Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh
-
Câu 1:
Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. tác động.
B. sản xuất.
C. lao động.
D. hoạt động.
-
Câu 2:
Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với nội dung nào?
A. tổng thời gian lao động cộng đồng.
B. tổng thời gian lao động tập thể.
C. tổng thời gian lao động xã hội.
D. tổng thời gian lao động cá nhân.
-
Câu 3:
Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 4:
Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 5:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Quyết định lợi nhuận thường niên.
B. Từ chối tham gia lễ hội truyền thống.
C. Tổ chức tiêu thụ xăng giả.
D. Định vị sai địa điểm giao hàng.
-
Câu 6:
Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là gì?
A. thực hiện pháp luật.
B. phổ biến pháp luật.
C. tư vấn pháp luật.
D. giáo dục pháp luật.
-
Câu 7:
Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là thể hiện công dân bình đẳng về ...........
A. kinh tế.
B. nghĩa vụ.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. quyền công dân.
-
Câu 8:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình được thể hiện qua những quan hệ nào?
A. Việc làm, thu nhập.
B. Tài sản, nhân thân.
C. Chức vụ, địa vị.
D. Tài năng, trí tuệ.
-
Câu 9:
Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền nào?
A. đầu tư.
B. quản lí.
C. lao động.
D. phân phối.
-
Câu 10:
Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải .............
A. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm
B. tuyển dụng chuyên gia cao cấp
C. kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí
D. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên
-
Câu 11:
Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện nâng cao trình độ là góp phần thực quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào?
A. tự do tín ngưỡng.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa, giáo dục.
-
Câu 12:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và giam, giữ người chỉ được thực hiện khi có quyết đinh hoặc phê chuẩn của chủ thể nào?
A. ủy ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Tổng thanh tra.
D. Viện Kiểm sát.
-
Câu 13:
Đe dọa giết, giết người là hành vi xâm phạm quyền của công dân được pháp luật bảo hộ về nội dung gì?
A. nhân phẩm, danh dự.
B. tính mạng và sức khỏe.
C. tinh thần, tính mạng.
D. danh dự, sức khỏe.
-
Câu 14:
Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp là một nội dung thuộc quyền nào?
A. tự do hội họp.
B. tự do ngôn luận.
C. tự do thân thể.
D. tự do dân chủ.
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc bằng hình thức nào khác nữa?
A. tự ứng cử.
B. được tranh cử.
C. ủy quyền ứng cử.
D. trực tiếp tranh cử.
-
Câu 16:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân hỏi, dân nói, dân nghe.
B. Dân tổ chức biểu tình phản đối.
C. Đóng góp ý kiến khi trưng cầu ý dân.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
-
Câu 17:
Đối với người khiếu nại thì mục đích của khiếu nại là nhằm mục đích gì?
A. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp.
B. khôi phục lợi ích của Nhà nước.
C. bảo vệ Nhà nước và pháp luật.
D. tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học không hạn chế của công dân?
A. Học từ thấp đến cao.
B. Học khi được chỉ định.
C. Học theo sự ủy quyền.
D. Học thay người đại diện.
-
Câu 19:
Công dân được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây?
A. Tự phán quyết.
B. Đối thoại.
C. Kiểm tra.
D. Được phát triển.
-
Câu 20:
Công dân có quyền lựa chọn mặt hàng để kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về nội dung nào?
A. chế độ ưu đãi.
B. phát triển kinh tế.
C. triệt tiêu mọi dư luận xã hội.
D. lĩnh vực độc quyền.
-
Câu 21:
Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Quản lí sản xuất.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Thước đo giá trị.
-
Câu 22:
Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích sức sản xuất.
-
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân.
B. Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng.
C. Tự ý, chia sẻ bí mật cá nhân người khác.
D. Tổ chức hoạt động kinh doanh xăng giả.
-
Câu 24:
Anh H nhân viên tiếp viên của hãng hành không X có hành vi cố ý làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khác thì phải chịu trách nhiệm?
A. hình sự.
B. dân sự.
C. kỉ luật.
D. hành chính.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục?
A. Xây dựng trường dân tộc nội trú.
B. Thực hiện chế độ cử tuyển.
C. Tuyên truyền từ bỏ hủ tục.
D. Hỗ trợ kinh phí học tập.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi nào?
A. chủ động định vị khi giao nhận.
B. thay đổi phương tiện vận chuyển.
C. bảo quản bưu phẩm đường dài.
D. tự tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có ..............
A. hoạt động khai báo y tế.
B. công cụ để thực hiện tội phạm.
C. người đang cách ly y tế.
D. đối tượng tố cáo nặc danh.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
C. Đăng kí hiến máu nhân đạo.
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
-
Câu 29:
Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu cử thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Công bằng.
