Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Trân
-
Câu 1:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể ....
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
B. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
C. hiểu được hành vi của mình.
D. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
-
Câu 2:
Thực hiện pháp luật là hành vi quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi .....
A. tự nguyện của mọi người.
B. dân chủ trong xã hội.
C. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
D. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
-
Câu 3:
Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật.
D. Ban hành pháp luật.
-
Câu 4:
Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Yếu kém của người vi phạm.
B. Người vi phạm có khuyết điểm.
C. Người vi phạm phải có lỗi.
D. Hạn chế của người vi phạm.
-
Câu 6:
Ông Trần Văn N điều khiển xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Ông Trần Văn N đã ...
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 7:
Anh K điều khiển xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Anh K đã ...
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 8:
Anh A bị nhiễm HIV, anh A biết nhưng vẫn chung sống cùng vợ. Một thời gian sau, vợ anh A bị lây nhiễm HIV từ chồng mình. Chọn ý đúng nhất với trường hợp trên.
A. Hành vi của anh A không vi phạm pháp luật, do anh A không cố ý.
B. Hành vi của anh A là vi phạm hình sự.
C. Hành vi của anh A là vi phạm dân sự.
D. Hành vi của anh A là vi phạm kỉ luật.
-
Câu 9:
Vào dịp cuối năm A rủ B đi vận chuyển thuê pháo nổ cho chủ hàng. B đã không đồng ý với A vì biết rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật. Việc làm của B là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 10:
Nghi ngờ A lấy trộm điện thoại của mình, anh B tự ý xông vào nhà A lục soát. Anh B đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 11:
K 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma túy. Cơ quan Công an kết luận K đã phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. K có phải chịu trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
A. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác.
B. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.
D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
-
Câu 12:
Đang thực hiện hợp đồng giao dịch chứng khoán, Công ty Z đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty L. Hành vi của Công ty Z là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Kỷ luật.
D. Hình sự.
-
Câu 13:
Phát biểu nào dưới đây không đúng với quyền bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ?
A. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
C. Bất kì công dân nào đều được hưởng các quyền bình đẳng như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền thừa kế...
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
-
Câu 14:
Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sáng kiến pháp luật.
-
Câu 15:
Bình đẳng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về ....
A. Kinh doanh.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Lao động.
D. Tôn giáo.
-
Câu 16:
Bình đẳng người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện thông qua ....
A. trả lương.
B. tìm kiếm việc làm.
C. quảng cáo tuyển lao động.
D. giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 17:
Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là gì?
A. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
B. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
C. những tài sản theo thừa kế.
D. những tài sản có trong gia đình.
-
Câu 18:
Hiện nay nhu cầu về nhà chung cư cao cấp ngày càng lớn nên tập đoàn V đã mở rộng quy mô xây dựng để cung ứng nhiều căn hộ ra thị trường. Tập đoàn V đã thực hiện quyền nào trong kinh doanh?
A. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền chủ động trong kinh doanh.
D. Quyền kinh doanh.
-
Câu 19:
Anh A và chị B lấy nhau và đã có 2 đứa con. Trước khi lấy chồng chị B đã để dành được một số tiền lớn trong ngân hàng. Chồng chị B biết được điều này và đã yêu cầu chị B phải đưa số tiền này vào tài sản chung của vợ chồng. Việc làm của anh A đã xâm phạm nguyên tắc nào trong quan hệ vợ chồng?
A. Tự do cá nhân.
B. Tự chủ về tài chính.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ tài sản.
-
Câu 20:
Chồng chị A ngoại tình, biết chuyện nên chị A đã đi rêu rao, nói xấu, xúc phạm danh dự chồng cho cả cơ quan chồng chị biết chuyện. Với ý định để chồng trở nên xấu hổ, ân hận và không dám làm thế nữa. Chị A trong tình huống này đã ....
A. thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân.
B. vi phạm quan hệ nhân thân.
C. thực hiện nghĩa vụ trong hôn nhân.
D. vi phạm nguyên tắc công bằng trong hôn nhân.
-
Câu 21:
Chị H đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty Z điều chuyển công việc kế toán sang vận chuyển hàng kho, công việc này trước đây chỉ có nam giới mới có thể đảm nhiệm vì rất nặng nhọc. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động?
A. quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình
B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
C. không bị phân biệt đối xử về thành phần kinh tế
D. không bị phân biệt đối xử về nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế
-
Câu 22:
Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo điều gì?
A. yêu cầu của Viện Kiểm sát.
B. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
D. yêu cầu của tòa án.
-
Câu 23:
Hành động mở trộm thư của người khác đọc là hành vi vi phạm quyền gì?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 24:
Khi thấy tên cướp chạy vào nhà anh B. Các đồng chí công an hình sự đã đuổi theo và vào nhà anh B đề nghị giúp đỡ để bắt tên cướp. Trong trường hợp này anh B nên làm gì cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Đóng cửa lại không cho vào nhà.
B. Hợp tác với công an.
C. Nhẹ nhàng từ chối.
D. Che giấu cho tên cướp.
-
Câu 25:
Quyền tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong nội dung nào?
A. Luật Hình sự.
B. Hiến pháp.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Hành chính.
-
Câu 26:
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để làm gì?
A. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
B. nhân dân kiểm soát quyền lực.
C. thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
D. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ gián tiếp.
-
Câu 27:
Trong những nhóm người sau, nhóm được thực hiện quyền bầu cử là ai?
A. những người đang bị tạm giam.
B. những người mất năng lực hành vi dân sự.
C. những người đang bị kỉ luật.
D. những người đang chấp hành hình phạt tù.
-
Câu 28:
Việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của quyền nào?
A. tham gia quản lí nhà nước.
B. tố cáo.
C. bầu cử và ứng cử.
D. khiếu nại.
-
Câu 29:
Cơ quan địa chính quận A nhiều lần trì hoãn việc cấp sổ đỏ cho gia đình ông T dù ông đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ xin cấp sổ đỏ theo quy định. Trong trường hợp này ông A nên làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?
A. Chờ đợi.
B. Viết đơn cầu cứu.
C. Tố cáo.
D. Khiếu nại.
-
Câu 30:
Anh A là người dân tộc thiểu số đang làm việc và đã định cư tại Hà Nội. Vừa qua, anh có tham gia ứng cử Hội đồng Nhân dân cấp quận nhưng bị gạt khỏi danh sách vì là người dân tộc thiểu số, không phải là người địa phương. Trường hợp này, anh A nên sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền khiếu nại.
-
Câu 31:
Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với ....
A. định hướng của nhà trường.
B. trào lưu của xã hội.
C. yêu cầu của gia đình.
D. khả năng của bản thân.
-
Câu 32:
Công dân có quyền sáng tác văn học nghệ thuật. Đây là nội dung nào thuộc quyền nào?
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. dân chủ của công dân.
-
Câu 33:
Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được khuyến khích.
B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được ưu tiên.
-
Câu 34:
Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kĩ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lí hóa quy trình sản xuất, đưa năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền lao động.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền học tập.
-
Câu 35:
Nội dung của pháp luật về quốc phòng, an ninh được thể hiện trong bộ luật nào dưới đây?
A. Luật Hôn nhân và gia đình.
B. Luật Khoáng sản.
C. Luật Kinh doanh.
D. Luật Quốc phòng.
-
Câu 36:
Bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia như một ....
A. nhiệm vụ của Nhà nước.
B. nhiệm vụ của công dân.
C. nguyên tắc hoạt động của Nhà nước.
D. vai trò của Nhà nước.
-
Câu 37:
Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là gì?
A. đối tượng lao động.
B. phương tiện lao động.
C. tư liệu lao động.
D. công cụ lao động.
-
Câu 38:
Anh A dùng tiền để trả hóa đơn tiền điện. Lúc này tiền thực hiện chức năng nào?
A. phương tiện cất trữ
B. phương tiện thanh toán
C. phương tiện lưu thông
D. thước đo giá trị
-
Câu 39:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
B. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
-
Câu 40:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Chi phí sản xuất.
B. Giá cả.
C. Năng suất lao động.
D. Nguồn lực.