Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Ngô Quyền
-
Câu 1:
X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
-
Câu 2:
Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. H và T
B. H và M.
C. T và M.
D. H, T và M.
-
Câu 3:
Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. K, chị H và chồng.
B. Chị H và K.
C. Chị H và chồng.
D. Chị M, H và K.
-
Câu 4:
Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình, gọi là gì?
A. trách nhiệm pháp lí.
B. thi hành nội quy.
C. tuân thủ quy chế.
D. thực thi đường lối.
-
Câu 5:
Công dân có quyền học ở các cấp/ bậc học, từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo qui định của pháp luật là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học ở nhiều bậc học
B. Quyền học không hạn chế
C. Quyền học thường xuyên
D. Quyền học suốt đời
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp bắt giữ một người nào đó trong trường hợp nào?
A. cướp giật tài sản.
B. truy lùng tội phạm.
C. khống chế con tin.
D. phạm tội quả tang.
-
Câu 7:
Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 8:
C không cung cấp đầy đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lí do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho anh D. Hành vi của anh C là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hành chính.
C. Thỏa thuận.
D. Kỉ luật.
-
Câu 9:
Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì sau đây?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện lưu thông.
-
Câu 10:
Mục đích của tố cáo là gì?
A. Xử lí hành vi trái pháp luật.
B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
C. Báo cáo hành vi trái pháp luật.
D. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
-
Câu 11:
Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và nội dung nào sau đây?
A. giao dịch dân sự.
B. công vụ nhà nước.
C. trao đổi hàng hóa.
D. chuyển nhượng tài sản.
-
Câu 12:
Nhân dịp lễ 30/4 các công ty lữ hành giảm giá, Giám đốc ngân hàng A đã cho toàn thể nhân viên dưới quyền nghỉ để đi du lịch. Giám đốc A đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả giảm thì cầu tăng.
B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
C. Giá cả độc lập với cầu.
D. Giá cả ngang bằng giá trị.
-
Câu 13:
Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lí về mọi vi phạm hành chính?
A. Đủ từ 17 tuổi.
B. Đủ từ 16 tuổi.
C. Đủ từ 18 tuổi.
D. Đủ từ 15 tuổi.
-
Câu 14:
Quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.... do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu gọi là quyền?
A. Quyền sở hữu trí tuệ.
B. Quyền tác giả.
C. Quyền nghiên cứu khoa học.
D. Quyền sở hữu công nghiệp.
-
Câu 15:
Khám chỗ ở công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi bắt người đang bị truy nã.
B. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
C. Khi công an cần khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
D. Khi công an cần khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan.
-
Câu 16:
Vi phạm hình sự là hành vi như thế nào?
A. tương đối nguy hiểm cho xã hội.
B. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
C. rất nguy hiểm cho xã hội.
D. nguy hiểm cho xã hội.
-
Câu 17:
Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhất định có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, được gọi là gì?
A. lượng giá trị.
B. giá trị.
C. giá trị sử dụng.
D. giá cả.
-
Câu 18:
Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là gì?
A. Công nghiệp hóa.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tự động hóa.
D. Hiện đại hóa
-
Câu 19:
Kh đã lập kế hoạch giả mạo tên của Ng và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về Ng. Hành vi này của Kh đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện tín.
C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
-
Câu 20:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ để xác định ...............
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Vùng kinh tế.
C. Ngành kinh tế.
D. Thành phần kinh tế.
-
Câu 21:
Cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 22:
Do mâu thuẫn cá nhân mà 4 học sinh lớp 11 đón đường đánh M làm M bị tổn hại sức khỏe tới 16%. Hành vi của 4 học sinh trên đã vi phạm gì?
A. pháp luật hành chính.
B. pháp luật dân sự.
C. pháp luật kỉ luật.
D. pháp luật hình sự.
-
Câu 23:
Chị A mở trang trại chăn nuôi lợn nhưng thường xuyên sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, vậy chị A đã không thực hiện hình thức nào?
A. tuân thủ pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 24:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung gì?
A. bình đẳng trong lao động.
B. bình đẳng về kinh tế - xã hội.
C. bình đẳng về chính trị.
D. bình đẳng trong kinh doanh.
-
Câu 25:
Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. cá nhân.
C. sở hữu.
D. tài sản.
-
Câu 26:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng:
A. Quyền lực nhà nước.
B. Quyền lực xã hội.
C. Chủ trương, chính sách.
D. Tuyên truyền, giáo dục.
-
Câu 27:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo B ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường A đến trường C là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Công nhận pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 28:
Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó.
B. Lờ đi không nói gì.
C. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận.
D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xóa tin trên Facebook.
-
Câu 29:
Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy máu có nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, chị V mẹ cháu bé vô tình nghe H kể chuyện này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này, những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị L, anh K, Q và H.
B. Anh K, chị L và Q.
C. Anh K, chị V, L và Q.
D. Chị L, H và Q.
-
Câu 30:
Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.
-
Câu 31:
Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. thực hiện quyền lao động.
B. quản lí nguồn nhân lực.
C. điều phối sản xuất.
D. thu hút đầu tư.
-
Câu 32:
Học sinh P đăng kí tham gia cuộc thi "Sáng tạo trẻ" nhưng Ban tổ chức từ chối vì không đủ chỗ trưng bày sản phẩm dự thi. Ban tổ chức đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Nghiên cứu.
C. Phát triển.
D. Học tập.
-
Câu 33:
Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm), làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức nào?
A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 34:
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích gì?
A. Đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân.
B. Tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức.
C. Đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
D. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.
-
Câu 35:
Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà L đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng đó khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng bà L và V.
B. Vợ chồng bà L.
C. Vợ chồng bà L, anh K và V.
D. Anh K và V.
-
Câu 36:
Sau khi nhận 300 triệu đồng tiền đặt cọc mua hàng của anh T và chị V, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chi Y nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê chị Y mua đất để kinh doanh. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị Y nhiều lần không được, anh T và chị V đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho cháu S con chị Y. Trong lúc mọi người đang tập trung cấp cứu cháu S, anh T và chị V lấy xe Honda của chị Y để xiết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh T và chị V và vợ chồng chị Y.
B. Anh T và chị V và cháu S.
C. Anh T và chị V.
D. Anh T và chị V và chị Y.
-
Câu 37:
Ông H đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải phóng mặt bằng nhà ông để xây dựng khu đô thị mới. Ông H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Giám sát.
B. Kiểm tra.
C. Khiếu nại.
D. Tố cáo.
-
Câu 38:
Hành vi lái xe lạng lách đánh võng là vi phạm gì?
A. Kỉ luật.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Nội quy.
-
Câu 39:
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về gì?
A. trách nhiệm kinh tế.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm xã hội.
D. trách nhiệm chính trị.
-
Câu 40:
Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti-vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy trị giá hơn 30 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.
C. Quan hệ nhân thân và chi tiêu trong gia đình.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài chính.