D. Bình đẳng.
-
Câu 30:
Quyền nào dưới đây tạo điều kiện cho công dân nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra các sản phẩm, các công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội?
A. Quyền học tập.
B. Quyền phát triển.
C. Quyền lao động.
D. Quyền sáng tạo.
-
Câu 31:
Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã xảy ra sự cố sập giàn giáo làm ba công nhân bị thương vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính giáo dục của pháp luật.
-
Câu 32:
Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỉ luật.
D. Hành chính.
-
Câu 33:
Trong cuộc họp với các gia đình trong bản, ông H trưởng bản đã động viên khen ngợi gia đình anh M, đã sử dụng có hiệu có nguồn vốn vay của nhà nước để thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Ngoài ra ông cũng phê bình và nhắc nhở gia đình ông D cần thay đổi phương thức làm ăn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Gia đình anh M đã thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc của nhà nước ta trên phương diện nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Tôn giáo.
D. Văn hóa.
-
Câu 34:
Trong hội nghị hiệp thương giới thiệu nhân sự bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã. Khi anh D đang trình bày ý kiến của mình về lý lịch ứng cử viên thì anh Q đã tìm cách ngăn cản buộc anh D phải dừng ý kiến. Bức xúc, ông C là chủ tọa cuộc họp đã yêu cầu giữ trật tự đồng thời không cho anh Q và anh D được có ý kiến khác trong suốt thời gian còn lại của cuộc họp. Những ai dưới đây thực hiện chưa đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông C và anh Q.
B. Ông C, anh Q và anh D.
C. Ông C và anh D.
D. Anh Q và anh D.
-
Câu 35:
Do anh T phải cách ly y tế theo quy định nên chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T và chị H.
B. Chị H và nhân viên S.
C. Anh T, chị H và nhân viên S.
D. Chị H, cụ M và nhân viên S.
-
Câu 36:
Được sự hỗ trợ của đồng nghiệp, anh G đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và được hội đồng nghiệm thu đánh giá loại xuất sắc, anh G nộp đơn đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Anh G đã vận dụng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Hợp tác.
C. Phát triển.
D. Sáng tạo.
-
Câu 37:
Ông P cùng vợ là bà T tự ý lấn chiếm đất thuộc hành lang an toàn lưới điện để xây dựng nhà ở. Cơ quan chức năng đến lập biên bản, yêu cầu dừng xây dựng nhưng ông P không chấp hành. Ông P và bà T vẫn tiếp tục thuê anh N, anh M đến làm mái che sân thượng và anh L thì chở vật liệu cho mình. Do bất cẩn trong khi đang thi công nên anh M bị ngã gãy tay. Anh L chở vật liệu cồng kềnh đã va quệt với người đi đường làm họ bị thương nhẹ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh L, anh N và anh M.
B. Bà T, anh N và anh M.
C. Ông P, anh M và anh N.
D. Ông P, anh L và bà T.
-
Câu 38:
Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết đơn xin nghỉ làm 5 ngày và đã được hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 5 ngày nghỉ trở lại làm việc, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lí do đã bố trí đủ giáo viên. Chị H bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Tìm kiếm việc làm.
B. Quyền lao động.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng nam và nữ.
-
Câu 39:
Ông V làm giám đốc công ty Z, trong quá trình lãnh đạo đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của Nhà nước, để trốn tránh trách nhiệm ông V chỉ đạo chị T kế toán công ty tiêu hủy các hồ sơ, chứng từ có liên quan. Biết chuyện anh X là nhân viên đã tố cáo ông V. Thấy vậy, anh Q con ông V đã thuê anh S bắt con anh X để khống chế anh phải rút đơn tố cáo, đồng thời thuê anh M đưa ông V trốn đi nước ngoài. Những ai dưới đây có hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh S, ông V và anh M.
B. Anh S và anh Q.
C. Ông V, chị T và anh X.
D. Ông V, chị T và anh Q.
-
Câu 40:
Do có mâu thuẫn từ trước với chị B nên chị A đã xúi giục chồng mình là anh H đang làm giám đốc công ty X, nơi chị B đang công tác điều chuyển công tác chị B. Đúng lúc anh H vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị B đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị A. Quá bứcc xúc, anh N chồng chị B đã chặn xe ô tô công vụ do anh H sử dụng đi đám cưới để đe dọa anh này, làm anh hoảng sợ, điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh L cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì anh H từ chối đưa tiền nên anh L đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà anh H không vi phạm. Những ai dưới đây có thể là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh H, anh K, chị A và anh N.
B. Chị A, chị B, anh K và anh N.
C. Chị A, chị B, anh N.
D. Anh H và anh L.