Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Quế Võ 1
-
Câu 1:
Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh X cùng giám đốc công ti Y đã lợi dụng chức vụ để tham ô 21 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh điều này thể hiện công dân bình đẳng về?
A. trách nhiệm pháp lí.
B. nghĩa vụ pháp lí.
C. trách nhiệm kinh doanh.
D. nghĩa vụ kinh doanh.
-
Câu 2:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong lao động không thể hiện ở việc công dân tự mình ...............
A. lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp.
B. giao kết hợp đồng lao động.
C. đề xuất mức lương khởi điểm.
D. làm trái thỏa ước lao động tập thể.
-
Câu 3:
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về ........
A. hành vi nặng nhất.
B. nhiều nhất là hai hành vi vi phạm.
C. từng hành vi vi phạm.
D. một hành vi vi phạm.
-
Câu 4:
Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xác minh lí lịch cá nhân.
B. Bắt người phạm tội quả tang.
C. Công khai danh tính người tố cáo.
D. Từ chối nhận di sản thừa kế.
-
Câu 5:
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
A. Quyền của công dân không tách rời các nghĩa vụ của công dân.
B. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người không giống nhau.
D. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là gì?
A. giáo dục.
B. trừng trị.
C. đe dọa.
D. trấn áp.
-
Câu 7:
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chù thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt ....
A. chuyển quyền nhân thân.
B. kê khai tài sản thế chấp.
C. mọi quan hệ dân sự.
D. hành vi trái pháp luật.
-
Câu 8:
Công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật?
A. Cấp giấy chứng nhận kết hôn.
B. Lắp đặt hòm thư góp ý.
C. Thăm dò dư luận xã hội.
D. Tìm hiểu mức sống dân cư.
-
Câu 9:
Anh M và anh N làm việc cùng một cơ quan có cùng mức thu nhập như nhau anh M sống độc thân còn anh N có mẹ già và con nhỏ, anh M phải đóng thuế thu nhập gấp đôi anh N. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào?
A. điều kiện làm việc cụ thể của M và N.
B. đơn vị của M và N.
C. độ tuổi của M và N.
D. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của M và N.
-
Câu 10:
Cán bộ huyện Y là chị Q đã nhận 50 triệu đồng và làm già hồ sơ để giúp ông A được hường chế độ trợ cấp đặc biệt. Chị Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự và kỉ luật.
B. Hình sự và dân sự.
C. Dân sự và hành chính.
D. Kỉ luật và dân sự.
-
Câu 11:
Chị M đã tình nguyện tham gia chăm sóc trẻ em khuyết tật tại một huyện miền núi khó khăn. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Thực thi pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Phổ cập pháp luật.
-
Câu 12:
Chị M viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống Covid cho người dân. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau dây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 13:
Chị M điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, chị đã bị cảnh sát giao thông X lập bên bản xử phạt hành chính. Việc làm của chị M và việc làm của cảnh sát giao thông X là biểu hiện của những hình thức nào dưới đây?
A. Không tuân thủ pháp luật, áp dụng PL.
B. Không thi hành pháp luật, sử dụng PL.
C. Không tuân thủ pháp luật, sử dụng PL.
D. Tuân thủ pháp luật, thi hành PL.
-
Câu 14:
Bà X kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh V với thời hạn 2 năm. Một lần, anh V có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà X đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị Y là hàng xóm cung cấp, anh V đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà X nên bị anh D là con rể của bà X đến trụ sở công ty nơi anh V làm việc đề gây rối. Vì việc xô xát giữa anh D và anh V gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả hai anh. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh D, bà X và anh V.
B. Bà X và anh V.
C. Bà X, anh D và chị Y.
D. Anh V và anh D
-
Câu 15:
Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là .......
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tư vấn pháp luật.
D. giáo dục pháp luật.
-
Câu 16:
Nhận thấy điều khoản về điều kiện bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động không hợp lí, anh H cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để đề nghị mình có quyền sửa đổi hợp đồng?
A. Bình đẳng trong hưởng lương lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong chế độ bảo hộ lao động.
D. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động.
-
Câu 17:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Giao hàng không đúng địa điểm.
B. Từ chối nhận di sản thừa kế.
C. Tổ chức hoạt động khủng bố.
D. Thay đổi kết cấu nhà đang thuê.
-
Câu 18:
Anh V, anh X và anh Y là đồng nghiệp cùng thuê một căn hộ để ở. Phát hiện anh V bí mật sản xuất ma túy nhưng anh V im lặng vì còn nợ anh V số tiền 10 triệu đồng đã quá hạn mà chưa trả. Trong khi đó, anh Y nghi ngờ anh D mua ma túy của anh V nên anh Y tống tiền anh D nhưng không thành vì bị anh V phát hiện. Bức xúc, anh V ép anh Y phải ra khỏi nhà nhưng anh Y không đồng ý nên anh V đã đập vỡ máy tính của anh Y. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự?
