Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lê Quý Đôn
-
Câu 1:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là gì?
A. Cung
B. Cầu
C. Nhu cầu
D. Thị trường
-
Câu 2:
Chọn cụm từ thích hợp hoàn thành câu sau: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành ..........
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. hợp đồng tiêu thụ hàng hóa.
C. lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
D. hàng hóa tốt về mình
-
Câu 3:
Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt của mình như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?
A. nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. tương đương hoặc cao hơn lao động xã hội cần thiết.
D. thấp hơn hoặc giống như lao động xã hội cần thiết.
-
Câu 4:
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua gì?
A. giá trị trao đổi.
B. giá trị sử dụng.
C. chi phí sản xuất.
D. hao phí lao động.
-
Câu 5:
Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức là dấu hiệu nào dưới đây?
A. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ, công chức.
B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
-
Câu 6:
Hoàn thành phát biểu sau: Pháp luật được hiểu là hệ thống các ..........
A. quy tắc xử sự chung.
B. quy định chung.
C. quy tắc ứng xử riêng.
D. quy định riêng.
-
Câu 7:
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức gì?
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 8:
Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi bao nhiêu?
A. từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
-
Câu 9:
Chị Lan là sinh viên đại học Quảng Nam, đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt vi phạm. Vậy chị Lan phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật.
-
Câu 10:
Hình thức nào sau đây không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 11:
Công dân bình đẳng về quyền được hiểu như thế nào?
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật
B. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật
C. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau
D. Công dân được hưởng quyền như nhau theo quy định của chính quyền địa phương
-
Câu 12:
Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự chủ, độc lập, tự giác.
B. Tự do, công bằng, dân chủ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự giác, công bằng, bình đẳng.
-
Câu 13:
Theo quy định pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị làm gì?
A. tổ chức phát tán bí mật Quốc gia.
B. tham gia tranh chấp đất đai.
C. tung tin nói xấu người khác.
D. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
-
Câu 14:
Quyền nào sau đây không phải là quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 15:
Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Được học ở bất kỳ trường đại học nào tùy theo sở thích của mình.
C. Được đi du học ở bất kỳ quốc gia nào miễn đảm bảo chi phí học tập.
D. Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho những em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường.
-
Câu 16:
Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc gì?
A. tuân thủ pháp luật.
B. thực hiện nghĩa vụ.
C. thực hiện quyền.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 17:
Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. gia đình.
C. tình cảm.
D. xã hội.
-
Câu 18:
Việc làm nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi.
B. Trêu chọc bạn trong lớp.
C. Giáo viên phê bình học sinh trên lớp.
D. Trêu đùa người khác trên facebook.
-
Câu 19:
Bạn Trang lén đọc tin nhắn trên điện thoại của Hưng. Vậy bạn Trang đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 20:
Chị Ngọc bị giám đốc kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị Ngọc cho rằng quyết định này là sai. Vậy chị Ngọc cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền bình đẳng của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 21:
Bạn Lang đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường viết các bài thơ đăng báo. Vậy Lang đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.
-
Câu 22:
Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên Hưng đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, Hưng đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền kết hợp lao động và học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập.
-
Câu 23:
Để thực hiện xóa đói giảm nghèo Nhà nước sử dụng biện pháp nào dưới đây?
A. Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất.
B. Nhân rộng một số mô hình thoát nghèo.
C. Kinh tế - tài chính đối các với hộ nghèo.
D. Xuất khẩu lao động sang các nước.
-
Câu 24:
Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên để chống thất thoát.
C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững.
D. Sử dụng hợp lí, ngăn chặn khai thác bừa bãi.
-
Câu 25:
Minh đã lừa bán trẻ em qua biên giới. Trong trường hợp này, Minh đã vi phạm gì?
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
-
Câu 26:
Bạn Hải điều khiển xe gắn máy vượt đèn đỏ. Vậy Hải sẽ bị xử lý theo hình thức nào sau đây?
