Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Ngô Thời Nhiệm
-
Câu 1:
Chị L bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức ‘buộc thôi việc’. Nếu nhận thấy hình thức kỷ luật của Công ty đối với mình là không thỏa đáng, chị L cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Tự do ngôn luận.
B. Khiếu nại.
C. Lao động.
D. Tố cáo.
-
Câu 2:
Khi biết con mình là G có tình cảm yêu đương với H, bố G đã kịch liệt phản đối vì G theo đạo Thiên chúa còn H theo đạo Phật. Hành vi của bố G là biểu hiện phân biệt vì lý do gì?
A. tín ngưỡng.
B. lễ nghi
C. tôn giáo.
D. phong tục.
-
Câu 3:
Ông X thế chấp ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng A để vay 2 tỉ đồng kinh doanh. Sau đó việc làm ăn của ông X thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngôi nhà của ông X sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào ?
A. Giữ giấy tờ nhà đất của ông X đến khi nào ông X trả hết tiền cho ngân hàng.
B. Giao lại ngôi nhà cho ông X bán để lấy tiền trả cho ngân hàng.
C. Yêu cầu ông X giao nhà và sẽ trực tiếp bán để thu hồi vốn.
D. Khởi kiện ông X ra tòa án và dành quyền bán ngôi nhà của ông X để thu hồi vốn.
-
Câu 4:
Việc thực hiện nghĩa vụ được Hiến pháp và luật qui định là điều kiện cần thiết để công dân làm gì?
A. đòi quyền lợi cho mình.
B. được pháp luật bảo vệ.
C. hoàn thành nhiệm vụ của mình.
D. sử dụng các quyền của mình.
-
Câu 5:
Nước thải của nhà máy Y đã được xử lý đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy Y đã .....
A. Thể hiện trách nhiệm của nhà máy đối với môi trường.
B. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
C. Đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
D. Chú trọng môi trường làm việc của công nhân.
-
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc mà việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo điều gì?
A. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật.
B. Giao kết gián tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
C. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
D. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
-
Câu 7:
Bình đẳng giữa vợ và chồng chủ yếu được thể hiện trong quan hệ nào?
A. tình cảm và trong quan hệ kinh tế.
B. hôn nhân và trong quan hệ sở hữu.
C. nhân thân và trong quan hệ kinh tế.
D. nhân thân và trong quan hệ tài sản.
-
Câu 8:
Qui luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian....lao động
A. cá thể riêng lẻ.
B. xã hội cần thiết.
C. thường xuyên biến động.
D. ổn định bền vững.
-
Câu 9:
Anh T chồng chị B ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị B dựa dẫm chồng, bà A mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái buồn rầu, chán nản vì chuyện mẹ chồng, bà L mẹ ruột chị B đã bôi nhọ danh dự bà A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?
A. Bà L, bà A.
B. Anh T, bà A, bà L.
C. Anh T, bà A.
D. Vợ chồng chị B, bà A.
-
Câu 10:
Để phát triển bền vững đất nước, những vấn đề nào cần dược ưu tiên giải quyết ?
A. Kinh tế, dân số, môi trường và quốc phòng, an ninh.
B. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới và xã hội.
C. Kinh tế, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng, an ninh.
D. Kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.
-
Câu 11:
B (19) tuổi thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên B đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất và lấy đi hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Ngay sau đó B đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm nào?
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. hình sự.
-
Câu 12:
Các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đó là đại diện thể hiện nội dung nào trong các nội dung dưới đây ?
A. Bản chất xã hội của pháp luật.
B. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
C. Tính qui phạm phổ biến của pháp luật.
D. Bản chất giai cấp của pháp luật.
-
Câu 13:
Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện nội dung nào dưới đây ?
A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
B. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.
D. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
-
Câu 14:
Tung tin nói xấu, xúc phạm người khác nhằm hạ uy tín là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nội dung nào?
