Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.
-
Câu 2:
Sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp xã hội trong pháp luật là sự thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp của pháp luật.
B. Bản chất xã hội của pháp luật.
C. Bản chất của giai cấp tư sản.
D. Bản chất của giai cấp nông dân.
-
Câu 3:
Công dân A mở cửa hàng kinh doanh là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 4:
Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào duới đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm dân sự.
-
Câu 5:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 6:
Theo quan điểm của C. Mác có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử?
A. Đối tượng lao động
B. Người lao động
C. Sản phẩm lao động
D. Công cụ lao động
-
Câu 7:
A đã sử dụng tài sản riêng của B (B là vợ A) để mua ô tô mà không cần sự đồng ý của B là vi phạm nội dung quyền nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng trong lao động.
D. Bình đẳng trong kinh tế.
-
Câu 8:
Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?
A. dân chủ, công bằng, văn minh.
B. tiến bộ, hiệu quả.
C. trách nhiệm, kỷ luật.
D. tự do, tự nguyện, bình đẳng.
-
Câu 9:
Theo quy định của Bộ Luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ bao nhiêu tuổi?
A. 18 tuổi.
B. 15 tuổi.
C. 14 tuổi.
D. 16 tuổi.
-
Câu 10:
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viêt của mình. Thể hiện nội dung nào của bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng về giáo dục.
B. Bình đẳng về văn hóa.
C. Bình đẳng về phong tục.
D. Bình đẳng về truyền thống.
-
Câu 11:
Tất cả các loại đối tượng lao động dù gián tiếp hay trực tiếp đều .............
A. có sự tác động của con người.
B. có những công dụng nhất định.
C. có nguồn gốc từ tự nhiên.
D. do con người sáng tạo ra.
-
Câu 12:
Anh A mua ti vi Sony 40 inch với giá 10 triệu đồng. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng nào?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Phương tiện cất trữ.
-
Câu 13:
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm như thế nào?
A. an toàn và bí mật.
B. tùy vào hoàn cảnh
C. tuyệt đối an toàn.
D. tuyệt đối bảo mật.
-
Câu 14:
Công dân được quyền khiếu nại khi thấy hành vi như thế nào?
A. gây hại cho lợi ích công cộng.
B. gây hại cho tài sản Nhà nước.
C. gây hại cho tài sản của người khác.
D. xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 15:
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
B. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
D. dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.
-
Câu 16:
Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận ngôn luận.
B. Quyền tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 17:
Nội dung của các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực và bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định về mặt nội dung.
-
Câu 18:
Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước làm gì?
A. bảo vệ công dân.
B. bảo vệ lợi ích của mình.
C. quản lý công dân.
D. quản lý xã hội.
-
Câu 19:
Mua hàng mà không thanh toán tiền đúng cam kết hành vi vi phạm gì?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
-
Câu 20:
Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật?
A. Thường xuyên đi làm muộn.
B. Sản xuất hàng giả.
C. Vượt đèn đỏ.
D. Làm lây nhiễm HIV cho người khác.
-
Câu 21:
Theo quy định của pháp luật mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử điều này thể hiện quyền gì?
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. bình đẳng về quyền chính trị.
C. bình đẳng giữa các dân tộc.
D. bình đẳng giữa các tôn giáo.
-
Câu 22:
Nhiều lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước là người dân tộc thiểu số, điều này thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chính trị.
B. Bình đẳng về kinh tế.
C. Bình đẳng về văn hóa.
D. Bình đẳng về giáo dục
-
Câu 23:
Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
C. Giết người, đe dọa giết người.
D. Làm chết người.
-
Câu 24:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Cho bạn đọc tin nhắn của mình.
B. Cho bạn bè số điện thoại của người thân.
C. Nhờ bạn viết hộ thư.
D. Đọc trộm tin nhắn của người khác.
-
Câu 25:
Việc làm nào sau đây là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Cha mẹ nhắc nhở phê bình con mắc lỗi.
B. Trêu đùa bạn trong lớp.
C. Nói xấu người khác trên facebook.
D. Góp ý, kiểm điểm bạn vi phạm nội qui.
-
Câu 26:
Công dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?
A. cơ sở.
B. cả nước.
C. địa phương.
D. trung ương.
-
Câu 27:
Người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. trực tiếp.
B. phổ thông.
C. bình đẳng.
D. bỏ phiếu kín.
-
Câu 28:
Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?
A. Quyền khiếu nại của công dân.
B. Quyền tự do ngô luận của công dân.
C. Quyền tố cáo của công dân.
D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
-
Câu 29:
Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
-
Câu 30:
Hàng ngày đi đến trường em và các bạn không đi hàng hai, hàng ba, không sử dụng ô che nắng khi điều khiển phương tiện điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 31:
Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con cùa chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân?
A. Ông X, anh K và anh H.
B. Ông X và anh K.
C. Ông X và anh H.
D. Anh K và anh H.
-
Câu 32:
Anh H khi bán xe ô tô của hai vợ chồng đã không bàn bạc với vợ. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. tài sản.
C. tài chính.
D. gia đình.
-
Câu 33:
Ông A không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi 2.000 m2 đất của gia đình ông để giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn K sử dụng. Trong trường hợp này, ông A cần viết đơn khiếu nại gửi đến ai để bảo vệ quyền lợi cho gia đình mình?
A. Chủ tịch huyện.
B. Trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện.
C. Giám đốc sở tài nguyên môi trường.
D. Nhân viên phòng ủy ban huyện.
-
Câu 34:
Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung # cầu.
-
Câu 35:
Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh H và chị B.
B. Anh H, chị P, chị B và anh T.
C. Anh H, chị B và chị P.
D. Anh H, anh A và chị P.
-
Câu 36:
Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh M, bà B và bà C.
B. Anh M và bà B.
C. Anh M và bà C.
D. Vợ chồng chị X và bà B.
-
Câu 37:
T đủ 16 tuổi, bị công an bắt khi đang vận chuyển trái phép chất ma túy. T phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. T không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì đang tuổi vị thành niên.
B. T phải chịu trách nhiệm hành chính vì chỉ vận chuyển hộ người khác.
C. T phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã đủ tuổi theo qui định của pháp luật.
D. T phải chịu trách nhiệm hình sự vì phạm tội đặc biệt nghiệm trọng.
-
Câu 38:
Chị N và công ty X giao kết hợp đồng lao động, trong đó công ty X có hành động ép chị N phải nộp 5 triệu tiền đặt cọc, việc giao kết phù hợp với nội dung nào sau đây?
A. Tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp.
D. Trái pháp luật lao động.
-
Câu 39:
K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máý điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào anh B đi xe máy và em X (13 tuổi)đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu cả bốn ngựời dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường họp này, những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B, K và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.
D. K và Q.
-
Câu 40:
Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phảị chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.
B. Anh S yà Đ.
C. Anh H, M, S và Đ
D. Anh H, S và Đ