A. Phạt tiền.
B. Bị kỉ luật.
C. Giam giữ.
D. Cảnh cáo.
-
Câu 27:
Ông Quyết đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông Quyết làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông Quyết đã sử dụng quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô.
D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh.
-
Câu 28:
Hà tự ý vào nhà người khác. Hành vi này Hà vi phạm quyền gì?
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. tự do riêng tư của cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 29:
My là học sinh lớp 12 đóng góp ý kiến vào dự thảo luật giáo dục. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.
-
Câu 30:
Ủy ban nhân dân thôn Giao Thủy họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân dân thôn Giao Thủy đã thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ tập trung.
-
Câu 31:
Ông Dũng không cho cho con tham gia các hoạt động vui chơi do trường học tổ chức. Trong trường hợp này ông Dũng đã không thực hiện quyền gì?
A. quyền học tập đối với con.
B. quyền vui chơi đối với con.
C. quyền được phát triển đối với con.
D. quyền sáng tạo đối với con.
-
Câu 32:
Nghi ngờ em P lấy trộm điện thoại trong cửa hàng của mình, anh T đã bắt P đứng im một chỗ trong suốt ba tiếng và dán giấy có nội dung “ Tôi là kẻ trộm” lên người P. Chị C là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của bảo vệ A quay lại, sau đó chị C và chị H đã đưa lên mạng xã hội Facebook. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự?
A. Chị C và bảo vệ A.
B. Anh T, chị C, chị H và bảo vệ A.
C. Anh T, chị C và bảo vệ A.
D. Chị C và chị H.
-
Câu 33:
Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh năm mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông H, ông B, anh K và anh M.
B. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.
C. Anh K và anh M.
D. Ông H và ông B.
-
Câu 34:
Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D uống rượu. Ăn nhậu xong, A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà còn C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm vào cầu dao cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã làm ngập và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xung quanh. Thấy vậy, C và D sợ quá liền bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh A, B, C, D.
B. Anh A, B, C.
C. Anh C, A.
D. Anh B, C, D.
-
Câu 35:
Vì nghi ngờ H lấy trộm xe máy nên trưởng công an xã tên A cùng với công an viên S và G đến nhà anh H và mời anh về trụ sở công an xã để làm việc. Gia đình H rất bức xúc nhưng vẫn để cho H về trụ sở xã theo yêu cầu của anh T. Những ai đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Gia đình H.
B. Trưởng công an A.
C. Trưởng công an A, S và G.
D. Anh S và G.
-
Câu 36:
Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc S đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông S đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc.
B. Giám đốc S và cô V.
C. Vợ chồng Giám đốc S và cô V.
D. Vợ chồng Giám đốc S và chị M.
-
Câu 37:
Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K và anh G.
B. Anh G và H.
C. Anh G, H và U.
D. Anh K, G, H và U.
-
Câu 38:
Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối.Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Người dân xã X và ông K.
B. Người dân xã X, kế toán M và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X.
D. Chủ tịch xã và ông K.
-
Câu 39:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lí thị trường, ba cán bộ K, H, X đã tiến hành kiểm tra hoạt động của các nhà thuốc tân dược, phát hiện ba quầy thuốc của chị M, N, P kinh doanh một số mặt hàng không có trong đăng ký. Khi bàn bạc để xử phạt cán bộ K và H thống nhất xử lí quầy chị M, còn quầy chị N, P do có mối quan hệ nhờ vả nên bỏ qua. Cán bộ X không đồng tình với cách xử lí của K và H nên đã góp ý nhưng K và H không chấp nhận. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Cán bộ K, H.
B. Cán bộ K, H, chị M, N, P.
C. Cán bộ K, H, X.
D. Cán bộ K, H, chị N, P.
-
Câu 40:
Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty. Trong trường hợp này, giám đốc công ty đã vi phạm gì?
A. giao kết hợp đồng lao động.
B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. quyền bình đẳng trong tự do sử dụng sức lao động.
D. quyền tự do lựa chọn việc làm.