Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên M đuổi đánh H làm H bị thương. Vô tình biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?
A. H, T và M.
B. H và T.
C. H và M.
D. T và M.
-
Câu 2:
Thanh niên A tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và bị CSGT yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm, A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Trong trường hợp này, thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự và kỷ luật.
B. Hành chính và dân sự.
C. Hành chính và hình sự.
D. Dân sự và hình sự.
-
Câu 3:
Ông D là chủ cửa hàng kinh doanh, ông đã chủ động nộp thuế theo qui định của pháp luật. Hành động của ông D thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 4:
Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh K, G, H
B. Anh G, H, K
C. Anh G,T, K
D. Anh H, T, K
-
Câu 5:
Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc, anh T đã lãng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T và anh G.
B. Anh T, anh G và anh M.
C. Anh T, anh G và anh N.
D. Anh G và anh N.
-
Câu 6:
Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông X trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông X và ông G.
B. Ông T và ông G.
C. Ông T, ông Q và anh G.
D. Ông T, ông Q và ông X.
-
Câu 7:
Ông M giám đốc công ty X ký hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lý do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc . Trong trường hợp trên những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Ông M, anh T và X.
B. Ông M và X.
C. Anh T và X.
D. Ông M, anh T, X và chị L.
-
Câu 8:
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà T một tuần. Bà T bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng. Tức thì bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền cất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Không vi phạm quyền gì cà vì đây là nhà của bà T.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 9:
Khi thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh mọi công dân đều có quyền nào dưới đây?
A. Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
B. Mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý mình.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
-
Câu 10:
Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại đọc tin nhắn. Hành vi của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do dân chủ của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại của của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
-
Câu 11:
Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B đẩy anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói trong kho chứa đồ của anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Ồng T anh M và anh B
B. Anh B, ông T và anh K.
C. Anh M và anh B.
D. Anh M và ông T.
-
Câu 12:
Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm gì?
A. hành chính.
B. hình sự.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
-
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam?
A. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn tôn giáo nhỏ.
B. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
C. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.
D. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
-
Câu 14:
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo qui định của pháp luật là bình đẳng về?
A. chính trị.
B. nghĩa vụ.
C. quyền.
D. trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 15:
Thấy công việc mà ông H là giám đốc công ty giao cho mình có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên anh T từ chối không làm theo yêu cầu của ông H. Sau đó, anh T bị ông H cho thôi việc. Việc làm của ông H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền dân chủ trong lao động.
B. Quyền tự do trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong lao động.
D. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
-
Câu 16:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?
A. Người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm theo qui định của pháp luật.
B. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm pháp luật.
C. Người kinh doanh nộp thuế theo qui định của pháp luật.
D. Công dân tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
-
Câu 17:
Chị H là nhân viên kinh doanh và ông K là cán bộ huyện X bị cảnh sát giao thông phạt hành chính vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã thực hiện bình đẳng về trách nhiệm?
A. hình sự.
B. dân sự.
C. pháp lý.
D. kỷ luật.
-
Câu 18:
Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập, nên bà M mẹ chị H đã thuê anh B đánh anh K gãy tay. Bức xúc, ông T là bố anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh K, bà M và anh B.
B. Anh K, bà M và ông T.
C. Anh K, chị H và bà M
D. Chị H, bà M và ông T.
-
Câu 19:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán là gì?
A. hàng hóa.
B. thị trường.
C. tiền tệ.
D. lao động.
-
Câu 20:
Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thuộc khái niệm nào dưới đây?
A. Quyền lao động.
B. Nguyên tắc lao động.
C. Quan hệ lao động.
D. Hợp đồng lao động.
-
Câu 21:
Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở cho người đi bộ, khi bị nhắc nhở và xử phạt, bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm một chiến sỹ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ bị xử phạt vi phạm?
A. Hành chính và hình sự.
B. Dân sự và hành chính.
C. Dân sự và hình sự.
D. Kỷ luật và hành chính.
-
Câu 22:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 23:
Do có mâu thuẫn với Giám đốc B, nên chị T và H đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công văn mật của Giám đốc B, rồi anh H đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Giám đốc B, chị T, anh K.
B. Giám đốc B, anh H.
C. Chị T, anh H.
D. Chị T, anh H, anh K.
-
Câu 24:
Hoàn thành phát biểu sau: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các .......
