Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Lần 1
-
Câu 1:
Ông A phê bình hàng xóm là ông B thường xuyên xả rác thải không đúng nơi quy định dẫn đến mâu thuẫn giữa hai gia đình. Một lần, bắt gặp ông A vượt đèn đỏ còn lớn tiếng mắng chửi cảnh sát giao thông là anh S, con trai ông B là đồng nghiệp của anh S, đã lập biên bản xử phạt ông A theo đúng quy định. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Ông A và anh C.
B. Ông B và ông A.
C. Ông B và anh S.
D. Ông B và anh C.
-
Câu 2:
Nghi ngờ chị S lấy trộm máy tính của mình nên anh C cùng anh A đã dùng hung khí đánh chị S bị đa chấn thương. Nhận được tin báo, trưởng công an phường là ông Q triệu tập anh A và anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai. một hôm sau, bố anh A là ông V phát hiện con mình bị ông Q giam và bỏ đói đến ngất xỉu tại trụ sở công an phường nên đã yêu cầu ông Q phải thả anh A. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự?
A. Chị S và ông V.
B. Ông V và ông Q.
C. Anh C, anh A và ông Q.
D. Chị S, ông V và ông Q.
-
Câu 3:
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với số lượng hàng giả lớn (tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng) thì thuộc loại vi phạm pháp luật nào và bị xử phạt ra sao?
A. Vi phạm hình sự và bị xử phạt tù.
B. Vi phạm hành chính và bị xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng
C. Vi phạm hành chính và phạt tiền từ 25 triệu đến 35 triệu đồng.
D. Vi phạm hình sự và phạt tiền từ 25 triệu đến 35 triệu đồng.
-
Câu 4:
Bà M có 4 con gà, dạo này nhà bà hết gạo ăn nên bà mang đổi cho chị Đ để lấy 5 yến gạo. Con gái bà thắc mắc không biết mẹ mình dựa vào cơ sở nào để trao đổi hàng hóa như vậy. Bạn hãy giải thích giúp bà M?
A. Cân nặng của gà và gạo bằng nhau
B. Giá trị cá biệt của gà và gạo bằng nhau
C. Thời gian lao động cá biệt của chúng bằng nhau
D. Giá trị xã hội của gà và gạo như nhau
-
Câu 5:
Trong thời gian chờ quyết định li hôn với vợ là bà C, chủ một tiệm tạp hóa, cán bộ sở X là ông A đã sống chung như vợ chồng với nhân viên dưới quyền là chị S. Biết chuyện, bà C đã ép buộc con gái mình là chị D, sinh viên đại học đến sở X lăng nhục, xúc phạm chị S. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính, vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Ông A, bà C và chị D.
B. Bà C và ông A.
C. Ông A, bà C và chị S.
D. Ông A và chị S.
-
Câu 6:
Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp không được trái với Hiến Pháp. Yêu cầu này nhằm mục đích gì?
A. Tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
B. Tạo nên sự hài hòa của hệ thống pháp luật nước ta.
C. Tạo nên sự gắn kết giữa các văn bản pháp luật.
D. Tạo nên mối liên hệ mật thiết trong hệ thống pháp luật nước ta.
-
Câu 7:
Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ có chức năng nào sau đây?
A. Kiểm soát thông tin
B. Điều tiết sản xuất
C. Thước đo giá trị
D. Kích thích tiêu dùng
-
Câu 8:
Theo quy định tại điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Em hãy cho biết mức phạt đối với người chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe máy từ 50cm3 trở lên?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đống đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
-
Câu 9:
Qui định nào thể hiện đặc trưng tính qui phạm phổ biến của pháp luật?
A. Học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường.
B. Các hộ dân cư trong khu 13 phải tổng dọn vệ sinh mỗi tháng một lần.
C. Công dân Việt Nam phải trung thành với Tổ Quốc, phản bội Tổ Quốc là tội nặng nhất.
D. Các đồng chí là Đảng Viên phải nghiêm túc thực hiện điều lệ Đảng.
-
Câu 10:
N học xong lớp 12, em tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa do nhân tố nào quyết định?
A. nhà nước
B. người làm dịch vụ
C. người sản xuất
D. thị trường
-
Câu 11:
Vi phạm hành chính là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước do ai thực hiện?
A. cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
B. cá nhân và tổ chức cùng thực hiện.
C. tổ chức kinh tế thực hiện.
D. tổ chức chính trị thực hiện.
-
Câu 12:
Hình thức khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác khi xâm phạm tới các quan hệ công vụ nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm hình sự.
D. Vi phạm dân sự.
-
Câu 13:
Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là gì?
A. người vi phạm cần chủ động đăng ký nhân khẩu.
B. người vi phạm phải khai báo tạm trú, tạm vắng.
C. người vi phạm phải có năng lực trách nhiệm pháp lí.
D. người vi phạm cần bảo mật lí lịch cá nhân.
-
Câu 14:
Cán bộ sở X là anh A điều khiển xe ô tô của cơ quan đi công việc riêng và sai làn đường nhưng được cảnh sát giao thông là anh B bỏ qua lỗi vi phạm. Sau đó, xe ô tô do anh A điều khiển đã va chạm với chị V đang lưu thông ngược đường một chiều khiến chị V bị ngã gãy chân. Nhận được tin báo, chồng chị V là anh D tự ý bỏ cuộc họp giao ban tại ủy ban nhân xã và đến hiện trường vụ tai nạn rồi đập vỡ gương xe ô tô của anh A. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự và kỉ luật?
A. Anh B, anh D và chị V.
B. Anh D và anh A.
C. Anh A, anh D và anh B.
D. Anh B và anh D.
-
Câu 15:
Vì không có nhu cầu sử dụng nên bà M giao bán căn nhà của mình đang ở để xuống Hà nội với con cháu. Ngôi nhà có vị trí đẹp nên có nhiều khách hỏi thăm. Bà đã đồng ý bán căn nhà cho vợ chồng anh H. Theo em bà M nên sử dụng số tiền đó như thế nào để góp phần làm giảm tình trạng lạm phát xảy ra cho nền kinh tế nước nhà?
A. Bà đem chia cho con cháu và làm từ thiện
B. Bà gửi số tiền đó vào ngân hàng để chờ cơ hội mang ra đầu tư kinh doanh
C. Bà sắm một cái két và cất số tiền vào trong đó phòng khi cần đến
D. Bà mua vàng và đem cất trong két
-
Câu 16:
Hoàn thành nội dung sau đây: Trong nền sản xuất hàng hóa, sở dĩ hàng hóa này có thể trao đổi được với hàng hóa kia là do chúng có ..........
A. giá trị sử dụng và mẫu mã giống nhau
B. mẫu mà và chất lượng tương đương nhau
C. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau
D. chất lượng và giá trị hàng hóa khác nhau
-
Câu 17:
Anh Y là nhân viên công ty điện lực Miền Bắc. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, đã đến ngày đóng viện phí và mua thuốc nhưng trong nhà không còn đồng nào.Những chỗ hỏi vay được anh đã hỏi hết, chả biết làm thế nào anh túng quá hóa liều đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền 10 đồng. Nếu là bạn của Y em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Báo với cơ quan công an nơi thường trú.
B. Im lặng vì thương hoàn cảnh của bạn đang quá khó khăn.
C. Khuyên Y nhận lỗi với công ty và chịu mọi trách nhiệm.
D. Báo cho lãnh đạo công ty về hành vi của anh Y.
-
Câu 18:
Hôm ấy khoảng 3h, Q 15 tuổi và B 17 tuổi đang điều khiển xe máy trên đường thì nhìn thấy một chị đang đi phía trước có đội mũ hiệu DKYN, trị giá khoảng 200.000 đồng. vốn là dân sành điệu Q biết ngay đó là mũ hàng hiệu. Q nói với B: “Tụi mình chỉ giật chiếc mũ chứ có giật dây chuyền đâu mà lo”. Nghĩ vậy Q liền điều khiển xe áp sát vào để B ngồi sau giật lấy chiếc mũ và tăng ga bỏ chạy. Một cảnh sát giao thông đang làm việc gần đó đã dồn đuổi theo và bắt được. Em hãy cho biết hành vi của Q và B thuộc loại tội phạm nào?
A. Nghiêm trọng.
B. Rất nghiêm trọng.
C. Ít nghiêm trọng.
D. Đặc biệt nghiêm trọng.
-
Câu 19:
Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. sức lao động
B. năng lực lao động
C. nguồn lao động
D. khả năng lao động
-
Câu 20:
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân là gì?
A. áp dụng pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật
D. sử dụng pháp luật
-
Câu 21:
Bạn B thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn B?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
-
Câu 22:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng phạm pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 23:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Em hãy cho biết đâu không phải là thành phần kinh tế mà nước ta đang thực hiện?
A. Thành phần kinh tế nhà nước
B. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
C. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D. Thành phần kinh tế tư bản-tư nhân
-
Câu 24:
Sắp đến dịp tết trung thu. Bà Z mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy bà Z đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng thực hiện giá trị
B. Chức năng thông tin
C. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất
D. Chức năng thừa nhận, kích thích sản xuất
-
Câu 25:
“Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, nhưng hi vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra”. Đây là dấu hiệu lỗi nào?
A. Lỗi vô ý do cẩu thả.
B. Lỗi vô ý do quá tự tin.
C. Lỗi cố ý gián tiếp.
D. Lỗi cố ý trực tiếp.
-
Câu 26:
Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh nhà anh D hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được trao qui định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh D đã xây mới lại bức tường. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò gì?
A. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
D. Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
-
Câu 27:
Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật?
A. Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu.
B. Pháp luật là đạo đức tối đa, đạo đức là pháp luật tối thiểu.
C. Pháp luật và đạo đức tồn tại song song, đều có vai trò quan trọng.
D. Pháp luật được thực hiện bằng cưỡng chế, đạo đức được thực hiện tự giác.
-
Câu 28:
Cán bộ sở X là chị K, bị tòa tuyên án phạt tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Hành chính và kỉ luật.
C. Hành chính và dân sự.
D. Hình sự và kỉ luật.
-
Câu 29:
Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm càng nên ông s đã đánh bà S bị ngất. Thấy vậy, chủ tọa là ông C đã tạm dừng cuộc họp và đề nghị anh B là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà đi cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn từ trước anh B đã từ chối lời đề nghị của ông C, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà đi bệnh viện. Những ai dưới đây đã sử dụng pháp luật?
A. Bà P, ông C.
B. Ông S, ông C, bà P.
C. Ông S, anh B.
D. Anh B, bà P, ông C.
-
Câu 30:
Bạn H cho rằng: “Con bò khi kéo cày trên đồng ruộng thì nó được coi là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng khi con bò đó bị đưa ra lò mổ thì nó trở thành đối tượng lao động của người làm nghề giết mổ gia súc” Theo em bạn H dựa vào đâu để phân biệt một vật lúc nào là tư liệu lao động, lúc nào là đối tượng lao động?
A. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của con bò trong sản xuất.
B. Mục đích sử dụng con bò gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.
C. Chức năng của con bò đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất.
D. Đặc tính cơ bản của con bò gắn với chức năng cơ bản của nó trong sản xuất.
-
Câu 31:
Trong câu: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào…” Các Mác muốn nói tới vai trò của nội dung nào?
A. người lao động
B. sản phẩm lao động
C. tư liệu lao động
D. đối tượng lao động
-
Câu 32:
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm gì?
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Qui định bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
C. Các qui tắc quy định về những việc được làm, phải làm, không được làm.
D. Qui định về hành vi của con người.
-
Câu 33:
Pháp luật hình sự quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật là bao nhiêu?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Dưới 16 tuổi.
-
Câu 34:
Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
B. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con gái mình.
C. Anh D trong lúc nên cơn động kinh đã đạp vỡ của kính nhà hành xóm.
D. Anh H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả.
-
Câu 35:
Ông H đã đưa hối lộ cho anh L là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa và nhận hối lộ của H và L. Anh K đã yêu cầu H phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo. H đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện đã đi kể lại cho vợ của K biết. Trong tình huống này ai là người vi phạm pháp luật và đạo đức?
A. Ông K và H.
B. Ông K, H, L.
C. Ông L, K.
D. Ông H và L.
-
Câu 36:
Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định cuả pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật.
B. Ban hành pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.
-
Câu 37:
“Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo về quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…” Em hãy cho biết đây là lời khẳng định của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Trường Trinh.
-
Câu 38:
Cán bộ xã D là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sở để giuos ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Hình sự và kỉ luật.
C. Hành chính và dân sự.
D. Kỉ luật và dân sự.
-
Câu 39:
Một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm. Đây là hình thức nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 40:
Điều 102 Bộ luật hình sự qui định: “ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” Em hãy xác định bộ phận Chế tài trong Điều luật trên?
A. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
B. Bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
C. Có điều kiện mà không cứu dẫn đến hậu quả người đó chết.
D. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp.