Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lưu Nhân Chú
-
Câu 1:
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. ý kiến các Luật sư.
B. các quy tắc chung của cộng đồng.
C. thực tiễn đời sống xã hội.
D. ý kiến của nhân dân.
-
Câu 2:
Hiến pháp do tổ chức nào dưới đây ban hành?
A. Nhà nước.
B. Cơ quan Nhà nước.
C. Chính phủ.
D. Quốc hội.
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính thuyết phục, nêu gương.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
-
Câu 4:
Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này đề cập đến điều gì?
A. chức năng của pháp luật.
B. vai trò của pháp luật.
C. đặc trưng của pháp luật.
D. nhiệm vụ của pháp luật.
-
Câu 5:
Pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình là biểu hiện cụ thể về nội dung nào?
A. vai trò của pháp luật.
B. đặc trưng của pháp luật.
C. chức năng của pháp luật.
D. khái niệm của pháp luật.
-
Câu 6:
Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 7:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thử pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 8:
“Gái một con trông mòn con mắt.
Gái hai con, con mắt liếc ngang.
Ba con cổ ngẳng,răng vàng.
Bốn con quần áo đi ngang khết mù.
Năm con tóc rối tổ cu.
Sáu con yếm trụt, váy dù vắt ngang.”
Câu ca dao trên nói gì?
A. Hậu quả của việc sinh con quá nhiều.
B. Nỗi khổ của người phụ nữ
C. Trọng nam khinh nữ.
D. Khả năng sinh con của người phụ nữ
-
Câu 9:
Hành vi nào thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
C. Bạn C mượn sách của bạn B nhưng không giữ gìn bảo quản.
D. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.
-
Câu 10:
Ông A mua hàng của ông B nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với ông B. Ông A vi phạm gì?
A. pháp luật hình sự.
B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật kỉ luật.
D. pháp luật dân sự.
-
Câu 11:
Ông A cố ý giết người, ông A phải chịu xử lí trách nhiệm gì?
A. trách nhiệm hình sự.
B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm thế mạng.
D. trách nhiệm bồi thường.
-
Câu 12:
Bạn M 17 tuổi mâu thuẫn với anh K nên đã rủ một bạn mang hung khí đến đánh anh K dẫn đến tử vong. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 13:
Quyền của công dân không tách rời nội dung nào sau đây?
A. trách nhiệm của công dân.
B. nghĩa vụ của công dân.
C. nhiệm vụ của công dân.
D. quyền hạn của công dân.
-
Câu 14:
Anh A mua ti vi Sony 40 inch với giá 10 triệu đồng. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện thanh toán.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Phương tiện cất trữ.
-
Câu 15:
Bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình được thể hiện điều gì?
A. có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ nhau.
B. không phân biệt đối xử giữa các con.
C. yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
D. có quyền ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú.
-
Câu 16:
Để may một cái áo N may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy N bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ
B. 4 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ
-
Câu 17:
Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản nào?
A. mọi quá trình trao đổi, mua bán.
B. mọi tư liệu sản xuất.
C. mọi quá trình sản xuất.
D. mọi xã hội.
-
Câu 18:
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền gì?
A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi.
B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi.
C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.
D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng.
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Con có bổn phận yêu quí, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
D. Con cả có trách nhiệm nuôi dưỡng khi cha mẹ về già.
-
Câu 20:
H đang học lớp 10, bố mẹ H bắt bỏ học lấy chồng vì cho rằng con gái đằng nào cũng lấy chồng là xong học hành làm gì nhiều cho mất thời gian và tốn kém tiền của. Theo em bố mẹ H đã vi phạm nội dung nào trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
-
Câu 21:
Anh T và chị B kết hôn với nhau đã 6 năm. Cuộc sống anh chị vẫn yên ả cho đến một ngày chị B nói chuyện với anh T rằng chị muốn đi học nâng cao trình độ, anh T phản đối quyết liệt. Theo em, anh T đã vi phạm quan hệ nào?
A. Nhân thân.
B. Tài sản.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật.
-
Câu 22:
Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T ( không mang thai) cũng yêu cầu được nghỉ để như chị H vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T sẽ như thế nào?