A. tự do của người khác.
B. an toàn, bí mật của người khác.
C. danh dự và nhân phẩm của người khác.
D. bảo vệ thông tin cá nhân của người khác.
-
Câu 15:
H, T, N, K đều 19 tuổi bị Công an xã X bắt quả tang khi đánh bài ăn tiền. Trưởng Công an xã X đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với H, T, N. Còn K là cháu ruột ông Chủ tịch xã X nên không bị xử phạt, chỉ bị Công an xã nhắc nhở rồi cho về. Trong trường hợp này, cách xử lý vi phạm của Công an xã X như thế nào?
A. vừa có lý vừa có tình và có thể chấp nhận được.
B. không đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
C. không đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân.
D. phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật.
-
Câu 16:
Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa thì khi đó tiền thực hiện chức năng gì?
A. phương tiện cất trữ.
B. thước đo giá trị.
C. phương tiện lưu thông.
D. phương tiện thanh toán.
-
Câu 17:
Vợ chồng anh H rao bán nhà, chị V đến xem và trả giá 800 triệu đồng. Lúc đầu anh H đồng ý bán nhưng vợ anh không đồng ý vì cho rằng giá bán chưa hợp lý. Sau khi bàn bạc với vợ, anh H cũng quyết định không bán và đòi giá cao hơn. Trong trường hợp này thể hiện vợ, chồng anh H bình đẳng trong quan hệ nào?
A. hôn nhân.
B. làm ăn.
C. tình cảm.
D. kinh tế.
-
Câu 18:
Để chuẩn bị cho cuộc thi ‘vẽ tranh cổ động’ hướng tới ngày thành lập Đoàn, Q thấy được bức tranh của H để trên bàn liền gọi M lại xem. M lấy điện thoại ra chụp và lưu lại. Sau đó M đem bức ảnh đó bán lại cho K. K đề tên mình lên bức tranh và nộp sản phẩm dự thi. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân ?
A. Q và M.
B. M và K.
C. Q và K
D. Chỉ có Q
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không qui định về nghĩa vụ công dân ?
A. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
-
Câu 20:
Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có quyền tố cáo ?
A. Phát hiện ổ mại dâm trá hình.
B. Nhận được quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan công tác.
C. Bị Công an giao thông xử phạt quá mức.
D. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan Thuế.
-
Câu 21:
Một trong những nguyên tắc của chính sách đối ngoại nước ta là gì?
A. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
B. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.
D. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Câu 22:
Nhận được tin báo nhà anh H có dấu hiệu tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Anh D trưởng Công an xã đã yêu cầu anh T là công an viên và anh G trưởng thôn đến nhà anh H để xác minh. Anh H đã ngăn cản không cho vào nhà và có những lời lẽ xúc phạm đến anh T và anh G. Thấy vậy, ông B hàng xóm nhà H đã cùng với anh T và anh G bắt trói anh H và giải về ủy ban xã giam giữ hai ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân ?
A. Anh H, ông B.
B. Anh T, anh G.
C. Ông B, anh T, anh G.
D. Anh T, anh H, anh G.
-
Câu 23:
Công an có quyền ập vào bắt giữ người vi phạm pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ nhà và lệnh bắt, giữ người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Phát hiện nghi phạm của một vụ án tham nhũng đang ở nhà anh K.
B. Phát hiện thấy một số người tụ tập để chuẩn bị đánh bạc trong nhà bà T.
C. Phát hiện một người đang bị truy nã tại nhà ông A.
D. Phát hiện một số người đang có hành vi mua bán dâm tại nhà nghỉ Y.
-
Câu 24:
Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn văn N 14 năm tù giam về các tội ‘cướp tài sản’ và ‘ cố ý gây thương tích’. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước làm gì?
A. thể hiện quyền lực.
B. quản lý xã hội.
C. quản lý công dân.
D. trừng phạt người phạm tội.
-
Câu 25:
Sau khi tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh khó khăn anh K phải dừng việc học để đi làm kiếm sống. Sau khi ổn định, anh lại làm hồ sơ thi vào trường Đại học Kiến trúc để thỏa mãn niềm đam mê học tập của mình. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Học không hạn chế.
C. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
D. Tự do chọn trường.
-
Câu 26:
N (21 tuổi) dự định sẽ mở một quán trà sữa ở gần nhà, do đó N tìm hiểu thêm một số qui định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào ?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 27:
H đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình, sau đó được một Công ty sản xuất phim mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào của công dân ?
