Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Phan Châu Trinh
-
Câu 1:
Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là hình thức gì?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
D. Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 3:
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm của các công dân và tổ chức.
C. Quy định các bổn phận của công dân và tổ chức trong xã hội.
D. Quy định những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm.
-
Câu 4:
Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là gì?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất khi nào?
A. cung lớn hơn cầu.
B. cầu giảm, cung tăng.
C. cung nhỏ hơn cầu.
D. cung bằng cầu.
-
Câu 6:
Pháp luật là gì?
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
-
Câu 7:
Đối tượng của vi phạm hành chính là ai?
A. cá nhân.
B. tổ chức.
C. cơ quan hành chính.
D. cá nhân và tổ chức.
-
Câu 8:
Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là gì?
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm kỷ luật.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm hình sự.
-
Câu 9:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì?
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 10:
Hàng hoá có những thuộc tính nào?
A. Giá trị và giá trị trao đổi.
B. Giá trị và giá trị sử dụng.
C. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt.
D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.
-
Câu 11:
Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định ở đâu?
A. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị.
B. Hiến pháp và Pháp luật.
C. các văn bản qui định của Nhà nước.
D. các thông tư, nghị quyết.
-
Câu 12:
Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì gì?
A. hôn nhân.
B. hòa giải.
C. li hôn.
D. li thân.
-
Câu 13:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
-
Câu 14:
Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nào?
A. nhân thân và gia đình.
B. tài sản và gia đình.
C. nhân thân và tài sản.
D. thân nhân và tài sản.
-
Câu 15:
Công dân bình đẳng trước pháp luật là gì?
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
-
Câu 16:
Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là gì?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 17:
Khi nào tiền làm chức năng tiền tệ thế giới?
A. Khi đồng tiền đó phải là đồng tiền có giá trị lớn nhất.
B. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
C. Khi đồng tiền được đưa ra lưu thông trên thị trường.
D. Khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán.
-
Câu 18:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải đảm bảo điều gì?
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.
B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.
C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.
D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.
-
Câu 19:
Đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?
A. Pháp luật là phương tiện để công dân quản lí xã hội.
B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của mình.
D. Là công cụ giúp công dân thực hiện quyền của mình.
-
Câu 20:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
-
Câu 21:
Khái niệm kết hôn là gì?
A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.
C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.
-
Câu 22:
Theo C. Mác, chúng ta có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử?
A. Đối tượng lao động.
B. Sản phẩm lao động.
C. Người lao động.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 23:
Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền nào?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 24:
"Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là gì?
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ gián tiếp.
C. Hình thức dân chủ tập trung.
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 25:
Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền gì?
A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
-
Câu 26:
Ở phạm vi cơ sở dân chủ trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào sau đây?
A. “Dân biết, dân thực hiện, dân làm, dân kiểm tra”:
B. “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra và giám sát”:
C. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”:
D. “Dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân xử lí”:
-
Câu 27:
Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy như thế nào?
A. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.
B. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.
C. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
D. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.
-
Câu 28:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Điều này đảm bảo gì?
A. quyền sáng tạo của công dân.
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền phát triển của công dân.
D. quyền tự do của công dân.
-
Câu 29:
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?
A. Pháp luật với đạo đức.
B. Pháp luật với cộng đồng.
C. Pháp luật với xã hội.
D. Pháp luật với gia đình.
-
Câu 30:
"...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." (Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5,tr.698 đã thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A. Giai cấp.
B. Chính trị.
C. Xã hội.
D. Văn hóa.
-
Câu 31:
Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 32:
H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
-
Câu 33:
Tại một phiên tòa xét xử hai bị cáo bị buộc tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý. Trong đó, một người 41 tuổi, một người 43 tuổi, vi phạm cùng một mức độ, công trạng và hoàn cảnh như nhau nhưng tòa tuyên phạt hình phạt khác nhau. Điều này thể hiện gì?
A. độ tuổi khác nhau thì mức án khác nhau.
B. người tái phạm sẽ có hình phạt cao hơn.
C. người có chức năng quản lý cao hơn bị phạt nặng.
D. không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 34:
Tình huống: Bạn M và N cùng 1 hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Nhưng M vi phạm trước và N vi phạm sau. Trường hợp nào sau đây là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là người đi sau.
B. Mức phạt của bạn M cao hơn mức phạt đối với bạn N.
C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.
D. Cả hai bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.
-
Câu 35:
Nhân lúc L – chị của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của L, vì cho rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của L?
A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân.
B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân.
-
Câu 36:
Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền nhân thân.
-
Câu 37:
Do có mâu thuẫn với Giám đốc B, nên chị T đã dùng điện thoại chụp trộm thông tin đầu tư, kinh doanh của Giám đốc B để trên bàn, rồi nhờ anh P đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị T, anh K và giám đốc B.
B. Chị T, anh P, anh K.
C. Chị T và anh K.
D. Chị T, anh P và giám đốc B.
-
Câu 38:
Nhận được tin báo của ông A nghi ngờ nhà bà X chứa tội phạm truy nã, ông C là công an xã xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ bỏ chạy sang nhà ông T. Vốn có mâu thuẫn với ông C nên ông T đã giấu cháu bé vào nhà kho. Sau năm giờ tìm không thấy cháu mình, bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ tố cáo hành vi của những ai dưới đây?
A. Ông A, ông C và bà X.
B. Ông A và ông T.
C. Ông A và bà X.
D. Ông C, ông T và bà X.
-
Câu 39:
T (19 tuổi) rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng, trên đường đi gặp Q (18 tuổi), B (17 tuổi) và M (17 tuổi) xin cùng đi để hổ trợ cho T và H, nhưng đi gần đến tiệm vàng thì B quay về và không đi nữa. Theo em trong trường hợp này những ai vi phạm pháp luật?
A. T, H, Q và M.
B. Q, M và B.
C. T, Q, H, M và B.
D. T, H và B.
-
Câu 40:
Do mâu thuẫn với H, nên N nhờ mấy học sinh K, L và T (lớp khác) đánh hội đồng H. Q và M trực tiếp chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà M còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Trong trường hợp này những ai là người vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân?
A. A. K, L, T , Q và M.
B. H, K, L, T và N.
C. N, K, L, T và M.
D. K, L, T, N và Q.