Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lê Văn Thịnh
-
Câu 1:
Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước làm gì?
A. bảo vệ giai cấp nông dân.
B. quản lý công dân.
C. quản lý xã hội.
D. bảo vệ người lao động.
-
Câu 2:
Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật để phân biệt pháp luật với đạo đức là gì?
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
-
Câu 3:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của ........
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp công nhân.
C. tầng lớp trí thức.
D. tất cả mọi người trong xã hội.
-
Câu 4:
Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải đảm bảo thực hiện như thế nào?
A. đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
B. đúng đắn các lợi ích của mình theo Hiến pháp.
C. đầy đủ các nguyện vọng của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
D. đúng đắn các mong muốn của mình pháp luật.
-
Câu 5:
Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là bao nhiêu?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
-
Câu 6:
Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức gì?
A. thi hành pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 7:
Ông B đi ngược đường một chiều, chưa gây tai nạn cho ai nhưng cảnh sát giao thông vẫn xử phạt. Việc xử phạt đó nhằm mục đích gì?
A. Để ông B rút kinh nghiệm cho bản thân.
B. Làm gương cho người khác không vi phạm pháp luật.
C. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục, răn đe những người khác.
D. Cảnh cáo ông B nếu lần sau vi phạm sẽ phạt nặng hơn.
-
Câu 8:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Khi tham gia giao thông bằng xe máy, cô An luôn đội mũ bảo hiểm là thể hiện việc ........
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 9:
Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?
A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3.
B. Dưới 50 cm3.
C. Dưới 90 cm3.
D. Trên 125 cm3.
-
Câu 10:
Ông A buôn bán ma túy có tổ chức và số lượng lớn, ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. kỷ luật.
D. hành chính.
-
Câu 11:
Khi đào móng xây nhà, ông A đã làm sụp đổ tường nhà bên cạnh. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm pháp luật gì?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính
D. kỉ luật
-
Câu 12:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là công dân đã .....
A. không làm những điều pháp luật cấm.
B. thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.
C. thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.
D. thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
-
Câu 13:
Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện việc áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Anh A và chị B đến ủy ban nhân dân phường đăng ký kết hôn.
D. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
-
Câu 14:
Pháp luật qui định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi phạm do mình gây ra là bao nhiêu?
A. đủ 17 tuổi trở lên
B. từ 15 tuổi trở lên
C. từ 16 tuổi trở lên
D. từ 18 tuổi trở lên
-
Câu 15:
Tòa án xét xử các vụ án đánh người gây thương tích không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
-
Câu 16:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều ......
A. có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
B. có quyền như nhau.
C. bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
D. có nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 17:
Anh A có nhu cầu mua một chiếc ô tô, nhưng anh chưa có tiền để mua. Vậy cầu của anh thuộc trường hợp nào dưới đây?
A. Cầu có khả năng thanh toán.
B. Cầu không có khả năng thanh toán.
C. Thể hiện mối quan hệ cung cầu.
D. Cầu của người tiêu dùng.
-
Câu 18:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng xuất hiện khi .........
A. được ủy ban nhân dân phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
B. được toà án nhân dân ra quyết định.
C. được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.
D. hai người chung sống với nhau.
-
Câu 19:
Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Anh A mở doanh nghiệp tại Bình Dương
B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
C. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật
D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt
-
Câu 20:
Ý kiến nào sau đây không đúng?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm cơ thể, sinh lí, chức năng làm mẹ.
C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nam vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
-
Câu 21:
“Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện quyền bình đẳng trong nội dung nào?
A. trong kinh doanh.
B. trong thực hiện quyền lao động.
C. trong giao kết hợp đồng lao động.
D. giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 22:
Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là gì?
A. mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau.
B. công dân được đối xử bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.
-
Câu 23:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm mục đích gì?
A. lợi nhuận.
B. lợi ích.
C. giá trị.
D. sản phẩm.
-
Câu 24:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho mình vào ......
A. Hội đồng nhân dân các cấp và quốc hội
B. Ủy ban nhân dân các cấp
C. Chính phủ
D. Bộ và cơ quan ngang bộ
-
Câu 25:
Để giải quyết khiếu nại lần đầu của người dân đối với hành vi vi phạm hành chính của một cán bộ phường thì người khiếu nại gửi đơn tới đâu?
A. chủ tịch ủy ban nhân dân phường
B. chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố
C. tòa án nhân dân
D. trưởng công an thành phố
-
Câu 26:
Quyền khiếu nại là quyền của ai?
A. cán bộ bị kỉ luật
B. người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật
C. người có lợi ích hợp pháp bị xâm hại
D. những công dân biết về việc làm vi phạm pháp luật
-
Câu 27:
Quyền khiếu nại là cơ sở để làm gì?
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
B. ngăn chặn việc làm trái pháp luật
C. ngăn chặn tệ tham nhũng
D. bảo vệ cán bộ nhà nước
-
Câu 28:
Quyền bầu cử của công dân được hiểu là gì?
A. mọi người đều có quyền bầu cử.
B. những người từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự có quyền bầu cử.
C. công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
-
Câu 29:
Quyền ứng cử của công dân được hiểu là gì?
A. công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
B. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
C. công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
D. công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
-
Câu 30:
Bất kì ai cũng có quyền được bắt người khi thấy người đó đang làm gì?
A. đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. bị nghi ngờ phạm tội.
-
Câu 31:
Hành vi hung hãn, côn đồ làm tổn hại sức khỏe người khác là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
-
Câu 32:
Chị P phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của ông X nên đã báo với cơ quan có thẩm quyền, chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
-
Câu 33:
Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý bắt giam, giữ ông A để tra khảo. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 34:
Khi học lớp 12, bạn A đạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi quốc gia nên bạn A được tuyển thẳng vào trường đại học, việc làm này thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
-
Câu 35:
Năm học vừa qua, bạn B đã có đề tài khoa học đạt giải cấp quốc gia. Vậy B đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền tham gia hoạt động văn hóa.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền được khuyến khích phát triển tài năng.
-
Câu 36:
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau là căn cứ vào đâu?
A. ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.
B. lợi nhuận của doanh nghiệp.
C. mức độ thực hiện pháp luật của doanh nghiệp.
D. mức độ đầu tư của doanh nghiệp.
-
Câu 37:
Sau khi nghỉ chế độ thai sản 6 tháng , chị T bị cơ quan A ra quyết định buộc thôi việc. Chị T cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền khiếu nại.
-
Câu 38:
Bạn H là người dân tộc thiểu số, trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia H được cộng điểm ưu tiên. Điều này thể hiện quyền gì?
A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục.
D. chủ trương phát triển giáo dục.
-
Câu 39:
Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân .....
A. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh.
B. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
C. đều có quyền thành lập doanh nghiệp theo sở thích của mình.
D. khi kinh doanh thì phải thực hiện nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 40:
Pháp lệnh phòng, chống ma túy là văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nào sau đây?
A. kinh doanh.
B. xã hội.
C. văn hóa.
D. an ninh, quốc phòng.