A. không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc.
B. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.
C. cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động.
D. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động.
-
Câu 23:
Các dân tộc ở Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 24:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện nội dung khái niệm nào sau đây?
A. Sự công bằng giữa các cá nhân.
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Quyền bình đẳng giữa các công dân.
D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
-
Câu 25:
Ý kiến nào duới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật.
C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
D. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 26:
Ở địa phương em, xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia.
B. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương.
C. Không quan tâm.
D. Nhận tiền nhưng không tham gia.
-
Câu 27:
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 28:
Ông A là một thương lái, ông thu mua chuối xanh rồi ủ với hóa chất để bán ra thị trường. Vận dụng kiến thức đã học cho biết mục đích của ông A là gì?
A. Thu mua được nhiều hơn.
B. Bán được nhiều hơn.
C. Cạnh tranh với thương lái khác.
D. Vì lợi nhuận.
-
Câu 29:
Công an chỉ được bắt người trong trường hợp nào?
A. có yêu cầu của Chủ tịch UBND các cấp.
B. có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lí người lao động.
C. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.
D. có quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.
-
Câu 30:
Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp phải được trả tự do ngay khi nào?
A. Viện Kiểm sát ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt.
B. Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt.
C. UBND ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt.
D. UBND ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt
-
Câu 31:
Hoàn thành nội dung sau: Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân được hiểu là không ai được ..........
A. xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
B. can thiệp tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
C. làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
D. cố ý làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
-
Câu 32:
H và N là bạn học cùng lớp, do mâu thuẫn về mặt tình cảm nên H đã nhắn tin xúc phạm N. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 33:
Chị H và N cùng làm ở một công ty, ở chung một phòng trọ. Khi về đến phòng trọ, chị H có việc đi ra ngoài và để quên chiếc điện thoại ở phòng, lúc đó có tin nhắn đến, N đã cầm điện thoại và mở xem. Hành vi của N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền bảo vệ tài sản riêng.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bảo vệ thông tin đời tư bí mật cá nhân.
D. Quyền bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện tín.
-
Câu 34:
Công ty X ở tỉnh Y do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế. Biết được việc đó, anh C cùng với anh D và anh E đã làm đơn tố cáo ông A. Nhận được đơn tố cáo, cơ quan chức năng Z đã vào cuộc kiểm tra công ty X và buộc công ty X phải nộp lại đầy đủ số tiền thuế đã trốn và nộp thêm tiền phạt theo quy định của pháp luật. Những ai dưới đây đã áp dụng pháp luật?
A. Cơ quan chức năng Z.
B. Cơ quan chức năng Z, anh C, anh D, anh E.
C. Anh C, anh D, anh E.
D. Công ty X và ông A.
-
Câu 35:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.
C. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
-
Câu 36:
Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 37:
Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kính doanh?
A. Anh H và chị B.
B. Anh H, chị B và chị P.
C. Anh H, anh A và chị P.
D. Anh H, chị P, chị B và anh T.
-
Câu 38:
Anh A vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại. Em B đi xe đạp điện bất ngờ sang đường, anh A không kịp xử lý nên đã va vào em B. Hậu quả là anh A và em B đều bị thương, xe máy của anh A và xe đạp điện của em B bị hư hỏng. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên, ai thực hiện đúng pháp luật?
A. Anh A.
B. Cảnh sát giao thông.
C. Anh A và cảnh sát giao thông.
D. Em B và cảnh sát giao thông.
-
Câu 39:
Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh Pin sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Giám đốc B, chị T và anh P.
B. Giám đốc B và chị T.
C. Chị T và anh P.
D. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K.
-
Câu 40:
Anh B đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh B không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh A đi sau một đoạn đâm vào xe máy của anh B làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. Anh B đòi anh A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A không chịu bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi. Anh B đã gọi anh D và anh Q đến đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh A .
B. Anh D và anh Q.
C. Anh B, anh D và anh Q.
D. Anh A, anh B, anh D và anh Q.