Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lý Thái Tổ Lần 2
-
Câu 1:
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật cạnh tranh.
B. Quy luật cung -cầu.
C. Quy luật kinh tế.
D. Quy luật giá trị.
-
Câu 2:
“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau vềmọi mặt trong gia đình”(Điều 19. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính ý chí và khách quan.
-
Câu 3:
Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.
B. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.
C. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
-
Câu 4:
Trường hợp thực hiện bầu cử nào sau đây đúng với quy định của pháp luật?
A. Không tự viết được, nhờ người viết phiếu bầu và tự bỏ vào hòm phiếu kín.
B. Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho một người.
C. Mang phiếu về nhà, suy nghĩ rồi quay lại điểm bầu cử để bỏ phiếu.
D. Cha Mẹ nhờ con đã thành niên đi bỏ phiếu bầu cử hộ.
-
Câu 5:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã ........
A. Thi hành PL.
B. Áp dụng PL
C. Tuân thủ PL.
D. Sử dụng PL.
-
Câu 6:
Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của anh M chụp thân thiết với chị N, chị Đ rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị P lấy ảnh của N ghép với ảnh của anh T rồi tung lên mạng xã hội. Do quá ghen tức khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái mình là N, nên anh M đã rủ thêm S và G chặn đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho anh T. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Chị Đ, chị P, anh M,S, G.
B. Anh T, M, S và G.
C. Chị P và chị Đ.
D. Chị P và chị N.
-
Câu 7:
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Lao động xã hội của người sản xuất.
B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Giá trị số lượng,chất lượng.
D. Giá trị trao đổi của hàng hóa.
-
Câu 8:
Hình thức chịu trách nhiệm kỷ luật nào không đúng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật?
A. Khiển trách,cảnh cáo.
B. Xử phạt tiền, nhắc nhở không tái phạm.
C. Chuyển công tác khác.
D. Hạ bật lương hay buộc thôi việc.
-
Câu 9:
Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi yếu tố nào?
A. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
-
Câu 10:
Cơ quan nào có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật?
A. Viện Kiểm sát nhân dân.
B. Tòa án nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Công an nhân dân.
-
Câu 11:
Ông S đề nghị chính quyền xã giải thích về việc làm đường giao thông kém chất lượng ở địa phương mình. Ông S đang thực hiện cơ chế dân chủ nào?
A. Dân biết.
B. Dân kiểm tra.
C. Dân bàn.
D. Dân làm.
-
Câu 12:
Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan nhắc nhở về việc chị thường xuyên đi làm muộn, nên anh P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc con trai ông M là anh Y có hành vi cung cấp khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật?
A. Anh P, ông M và chị H.
B. Anh P và ông M.
C. Ông M và chị H.
D. Anh P, ông M và anh Y.
-
Câu 13:
Vợ, chồng chung thủy, yêu thương, tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau, tạo mọi điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là bình đẳng về nội dung nào?
A. về quyền giữa vợ và chồng.
B. trong quan hệ nhân thân của vợ,chồng.
C. về nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
D. trong quan hệ tài sản của vợ,chồng.
-
Câu 14:
Bộ luật Lao động qui định Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu đãi gì đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ?
A. Miễn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp.
B. Xây dựng khu nhà trọ miễn phí cho công nhân nữ.
C. Xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con của công nhân nữ.
D. Đào tạo nghề miễn phí cho lao động nữ.
-
Câu 15:
Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hành chính?
A. Sản xuất hàng giả trị giá 10 triệu đồng.
B. Giết người, cướp của, phi tan xác.
C. Bóc lột sức lao động của nhân viên.
D. Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm.
-
Câu 16:
Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn bắt người khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
A. 24 giờ.
B. 10 giờ.
C. 12 giờ.
D. 18 giờ.
-
Câu 17:
Gia đình bác A đào ao thả cá đã đào được chiếc bình cổ quý. Bác đã cất giữ cẩn thận và để trang nghiêm trong tủ kính cho mọi người đến chiêm ngưỡng. Trên tủ kính nhà bác có để một chiếc tivi, một dàn âm thanh và một chiếc lọ hoa. Những đồ vật nào dưới đây trong nhà bác A được coi là hàng hóa?
A. Chiếc bình cổ, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa.
B. Tủ kính, tivi, chiếc bình cổ.
C. Tủ kính, tivi, dàn âm thanh,lọ hoa.
D. Dàn âm thanh, lọ hoa, tủ kính.
-
Câu 18:
Khi nào công dân bị xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lí, lỗi, động cơ, mục đích, hậu quả, mức độ nguy hiểm của hành vi?
A. Khi thực hiện pháp luật.
B. Khi làm nhân chứng.
C. Khi vi phạm pháp luật.
D. Khi tham gia pháp luật.
-
Câu 19:
Hành vi nào dưới đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?