A. Anh V và anh X.
B. Anh V, anh X và anh Y.
C. Anh V, anh X và anh D.
D. Anh V và anh Y.
-
Câu 19:
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong các quy phạm pháp luật?
A. Quy phạm đạo đức phổ biến.
B. Phong tục, tập quán.
C. Chuẩn mực xã hội.
D. Thói quen của con người.
-
Câu 20:
Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn khiến hai công nhân bị từ vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Dân sự và kỉ luật.
C. Hình sự và kỉ luật.
D. Hành chính và dân sự.
-
Câu 21:
Ông T luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời việc kê khai và nộp thuế điện tử theo quy định cho công ty của mình. Việc làm đó của ông T thể hiện sự bình đẳng của công dân về phương diện nào trước pháp luật?
A. nghĩa lí.
B. nghĩa vụ.
C. quyền lợi.
D. pháp lí.
-
Câu 22:
Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng có độ tuổi:
A. từ 16 tuổi trở lên.
B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. từ 14 tuổi trở lên.
-
Câu 23:
Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật?
A. Nghỉ việc không có lý do chính đáng.
B. Từ bỏ mọi hủ tục vùng miền.
C. Đề xuất hưởng phụ cấp độc hại.
D. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo.
-
Câu 24:
Công dân không sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Anh Q đi bầu cử đại biểu Quốc hội.
B. Chị L nộp tiền điện hàng tháng đúng hạn.
C. Bạn K viết thơ để tri ân thầy, cô giáo.
D. Ông Y nộp hồ sơ xin thành lập công ti.
-
Câu 25:
Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.
B. Thay đổi địa bàn cư trú.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
-
Câu 26:
Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện thông qua .........
A. văn bản dự thảo.
B. thỏa thuận mua bán.
C. dịch vụ truyền thông.
D. hợp đồng lao động.
-
Câu 27:
Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi hành vi vi phạm hành chính mà mình gây ra có độ tuổi là bao nhiêu?
A. từ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
-
Câu 28:
Nội dung nào dưới đây không đúng quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
B. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
C. Ưu tiên lao động nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ.
D. Làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc.
-
Câu 29:
Ông Q là giám đốc, chị Y là trưởng phòng tài chính và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Do có mâu thuẫn cá nhân, ông Q chi đạo chị Y đã làm chứng từ giả để vu khống anh S chiếm đoạt tiền của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh S. Bức xúc, vợ anh S là chị M, chủ một tiệm bánh, đón đường đánh chị Y bị thương; đồng thời anh S viết bài nói xấu chị Y trên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm kỉ luật?
A. Chị Y và ông Z.
B. Ông Q và anh S.
C. Chị Y, ông Q và chị M.
D. Chị Y, ông Q và anh S.
-
Câu 30:
Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm hàng giả số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 31% cho chị. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Ông B, anh A và H.
B. Anh C, G, D và H.
C. Vợ chồng ông B, C, G và H.
D. Bà E, chị D, G, và H.
-
Câu 31:
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tư vấn chuyên gia.
B. Thanh lí tài sản.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. Phát hành cổ phiếu.
-
Câu 32:
Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 33:
Vợ anh A là chị B giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm cùa hai vợ chồng để kinh doanh cùng bạn nhưng bị thua lỗ. Phát hiện sự việc, anh A đã đánh đập và ép vợ đến làm việc tại xưởng mộc do anh làm quàn lí mặc dù chị không đồng ý. Chị B và anh A cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Hợp tác và đầu tư.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Sản xuất và kinh doanh.
D. Lao động và công vụ.
-
Câu 34:
Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng một trăm triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đà vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Sử dụng dịch vụ bảo hiềm.
B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Bảo vệ lợi ích khách hàng.
D. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp.
-
Câu 35:
Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho:
A. các quan hệ của cá nhân.
B. các quan hệ xã hội được Pháp luật bảo vệ.
C. các quan hệ cá nhân với nhà nước.
D. các quan hệ của tổ chức.
-
Câu 36:
Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xóa bò các loại cạnh tranh.
B. Thay đổi nội dung di chúc.
C. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.
D. Thu hồi giấy phép kinh doanh.
-
Câu 37:
Ông X tự nguyện đăng kí hiến tặng cơ thể của mình sau khi ông qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Ông B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 38:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Tổ chức mua bán trẻ em.
B. Tham gia lễ hội truyền thống.
C. Trì hoãn thời gian giao hàng.
D. Hút thuốc lá nơi công cộng.
-
Câu 39:
H và Q là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm K. Cả hai đạt được doanh thu cao nên được đề nghị khen thưởng nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, Q bị giám đốc công ty loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Hành chính.
B. Kinh doanh.
C. Lao động.
D. Dân sự.
-
Câu 40:
Trong những trường hợp vi phạm pháp luật Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm chấm dứt việc làm trái pháp luật. Điều này nói tới?
A. Bản chất xã hội của pháp luật.
B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Bản chất giai cấp của pháp luật.
D. Vai trò của pháp luật.