Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Phạm Thành Trung
-
Câu 1:
Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là văn bản gì?
A. Là văn bản quy phạm xã hội
B. Là văn bản quy phạm pháp luật
C. Là văn bản quy phạm đạo đức
D. Là văn bản hành chính
-
Câu 2:
Học sinh đi học trễ, đây là hành vi gì?
A. vi phạm đao đức
B. vi phạm pháp luật
C. vi phạm quy tắc
D. vi phạm nội quy
-
Câu 3:
Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, tính chặt chẽ về mặt hình thức là…. của pháp luật.
A. đặc điểm
B. đặc trưng
C. bản chất
D. tính chất
-
Câu 4:
Ông An xây nhà lấn chiếm sang phần đất của ông Bình. Trong trường hợp này, ông Bình cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Viết đơn tố cáo.
B. Viết đơn khiếu nại.
C. Sang chửi bới nhà ông An.
D. Sang đập vỡ tường nhà ông An.
-
Câu 5:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật....
A. cho phép làm.
B. không cho phép làm.
C. quy định phải làm.
D. quy định.
-
Câu 6:
Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật ....
A. cho phép làm
B. không cấm
C. cấm
D. không đồng ý
-
Câu 7:
Hoàn thành nội dung sau: Vi phạm hình sự là hành vi…., bị coi là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự.
A. nguy hiểm cho xã hội
B. cực kỳ nguy hiểm
C. đặc biệt nguy hiểm
D. rất nguy hiểm
-
Câu 8:
Trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 9:
Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Công nhân H thường xuyên đi làm muộn
B. Xây nhà trái phép
C. Cướp giật dây chuyền ,túi xách người đi đường
D. Vay tiền dây dưa không trả
-
Câu 10:
Em Tý (8 tuổi) chơi diêm cùng em trai làm cháy đống rơm hàng xóm dẫn tới hậu quả cháy nhà. Vì sao hành vi này không vi phạm pháp luật?
A. Chưa đủ tuổi
B. Không có khả năng điều chỉnh hành vi
C. Không có khả năng gánh chịu hậu quả
D. Không có năng lực trách nhiệm pháp lý
-
Câu 11:
Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong ............
A. Hiến pháp
B. Hiến pháp và luật
C. luật Hiến pháp
D. luật và chính sách
-
Câu 12:
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lý....
A. như nhau
B. bằng nhau
C. ngang nhau
D. có thể khác nhau
-
Câu 13:
Vì sao giữa các công dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?
A. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
B. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm
C. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về nghĩa vụ và lợi ích
D. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về lợi ích và bổn phận
-
Câu 14:
Trong tuyển sinh Đại học, cao đẳng, vì sao Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, liệt sĩ?
A. Đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập
B. Bản chất tốt đẹp của nhà nước ta
C. Số phận thiệt thòi hơn
D. Tìm kiếm nhân tài
-
Câu 15:
Bình bẳng trong quan hệ giữa vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống
-
Câu 16:
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu nào?
A. Tài sản thừa kế
B. Tài sản chung
C. Tài sản riêng.
D. Tài sản được tặng
-
Câu 17:
Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
A. Kết hôn
B. Nghỉ việc không lí do
C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi
D. Có thai
-
Câu 18:
Tài sản chung là tài sản được hình thành.....
A. trong thời kì hôn nhân
B. trước thời kì hôn nhân
C. sau khi li hôn
D. thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân
-
Câu 19:
Vì sao pháp luật có những quy định riêng đối với phụ nữ trong lao động?
A. Do sức khỏe yếu
B. Do phải làm công việc gia đình
C. Do đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ
D. Do họ lao động giỏi hơn
-
Câu 20:
Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động vì ....
A. đảm bảo quyền lợi cho người lao động
B. đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động
C. đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp
D. đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên tham gia
-
Câu 21:
Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Đạo cao đài.
B. Đạo tin lành
C. Đạo phật.
D. Đạo thiên chúa
-
Câu 22:
“Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.” Là ý nghĩa của nội dung nào?
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
C. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng.
D. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng
-
Câu 23:
Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là gì?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng
B. Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
D. Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội
-
Câu 24:
T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
-
Câu 25:
B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.
-
Câu 26:
Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố thuộc nội dung nào?
A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo
C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
-
Câu 27:
Qui định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là thuộc nội dung nào?
A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo
C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
-
Câu 28:
Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
-
Câu 29:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ.
B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.
C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
-
Câu 30:
Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện.
B. Đang thi hành án phạt tù.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
-
Câu 31:
Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 32:
Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền dân chủ.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền khiếu nại.
-
Câu 33:
Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền nhân thân.
-
Câu 34:
Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
-
Câu 35:
Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
-
Câu 36:
Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 37:
Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập; thể hiện điều gì?
A. công bằng xã hội trong giáo dục.
B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục.
D. chủ trương phát triển giáo dục.
-
Câu 38:
Hoàn thành nội dung sau: Mọi công dân đều có quyền được học ..........
A. giáo trình nâng cao.
B. chương trình liên kết.
C. không bị hạn chế.
D. theo chủ đề tự chọn.
-
Câu 39:
Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thực hiện hình thức học nào?
A. giáo trình liên thông.
B. chương trình song ngữ.
C. thường xuyên, suốt đời.
D. gián đoạn, chuyển tiếp.
-
Câu 40:
N có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật nhưng bố mẹ bắt N nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ N đã vi phạm những quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập và sáng tạo.
B. Học tập và lao động.
C. Lao động và giải trí.
D. Lao động và phát triển.