A. Tung tin xấu về người khác.
B. Đặt điều, nói xấu người khác.
C. Phản bác ý kiến của người khác.
D. Xúc phạm người khác để hạ uy tín.
-
Câu 20:
Tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bảo đảm an toàn sức khỏe.
B. Đảm bảo cuộc sống tự do.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 21:
Ông A làm việc trong công ty X, địa điểm huyện B. Ông A muốn gửi đơn tố cáo kế toán của công ty có hành vi tham nhũng. Ông A cần gửi đơn tố cáo đến ai?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B.
B. Uỷ ban Mặt trận tổ quốc huyện B.
C. Hội đồng nhân dân huyện B.
D. Công an huyện B.
-
Câu 22:
Một tổ bầu cử ở xã X khi tiến hành bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp để cử tri bỏ phiếu cho tiện. Việc làm của họ đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Nguyên tắc trực tiếp.
B. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
C. Nguyên tắc bình đẳng.
D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây nói về quyền của công dân trước pháp luật?
A. Bạn A chấp hành luật giao thông.
B. Bạn A được nhận học bổng khi học giỏi.
C. Bạn A đóng thuế theo luật định.
D. Người Úc cư trú tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
-
Câu 24:
Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
-
Câu 25:
Tôn giáo nào dưới đây không được pháp luật Việt Nam bảo hộ?
A. Đạo cao đài.
B. Đạo Hồ Chí Minh.
C. Đạo phật.
D. Đạo Thiên chúa.
-
Câu 26:
Nội dung “quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng xử sự theo pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quan hệ giữa pháp luật với xã hội.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
-
Câu 27:
Do ghen tuông, D lén mở điện thoại của H ra xem và pháthiện có nhắn tin hẹn gặp với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D bực tức, bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng lớp. Khi thấy X đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Gặp X, D và Q lao vào tát, giật tóc và dùng dao đe dọa X. Những ai sau đây vi phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. D và Q.
B. H và X.
C. Chỉ mình D.
D. D và H.
-
Câu 28:
Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng ................
A. lương tâm của mỗicá nhân.
B. niềm tin của mọi người trong xã hội.
C. sức mạnh quyền lực của nhà nước
D. sức ép của dư luận xã hội.
-
Câu 29:
Việc nhà nước lấy ý kiến của nhân dân trong dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền đóng góp ý kiến.
C. Quyền kiểm tra giám sát.
D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
-
Câu 30:
Việc nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các ..............
A. công dân.
B. giới tính.
C. dân tộc.
D. vùng miền.
-
Câu 31:
Mối quan hệ của pháp luật đối với đạo đức biểu hiện như thế nào?
A. Pháp luật là điều kiện để bảo vệ đạo đức.
B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ đạo đức.
C. Pháp luật là cách thức để bảo vệ đạo đức.
D. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
-
Câu 32:
Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước của địa phương là gì?
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
C. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
D. những việc dân được thảo luận trước khi chính quyền quyết định.
-
Câu 33:
Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tôn trọng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 34:
Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp nào?
A. Bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
B. Bắt người phạm tội quả tang.
C. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. Bắt người đang bị truy nã.
-
Câu 35:
Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lí thị trường N đã lập biên bản xử phạt một số hộ do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Bà M đã thực hiện không đúng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
-
Câu 36:
Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 10 đến dưới 12 tuổi.
B. Đủ 12 đến dưới 14 tuổi.
C. Đủ 8 đến dưới 10 tuổi.
D. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
-
Câu 37:
Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà H.
B. Bà V, ông X.
C. Ông X.
D. Bà H, bà V.
-
Câu 38:
Bức xúc vì vợ mình là chị C bị công ty X sa thải do chị có tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về nên phải cách ly y tế 14 ngày, anh B đã đến gặp ông A là giám đốc công ty X để hỏi thì bị bà P là phó giám đốc chửi bới, nói những lời bịa đặt xúc phạm đến danh dự chị C. Không những vậy anh B còn bị ông H và G là bảo vệ công ty đánh đập. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Ông A, G và C.
B. Ông G, A và bà P.
C. Ông H, G và B.
D. Bà P, ông H, G và ông A.
-
Câu 39:
Thời gian gần đây các tàu chở dầu của Việt Nam liên tục bị cướp biển vùng Malacca tấn công. Nếu những vụ này được đem ra xét xử thì những tên cướp biển này vi phạm pháp luật gì của Việt Nam?
A. Vi phạm kỷ luật.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm hình sự.
-
Câu 40:
Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện qua nội dung nào dưới đây?
A. hợp đồng lao động.
B. tự do tìm việc làm.
C. người lao động.
D. người sử dụng lao động.