Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lý Nhân Tông
-
Câu 1:
Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. lao động
B. khả năng lao động
C. sức lao động
D. lực lượng lao động
-
Câu 2:
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất.
B. Thời gian lao động cá nhân của người sản xuất.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
D. Thời gian lao động tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa.
-
Câu 3:
Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
D. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội.
-
Câu 4:
Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của công dân là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường của người điều khiển, ngồi trên xe moto là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 6:
Bạn M là học sinh lớp 12 đủ 18 tuổi. Bạn rất vui khoe với bạn mình vì được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong đợt bầu cử vừa qua, trường hợp này Bạn M đã vận dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 7:
Mọi công dân Việt Nam đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền,thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Quy định này thể hiện điều gì?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Công dân bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 8:
Việc kí kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D. Tích cực, chủ động, tự quyết.
-
Câu 9:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền gì?
A. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
B. sở hữu, sử dụng, định đoạt.
C. sử dụng hay cho người khác thuê.
D. sử dụng, cho, bán, tặng.
-
Câu 10:
Hai vợ chồng anh A cùng làm trong cơ quan của Nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh A luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi của anh A vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Nuôi con theo quy định của pháp luật.
B. Thực hiện các chức năng của gia đình.
C. Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
D. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
-
Câu 11:
Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. xã hội.
-
Câu 12:
Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có dấu hiệu gì?
A. hoạt động tôn giáo.
B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú.
D. tội phạm lẩn trốn.
-
Câu 13:
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào?
A. Trường hợp vi phạm hành chính.
B. Trường hợp khẩn cấp.
C. Trường hợp nghi vấn phạm tội.
D. Trường hợp chưa phạm tội.
-
Câu 14:
Công dân có hành vi bịa đặt điều xấu để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nội dung nào?
A. danh dự, nhân phẩm.
B. quy trình bảo trợ.
C. sở hữu tài sản.
D. hình thức tín ngưỡng.
-
Câu 15:
Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 16:
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa ..............
A. quyền lợi và nghĩa vụ.
B. tội phạm và Nhà nước.
C. công dân và xã hội.
D. Nhà nước và công dân.
-
Câu 17:
Việc Nhà nước lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là thực hiện dân chủ trong phạm vi nào?
A. cơ sở.
B. địa phương.
C. vùng miền.
D. cả nước.
-
Câu 18:
Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền nào?
A. học không hạn chế.
B. học bất cứ ngành, nghề nào.
C. học thường xuyên, học suốt đời.
D. bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 19:
Quyền được tự do nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được khuyến khích.
-
Câu 20:
Công dân có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về nội dung nào?
A. bảo lưu nguồn vốn.
B. phát triển kinh tế.
C. điều phối nhân lực.
D. cứu trợ xã hội.
-
Câu 21:
Chị M trồng rau bán lấy tiền mua xe đạp cho con.Trong trường hợp này, tiền thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Phương tiện thanh toán.
-
Câu 22:
Hành vi nào dưới đây biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh?
A. Đẩy mạnh khuyến mại để thu hút khách hàng.
B. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
C. Tích trữ sản phẩm, nâng cao giá thành.
D. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
-
Câu 23:
Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức thi hành pháp luật?
A. Anh Q bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
B. Sau khi mượn sách của bạn, M đã bảo vệ nó rất cẩn thận.
C. Bạn V mượn sách của bạn Y nhưng không giữ gìn, bảo quản.
D. Anh K lấy trộm tiền của chị X khi chị không cảnh giác.
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Từ chối nhận bảo trợ xã hội.
B. Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng.
C. Thả gia súc trên đường giao thông.
D. Tổ chức hoạt động khủng bố.
-
Câu 25:
Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc đều được bình đẳng về việc gì?