A. Quyền sáng tạo của công dân, sáng tạo ra tác phẩm văn học và đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình.
B. Quyền được học tập của công dân, sáng tạo ra tác phẩm văn học và đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình.
C. Quyền được phát triển của công dân, sáng tạo ra tác phẩm văn học và đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
-
Câu 28:
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là gì?
A. văn bản áp dụng pháp luật.
B. văn bản qui định pháp luật.
C. văn bản qui phạm pháp luật.
D. văn bản thực hiện pháp luật.
-
Câu 29:
Bà A cho ông B cạnh nhà vay số tiền 250 triệu đồng, ông B đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền, bà A đã nhiều lần đến đòi nhưng ông B không chịu trả lại tiền cho bà A. Trong trường hợp này, bà A cần phải làm gì ?
A. Nhờ công an giải quyết.
B. Làm đơn khởi kiện ông B lên Tòa án nhân dân quận để đòi lại tiền.
C. Thuê người đến tìm ông B để đòi nợ giúp mình.
D. Nhờ Ủy ban nhân dân phường giải quyết.
-
Câu 30:
Trong quá trình thực hiện chủ trương của nhà nước về giải phóng mặt bằng. Anh T phát hiện cán bộ đền bù địa phương là chị H có dấu hiệu thông đồng cùng ông A trưởng thôn cố tình làm giả, làm sai sổ sách để ăn chênh lệch tiền đền bù của gia đình anh và một số gia đình khác của thôn với số tiền gần 1 tỉ đồng. Anh T đã kể chuyện này với anh B. Anh B đã cùng với bạn mình là S đến nhà ông A để đòi lại tiền. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo ?
A. Ông A, chị H
B. Anh B, anh S.
C. Anh T, anh B, Anh S.
D. Anh T, Ông A, chị H
-
Câu 31:
Sự tự do sáng tạo và phổ biến các công trình khoa học có giá trị của công dân luôn được pháp luật nước ta ....
A. khuyến khích.
B. bảo vệ.
C. khẳng định.
D. thừa nhận.
-
Câu 32:
Để đảm bảo cho mọi công dân về bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, Nhà nước phải không ngừng làm gì?
A. thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật.
B. ban hành và đưa nhiều bộ luật mới vào áp dụng.
C. đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. xây dựng lực lượng công an hùng hậu.
-
Câu 33:
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của ai?
A. tòa án.
B. công an.
C. ủy ban nhân dân.
D. hội đồng nhân dân.
-
Câu 34:
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về ............
A. tiềm năng lao động.
B. tư liệu sản xuất.
C. chế độ lao động.
D. quản lý dân chủ.
-
Câu 35:
Mục tiêu và phương hướng nào dưới đây không phải là mục tiêu phương hướng của chính sách dân số ?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở.
B. Nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.
C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến các chủ trương biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.
-
Câu 36:
Nhà nước tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (1992). Điều này thể hiện quyền cơ bản nào của công dân ?
A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. Quyền biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý dân.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
D. Quyền ứng cử, bầu cử của công dân.
-
Câu 37:
Việc Nhà nước có các chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các chủ thể nào?
A. công dân.
B. giới tính.
C. vùng miền.
D. dân tộc.
-
Câu 38:
Ai có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức ?
A. Cá nhân.
B. Tổ chức.
C. Công chức Nhà nước.
D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
-
Câu 39:
Tăng trưởng liên tục là tiêu chí đặt ra cho lĩnh vực nào trong việc hướng tới một đất nước phát triển bền vững ?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa và xã hội.
C. Quốc phòng và an ninh.
D. Môi trường.
-
Câu 40:
Hành vi nào sau đây xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe người khác ?
A. Y tá phát nhầm thuốc cho bệnh nhân khiến bệnh nhân chết.
B. Điều khiển xe máy lưu thông khi đang có biểu hiện say rượu.
C. Bác sỹ yêu cầu bệnh nhân A uống một loại thuốc mà bệnh nhân A không thích.
D. Bán một số thực phẩm chức năng không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ.