo đơn.
-
Câu 8:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nào?
A. định đoạt tài sản công cộng.
B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
C. càng sử dụng bạo lực.
D. lựa chọn nơi cư trú.
-
Câu 9:
Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong nội dung nào?
A. lựa chọn ngành nghề.
B. tìm kiếm việc làm.
C. quyền làm việc.
D. lựa chọn việc làm.
-
Câu 10:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ nào?
A. xóa bỏ các rào cản kinh tế.
B. phát lương và thưởng cho công nhân.
C. phân chia của cải trong xã hội.
D. kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.
-
Câu 11:
Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. chính trị.
B. lao động.
C. kinh tế.
D. kinh doanh.
-
Câu 12:
Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nội dung nào?
A. tự do thân thể.
B. tính mạng sức khỏe.
C. danh dự, nhân phẩm.
D. năng lực thể chât.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi nào?
A. bảo trợ trẻ em khuyết tật.
B. truy tìm tù nhân vượt ngục.
C. thực hiện giãn cách xã hội.
D. từ chối thả con tin.
-
Câu 14:
Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là gì?
A. ngăn chặn đấu tranh phê bình.
B. lan truyền bí mật quốc gia.
C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
D. cản trở phản biện xã hội.
-
Câu 15:
Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của nội dung nào?
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C. khiếu nại.
D. chấp hành án.
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là gì?
A. bỏ phiếu kín.
B. bằng hình thức đại diện
C. được ủy quyền.
D. thông qua trung gian.
-
Câu 17:
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa .....
A. quyền lợi và nghĩa vụ.
B. tội phạm và Nhà nước.
C. công dân và xã hội.
D. Nhà nước và công dân.
-
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được hưởng quyền lợi nào?
A. thử nghiệm giáo dục quốc tế.
B. ưu tiên trong tuyển sinh.
C. học bất cứ ngành, nghề nào.
D. bảo mật chương trình học.
-
Câu 19:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được ưu đãi như thế nào?
A. thanh toán phụ cấp thâm niên.
B. hưởng sự chăm sóc y tế.
C. phân bổ ngân sách quốc gia.
D. phê duyệt vay vốn ưu đãi.
-
Câu 20:
Công dân có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về nội dung nào?
A. điều phối nhân lực.
B. phát triển kinh tế.
C. bảo lưu nguồn vốn.
D. cứu trợ xã hội.
-
Câu 21:
Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào?
A. phương tiện thanh toán.
B. phương tiện giao dịch.
C. thước đo giá trị.
D. phương tiện lưu thông.
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Tiếp cận bán hàng trực tuyến.
B. Giảm thiểu chi phí sản xuất.
C. Tăng quy mô quảng cáo.
D. Bán hàng giả gây rối thị trường.
-
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động nào dưới đây là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật?
A. Tòa kết án tên tội phạm.
B. Đăng kí kết hôn theo luật định.
C. Thực hiện khai báo y tế.
D. Sử dụng cổng thông tin quốc gia.
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, phải chịu trách nhiệm hành chính thực hiện hành vi nào?
A. xâm phạm tài sản của người khác.
B. tài trợ hoạt động khủng bố.
C. từ chối bồi thường do vi phạm.
D. tự ý ra khỏi khu cách ly y tế.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được ..........
A. phát triển kinh tế cộng đồng.
B. tham gia bầu cử và ứng cử.
C. bảo tồn trang phục dân tộc.
D. tổ chức lễ hội truyền thống.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phậm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi nào?
A. truy tìm đối tượng phản động.
B. bảo trợ người già neo đơn.
C. giam, giữ con tin trái phép.
D. giám hộ trẻ em khuyết tật.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng thì ............
A. thay đổi phương tiện vận chuyển.
B. chủ động định vị nơi giao nhận.
C. bảo quản bưu phẩm đường dài.
D. loại bỏ các thư gửi nhầm địa chỉ.
-
Câu 28:
Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi ném chất thải vào nhà người dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của gia đình là thực hiện quyền nào?
A. truy tố.
B. tố cáo.
C. bãi nại.
D. khiếu nại
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
B. Đăng kí hiến máu nhân đạo.
C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
D. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
-
Câu 30:
Pháp luật nước ta khuyến khích công dân tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền phát triển.
C. Quyền học tập.
D. Quyền sáng tạo.
-
Câu 31:
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, sau thời gian nghỉ lễ đi du lịch cùng gia đình. Học sinh A khi quay trở lại trường học tập, đã chủ động khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm cũng như được hướng dẫn về phòng chống dịch. Việc làm này của học sinh A thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
-
Câu 32:
Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Xây dựng đường lối.
-
Câu 33:
Trường Đại học X quy định sinh viên là người dân tộc thiểu số không được giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc của mình. Trường hợp này, Trường Đại học X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc về nội dung nào?
A. tự do ngôn luận.
B. tự do giao tiếp.
C. văn hóa, giáo dục.
D. giáo dục, chính trị.
-
Câu 34:
Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, anh K phải trì hoãn thời gian trả nợ số tiền 100 triệu đồng đã vay của chị P. Phát hiện chị P đưa chuyện này lên mạng xã hội, anh K đón đường đánh chị gãy chân. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được bảo đảm bí mật đời tư cá nhân.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
-
Câu 35:
Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện nên nhân viên S thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên S đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Thụ động.
C. Công khai.
D. Ủy quyền.
-
Câu 36:
Anh L được chị Q cho xem luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ chị chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Theo câu chuyện vui có tính gợi ý của chị Q, anh L đã sao chép toàn bộ luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên D. Sau đó học viên D tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình là tác giả rồi đưa lên mạng. Anh L và học viên D đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Hợp tác.
C. Phát triển.
D. Sáng tạo.
-
Câu 37:
Anh H đang ngồi uống rượu cùng anh Q và anh P tại quán. Bà G, mẹ anh H gọi về để lấy xe máy đưa bà ra bến xe. Anh H xin phép ra về. Trên đường về, anh H va chạm với xe đạp điện của chị M đang đi ngược đường một chiều, khiến chị ngã gãy tay. Anh Q, bạn anh H cùng lúc lái ô tô đi đến, thấy mọi người đang tranh cãi đúng sai. Anh Q định đứng ra dàn xếp giúp anh H để anh về trước. Ông K bán hàng nước trên vỉa hè gần đó chạy đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H không cho anh về và yêu cầu anh đưa chị M đến bệnh viện. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh H, P và chị M.
B. Anh P, chị M, anh Q và bà G.
C. Anh H, ông K và chị M.
D. Ông K, anh H, Q và chị M.
-
Câu 38:
Ông K là giám đốc công ty, chị Q là trưởng phòng còn chị H và chị T cùng là nhân viên. Do biết ông K và chị H ngoại tình với nhau nên chị T đã gây áp lực yêu cầu ông K phải bổ nhiệm mình vào vị trí trưởng phòng thay cho chị Q và được ông K đồng ý. Biết chuyện, chị Q thuê người chặn đường đánh chị T bị thương phải nằm viện điều trị, sau đó đem hết mọi chuyện kể cho bà N là vợ ông K nghe. Vì vậy, bà N đề nghị chồng đuổi việc chị H và chị T nên ông K đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với hai người. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông K, chị T và chị Q.
B. Ông K và chị T.
C. Ông K, chị T và bà N.
D. Ông K, chị H và chị T.
-
Câu 39:
Chị Y mượn máy tính của anh K để gửi tài liệu, do có việc gấp nên quên xóa mật khẩu đăng nhập trên gmail. Khi chị H mở máy tính của chồng là anh K lên để làm việc thì vô tình đăng nhập vào gmail của chị Y. Trong gmail này, chị H phát hiện có nhiều mẫu thiết kế thời trang nên kêu anh K sao chép lại. Sau đó, anh K nhờ chị X làm môi giới để bán mẫu thiết kế cho công ty thời trang Z nên được công ty Z đã trả một khoản tiền lớn vì mẫu đẹp. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Anh K, chị H và chị X.
B. Anh K và chị H.
C. Anh K và chị X.
D. Anh K, chị X và công ty Z.
-
Câu 40:
Hạt trưởng kiểm lâm X tên là A, sau khi nhận 10 triệu đồng của anh K nên đã nhận anh vào làm bảo vệ. Anh K đã nhiều lần bắt gặp anh A nhận tiền của H để tiếp tay cho H và đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Anh K kể chuyện này cho vợ nghe, còn đưa ra cả bằng chứng cho vợ xem. Hôm sau, vợ anh K đã gọi điện và tống tiền anh A. Những ai cần bị tố cáo?
A. Hạt trưởng A.
B. H và đồng bọn.
C. Vợ K, A, H.
D. Vợ chồng K, A, H và đồng bọn.