A. tham gia học bán trú.
B. dự ngày hội đoàn kết.
C. đăng ký học cử tuyển.
D. nhận hỗ trợ học tập.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính phải đảm bảo điều gì?
A. kiểm soát nội dung thư tín.
B. tiêu hủy thư thất lạc.
C. chuyển thư đến đúng người nhận.
D. niêm yết tài liệu mật.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được tiến hành khi ...............
A. bất đồng quan điểm.
B. nảy sinh mâu thuẫn.
C. pháp luật cho phép.
D. nội bộ lục đục.
-
Câu 28:
Tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi nào?
A. công khai phiếu bầu để mọi người biết.
B. tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
C. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn.
B. Phát hiện hành vi trốn cách ly y tế.
C. Bắt gặp đối tượng khủng bố.
D. Không được áp dụng biện pháp phòng dịch.
-
Câu 30:
Theo quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là biểu hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền được khuyến khích.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tự quyết.
-
Câu 31:
Anh K đang tham gia giao thông gặp người bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng anh K không dừng lại để giúp đỡ dẫn đến người đó chết. Trong trường hợp này anh K đã vi phạm điều gì?
A. vi phạm pháp luật.
B. bị xã hội lên án.
C. bị lương tâm cắn rứt.
D. vi phạm đạo đức và pháp luật.
-
Câu 32:
Cơ sở sản xuất của bà K được ủy ban nhân dân huyện X tặng bằng khen do có nhiều đóng góp, hỗ trợ về vật chất và tình thần cho công tác phòng chống dịch của địa phương và làm tốt công tác nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
-
Câu 33:
Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.
B. Bình đẳng về chủ trương.
C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
D. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
-
Câu 34:
Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các ứng cử viên tham gia bầu cử hội đồng nhân dân xã. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại và tố cáo.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.
C. Quyền tự do thông tin.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 35:
Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì anh P đang bị tạm giam để điều tra nên nhân viên tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến trại tạm giam và hướng dẫn anh P bỏ phiếu. Anh P đã được thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp
B. Ủy quyền
C. Đại diện
D. Công khai
-
Câu 36:
V, M,N và S cùng học lớp 12, nhưng gia đình của V và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn N và S làm hồ sơ thi vào hai trường đại học khác nhau. N học giỏi nên chọn thi vào trường tốp đầu. S chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp hơn để phù hợp khả năng của mình. Kết quả N và S đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế?
A. V và M.
B. N và S.
C. V, M và S.
D. N, S và M.
-
Câu 37:
Các anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ và được anh B đồng ý bán giúp mười hộp thuốc kháng sinh dù biết thuốc đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C thông tin sự việc trên cho anh D đồng thời làm đơn tố cáo anh B. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa tống tiền buộc anh B phải đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật?
A. Các anh A, B.
B. Các anh A, B, C.
C. Các anh A, B, D.
D. Các anh B, D.
-
Câu 38:
Anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, bực tức chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Bà S mẹ anh H vì thương cháu nội mới 10 tháng tuổi không được bú mẹ nên đã gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S xỉ nhục mẹ con bà nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh H, chị M và ông G.
B. Chị M, bà S, ông G và chị Y.
C. Anh H, chị M và bà S.
D. Anh H, chị M, bà S và ông G.
-
Câu 39:
Phát hiện anh P rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M là vợ anh P đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong chuyến công tác, anh H là em rể anh P đã ép chị M theo mình về hạt kiểm lâm gần đó, kể lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị M tại trụ sở cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị M đã được anh Q là một người dân trong vùng giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh H và anh T.
B. Anh H, anh T và anh Q.
C. Anh H và anh P.
D. Anh H, anh T và anh P.
-
Câu 40:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do cụ N là người không biết chữ nên ông B tổ trưởng tổ bầu cử đề nghị chị P viết phiếu bầu giúp cụ N. Sau khi giúp cụ N viết phiếu chị P phát hiện anh V và ông K cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh V không sửa mà vẫn lấy phiếu của anh và phiếu của ông K bỏ vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Ông B và cụ N.
B. Chị P, anh V và ông K.
C. Chị P, cụ N và anh V.
D. Chị P, cụ N, ông K.