A. kỹ năng giao lưu trực tuyến.
B. quan hệ giao dịch dân sự.
C. qui tắc quản lý nhà nước.
D. thỏa ước lao động tập thể.
-
Câu 25:
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm?
A. sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
B. sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
C. sức lao động,đối tượng lao động, công cụ lao động.
D. sức lao động, công cụ lao động,tư liệu lao động.
-
Câu 26:
Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh L nhưng H từ chối. Nhìn thấy L, K đã đuổi theo và đánh L bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may L vung tay đạp phải mặt K. Lúc đó, H chứng kiến toàn bộ sự việc và đe dọa giết L nếu tố cáo sự việc này với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an. Trong trường hợp này, những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Chỉ có L.
B. K và H.
C. K, H và L.
D. Chỉ có K.
-
Câu 27:
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Đánh người gây thương tích là vi phạm pháp luật.
B. Không ai được giết người, làm chết người.
C. Tự ý bắt, giam, giữ người là vi phạm pháp luật.
D. Không ai được xúc phạm nhân phẩm người khác.
-
Câu 28:
Hoàn thành phát biểu sau: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật ..........
A. cho phép làm.
B. ép buộc tuân thủ.
C. qui định phải làm.
D. khuyến khích.
-
Câu 29:
Trong buổi sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của học sinh về việc thi đua khen thưởng. Học sinh A không đồng ý với quy định đó nên đã nhờ tổ trưởng của tổ mình lấy danh nghĩa cá nhân để nêu lên quan điểm cho mình. Học sinh C, D không đồng ý với ý kiến của tổ trưởng nên đã nói lên quan điểm của mình. Tập hợp ý kiến của học sinh, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho lớp. Hành vi của người nào dưới đây không thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Giáo viên chủ nhiệm.
B. Học sinh A, tổ trưởng.
C. Học sinh C, D
D. Học sinh C, D và giáo viên chủ nhiệm
-
Câu 30:
Chỉ khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Bắt người không có lý do.
B. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.
C. Cần bắt người truy nã đang lẩn trốn.
D. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình.
-
Câu 31:
Bác sỹ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sỹ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không đồng ý. Bác sỹ H không vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Đối lập
B. Tài sản.
C. Tham vấn.
D. Nhân thân.
-
Câu 32:
Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. Bình đẳng về quyền lao động.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về vai trò xã hội.
-
Câu 33:
Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo qui định của nội dung nào sau đây?
A. tổ chức tôn giáo.
B. giáo hội.
C. chính quyền địa phương.
D. pháp luật.
-
Câu 34:
Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền này ra đô la Mỹ. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Phương tiện cất trữ.
-
Câu 35:
Hoàn thành phát biểu sau: Chị A ép buộc chồng mình là anh X không được theo Thiên chúa giáo. Chị A vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ ........
A. việc làm.
B. nhân thân
C. cá nhân
D. gia đình
-
Câu 36:
Công ty X quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lý do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty X không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
-
Câu 37:
Công dân không tuân thủ pháp luật khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Kinh doanh ngoại tệ.
B. Khiếu nại tập thể.
C. Giải cứu con tin
D. Tố cáo công khai.
-
Câu 38:
Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông L khẳng định anh T là người lấy cắp. Dựa vào lời khai ông L, công an xã ngay lập tức bắt anh T. Việc làm của công an xã là vi phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. Quyền tự do đi lại của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 39:
Sau khi bị bạn gái là chị L chia tay và nhiều lần níu kéo không thành, anh K đã rủ bạn thân là anh S đột nhập vào nhà chị L để cướp tài sản. Do lối vào nhà chị L rất kiên cố nên kế hoạch của anh K, anh S không thực hiện được. Ngày hôm sau, anh K tiếp tục rủ anh S đi cùng nhưng anh S nói dối là bị ốm không đi được. Sau đó, anh K một người bạn khác là anh T đi cùng, anh T đồng ý với điều kiện chỉ cướp tài sản chứ không giết người. Khi đột nhập được vào chị L và lấy đi một số tài sản có giá trị thì bị bố, mẹ chị L phát hiện, anh K đã ra tay giết bố, mẹ chị L. Mặc dù anh T can ngăn nhưng anh K vẫn tiếp tục ra tay sát hại chị L và em gái chị L rồi mới tẩu thoát. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh K và anh T.
B. Anh K, anh S và anh T
C. Anh K và anh S.
D. Anh K, anh S và chị L
-
Câu 40:
Bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh.
B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.
D. Lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh.