Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
-
Câu 1:
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
B. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.
C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
-
Câu 2:
Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa
C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa
D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa
-
Câu 3:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nội dung gì?
A. nguyên tắc ngang giá.
B. nhu cầu tiêu dùng.
C. nhu cầu thị trường.
D. định hướng của nhà nước.
-
Câu 4:
“Ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hiện đại hóa.
B. Công nghiệp hóa.
C. Đổi mới đất nước.
D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 5:
Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa hai nội dung nào?
A. Tư duy và tồn tại.
B. Tư duy và vật chất.
C. Duy vật và duy tâm.
D. Sự vật và hiện tượng.
-
Câu 6:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?
A. Tiến lên
B. Ngắt quãng.
C. Thụt lùi.
D. Tuần hoàn
-
Câu 7:
Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó có sự thay đổi gì?
A. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất
B. Các sự vật thay đổi
C. Lượng mới ra đời
D. Sự vật mới hình thành, phát triển
-
Câu 8:
Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là gì?
A. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
B. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng
C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng
-
Câu 9:
Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính cưỡng chế.
-
Câu 10:
Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện là thể hiện bản chất nào của pháp luật?
A. Giai cấp.
B. Nhà nước.
C. Xã hội.
D. Các giai cấp.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
B. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.
C. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.
D. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.
-
Câu 12:
Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
-
Câu 13:
Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là gì?
A. thực hiện pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 14:
Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm nào?
A. kỉ luật.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. hành chính.
-
Câu 15:
Đạt độ tuổi nhất định để có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình là gì?
A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. năng lực hình sự.
C. năng lực dân sự.
D. hành vi hợp pháp.
-
Câu 16:
Anh M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh K. Hậu quả là anh K bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%; xe máy của anh K bị hỏng nặng. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí anh M phải chịu là gì?
A. Hình sự và dân sự.
B. Dân sự và hành chính.
C. Kỉ luật và dân sự.
D. Hình sự và hành chính.
-
Câu 17:
Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh tọán nhưng do muốn chiêm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của giạ đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông K và ông M
B. Ông M và anh S
C. Ông K, ông M và anh S
D. Ông K, bà N và anh S
-
Câu 18:
Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng về gì?
A. về trách nhiệm pháp lí.
B. về quyền và nghĩa vụ.
C. về thực hiện pháp luật.
D. về trách nhiệm trước tòa án.
-
Câu 19:
Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Không ai được ưu tiên.
C. Không nên làm phiền người khác.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.
-
Câu 20:
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
-
Câu 21:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.
D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.
-
Câu 22:
Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?
A. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
B. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
C. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
-
Câu 23:
Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X, vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền hôn nhân và gia đình?
A. Chị A và con rể.
B. Chị A, anh B và chị H.
C. Chị A, anh B, con rể và chị H.
D. Chị A, anh B và con rể.
-
Câu 24:
Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây không vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông Q
B. Ông T, ông Q và ông p.
C. Ông p và anh G.
D. Ông T, ông Q và anh G.
-
Câu 25:
Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là gì?
A. Các cơ sở tôn giáo.
B. Các cơ sở vui chơi.
C. Các cơ sở họp hành tôn giáo.
D. Các cơ sở truyền đạo.
-
Câu 26:
Ngày 27/ 7 hàng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện ...........
A. hoạt động tín ngưỡng.
B. hoạt động mê tín dị đoan.
C. hoạt động tôn giáo.
D. hoạt động công ích.
-
Câu 27:
Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát là gì?
A. bị can.
B. bị cáo.
C. khởi tố bị can.
D. truy nã.
-
Câu 28:
Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?
A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
C. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.
D. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
-
Câu 29:
Kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời hạn bao lâu?
A. 12 giờ
B. 13 giờ
C. 14 giờ
D. 15 giờ
-
Câu 30:
Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?
A. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
B. Mọi công dân trong xã hội.
C. Cán bộ công chức nhà nước.
D. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.
-
Câu 31:
Mâu thuẫn trong việc chia tài sản, A lớn tiếng nạt nộ và nhảy vào đánh em trai là B nhưng được mọi người can ngăn kịp thời nên B không bị chấn thương. Thấy chồng bị đánh, C là vợ của B đã dùng gậy lao vào đòi đánh A nhưng không thực hiện được hành vi vì được mọi người can ngăn. Trong trường hợp này, những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. anh A và chị C.
B. chỉ mình anh A.
C. anh B và chị C.
D. anh A, B và chị C.
-
Câu 32:
Anh B vào nhà ông C lấy trộm máy vi tính bị anh C cùng anh H và anh M bắt quả tang. Thấy vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc bảo đem anh B vào nhốt ở nhà kho của hợp tác xã. Nghe lời anh E, H và M đem nhốt anh B vào kho. Chẳng may đến sáng hôm sau, anh B vì lạnh và đói ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân?
A. Anh M và anh H
B. Ông C, anh H, anh M
C. Anh H, anh E, anh M
D. Anh E và anh M
-
Câu 33:
Do ganh ghét N nên A đã bàn với anh M nhân viên bưu điện để mình đưa thư cho N giúp anh. Vì bận việc và thấy cũng tiện đường với A nên anh M đã đồng ý. Nhưng A không đưa thư cho N mà mở ra xem và hủy luôn thư. Khi biết chuyện, N cùng với bạn của mình là T đến nhà đập phá và đe dọa đánh A. Sự việc đến tai ông H trưởng công an xã, ông H đã cho người đến mời N và A về cơ quan để giải quyết. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. M và A.
B. H và T.
C. M, A và T.
D. M, A và H.
-
Câu 34:
Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân ở xã được giám sát, kiểm tra là gì?
A. việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.
B. đề án đinh canh định cư.
C. đường lối chủ trương chính sách.
D. xây dựng các công trình phúc lợi.
-
Câu 35:
Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
-
Câu 36:
Do không làm chủ được tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên ông M đã va chạm vào anh H khiến anh bị xây xát nhẹ. Tức giận vì ông M không xin lỗi còn to tiếng chửi bới, anh H kể chuyện này với anh rể mình là T. Vô tình biết được ông M làm cùng công ty với P là bạn thân mình, anh T bí mật rủ anh P cầm theo hung khí tìm ông M để trả thù. Bị ông M lớn tiếng chửi mắng, anh P đã đâm ông M trọng thương, phải nhập viện. Hành vi của ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh T, ông P.
B. Ông M, anh T và anh P.
C. Ông M và anh P.
D. Anh H, anh P và ông M.
-
Câu 37:
Được chị M đồng nghiệp cho biết việc chị N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút 200 triệu đồng của cơ quan X, chị K đã đe dọa chị N, buộc chị phải chia cho mình một nửa số tiền đó. Biết chuyện ông G là Giám đốc Sở X đã ký quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở xã và đưa anh T vào thay thế vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng. Nhân cơ hội đó, chị N đã có ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định cho chị M. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo?
A. Chị N và ông G
B. Chị N, ông G và anh T
C. Chị N và chị K
D. Chị M, ông G và anh T
-
Câu 38:
Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị H, chị Q và anh T.
B. Chị Q và anh T.
C. Chị H và chị Q.
D. Chị H, chị Q và anh P.
-
Câu 39:
Việc trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền phát triển.
B. Quyền khỏe mạnh.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền học tập.
-
Câu 40:
Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Học từ thấp đến cao.
C. Học không hạn chế.
D. Học bất cứ ngành nghề nào.