Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lê Minh Xuân
-
Câu 1:
Hoàn thành nội dung câu sau: Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là ............
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. giáo dục pháp luật.
D. tư vấn pháp luật.
-
Câu 2:
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt điều gì?
A. toàn bộ hoạt động sáng tạo.
B. hành vi trái pháp luật.
C. mọi quan hệ dân sự.
D. kê khai tài sản thế chấp.
-
Câu 3:
Công dân có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm gì?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
-
Câu 4:
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là quyền của công dân không tách rời nội dung nào?
A. ý chí của nhà nước.
B. nghĩa vụ của công dân.
C. thỏa ước của cộng đồng.
D. lợi ích của công dân.
-
Câu 5:
Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. tài sản.
C. việc làm.
D. riêng tư.
-
Câu 6:
Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện thông qua nội dung nào?
A. hợp đồng lao động.
B. dịch vụ truyền thông.
C. văn bản dự thảo.
D. thỏa thuận mua bán.
-
Câu 7:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi doanh nghiệp được tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề như thế nào?
A. địa phương cho phép.
B. lãnh đạo quan tâm.
C. đang được khuyến khích.
D. pháp luật không cấm.
-
Câu 8:
Bất kì ai cũng được phép bắt người trong trường hợp người đó phạm tội quả tang hoặc như thế nào?
A. truy nã.
B. kê khai tài sản.
C. xuất trình giấy tờ.
D. theo dõi.
-
Câu 9:
Theo quy định của pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có dấu vết của ai?
A. tội phạm.
B. người làm chứng.
C. người bị hại.
D. bị cáo.
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
A. viết bài gửi đăng báo.
B. xúc phạm người khác.
C. xâm phạm đời tư.
D. áp đặt ý kiến.
-
Câu 11:
Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào?
A. xã hội.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
-
Câu 12:
Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?
A. cơ sở.
B. quốc gia.
C. khu vực.
D. lãnh thổ.
-
Câu 13:
Khi báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của người khác là công dân đã thực hiện quyền gì?
A. khiếu nại.
B. khiếu kiện.
C. tố tụng.
D. tố cáo.
-
Câu 14:
Những người học giỏi, có năng khiếu, đạt giải trong các kì thi quốc tế, quốc gia được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là một trong những nội dung quyền nào?
A. phát triển.
B. chỉ định.
C. giám sát.
D. sáng tạo.
-
Câu 15:
Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được hưởng quyền lợi gì?
A. hưởng mọi ưu đãi.
B. học không hạn chế.
C. cấp học bổng toàn phần.
D. điều chỉnh quy mô đào tạo.
-
Câu 16:
Nhà nước hỗ trợ tài chính cho những gia đình bị thiệt hại do tác động của dịch Covid - 19 là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực nào?
A. phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. phát triển bền vững nền kinh tế.
D. phân hóa sản xuất với tiêu dùng.
-
Câu 17:
Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với nội dung nào?
A. cơ cấu kinh tế.
B. kiến trúc thượng tầng.
C. tư liệu sản xuất.
D. đội ngũ nhân công.
-
Câu 18:
Trong nền kinh tế hàng hóa, khi tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế là thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Cung cấp thông tin.
B. Cung cấp dịch vụ.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
-
Câu 19:
Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua nội dung nào?
A. tỉ suất lợi nhuận.
B. giá cả trên thị trường.
C. những mặt hàng thiết yếu.
D. dòng chảy tiền tệ.
-
Câu 20:
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và nội dung nào nữa?
A. chi phí sản xuất xác định.
B. chi phí sản xuất thử nghiệm.
C. số lượng hàng hóa.
D. số lượng dịch vụ.
-
Câu 21:
Công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Ủy quyền bầu cử.
B. Đăng kí kinh doanh.
C. Giải cứu đồng phạm.
D. Tiêu thụ hàng giả.
-
Câu 22:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp luật dân sự?
A. Thực hiện sai hợp đồng mua bán.
B. Từ chối cách li y tế tập trung.
C. Bí mật che giấu tội phạm.
D. Hút thuốc lá nơi công cộng.
-
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm hình sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Tự ý sửa lại di chúc.
C. Cố ý không khai báo tình hình dịch tễ.
D. Tự ý sửa nhà đang thuê.
-
Câu 24:
Một trong những nội dung bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được đảm bảo điều gì?
A. đánh người khi bị uy hiếp.
B. giam người phạm tội quả tang.
C. bắt người bị nghi ngờ phạm tội.
D. đảm bảo an toàn tính mạng.
-
Câu 25:
Mọi công dân khi tham gia kinh doanh đều phải bảo đảm an toàn trong phòng chống cháy nổ là thể hiện bình đẳng trong thực hiện hành động nào?
A. nghĩa vụ kinh doanh.
B. ý thức cộng đồng.
C. quyền được kinh doanh.
D. hợp đồng lao động.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ gì?
A. người tìm hiểu thông tin vụ án.
B. người lạ tạm trú.
C. đồ vật liên quan đến vụ án.
D. người bị cách li.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi cần làm gì?
A. xác minh địa giới hành chính.
B. tiến hành điều tra tội phạm.
C. sử dụng dịch vụ chuyển phát.
D. tìm hiểu cước phí viễn thông.
-
Câu 28:
Công dân không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
B. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
C. Đang điều trị sau phẫu thuật.
D. Đang chấp hành hình phạt tù.
-
Câu 29:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân được sử dụng quyền nào dưới đây?
A. Tố cáo.
B. Phản biện.
C. Phán quyết.
D. Khiếu nại.
-
Câu 30:
Công dân tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật là thể hiện quyền nào?
A. phán quyết.
B. sáng tạo.
C. ưu đãi.
D. kiểm định.
-
Câu 31:
Ông M viết bài chia sẻ kinh nghiệm trồng rau thủy canh chất lượng cao cho bà con nông dân. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 32:
Công ty tư nhân X bị cơ quan chức năng xử phạt tiền và buộc phải khắc phục hậu quả về hành vi khai thác cát trái phép gây sạt lở làm thiệt hại hoa màu của một số hộ dân. Công ty tư nhân X đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hành chính và dân sự.
B. Kỉ luật và hành chính.
C. Dân sự và hình sự.
D. Hình sự và kỉ luật.
-
Câu 33:
Phát hiện khu nghỉ dưỡng X không đảm bảo an toàn cháy nổ, anh K dọa sẽ làm đơn tố cáo. Bực tức, giám đốc cùng nhân viên khu nghỉ dưỡng tìm cách khống chế và nhốt anh K trong tầng hầm ba ngày khiến anh bị hoảng loạn tinh thần. Giám đốc khu nghỉ dưỡng X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Quản thúc.
C. Dân sự.
D. Cảnh cáo.
-
Câu 34:
Giám đốc một khách sạn là ông K ép đầu bếp là chị H phải sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc để chế biến thức ăn cho khách. Vì chị H không đồng ý và dọa sẽ làm đơn tố cáo ông K nên ông K trì hoãn thanh toán tiền lương cho chị. Ông K đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Chính sách bảo vệ lợi nhuận.
B. Chế độ ưu tiên lao động nữ.
C. Quy trình tuyển dụng nhân sự.
D. Giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 35:
Do bị chồng là anh P không cho tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ tay nghề nên chị M bỏ về sinh sống cùng mẹ đẻ. Để có tiền tiêu xài, chị M đã giấu anh P rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng. Chị M vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Chiếm hữu và định đoạt.
B. Nhân thân và tài sản.
C. Tài chính và việc làm.
D. Tài chính và gia đình.
-
Câu 36:
Anh M không trả tiền thuê nhà cho anh V đúng hạn nên anh V khóa trái cửa không cho anh M ra ngoài suốt 12 giờ. Hành vi của V đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự.
B. Quyền bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 37:
Chị V kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị V nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị V. Khi chị V đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông D đã lập biên bản xử phạt chị V về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Ông D, ông Q và chị H.
B. Ông D và ông Q.
C. Ông D, ông Q và chị V.
D. Ông Q và chị V.
-
Câu 38:
Bị người yêu chấm dứt tình cảm, anh Q rủ anh G đến nhà tình địch của mình là anh U để dọa đánh. Đến nơi, do cổng quá cao, trời lại mưa nên cả hai bỏ về. Hôm sau, vì anh G bận việc nên anh Q rủ anh S và anh K đến nhà anh U. Phát hiện gia đình anh U vắng người, anh Q, anh S và anh K đã đập vỡ cửa kính nhà anh U rồi ra về. Sợ bị phát hiện, anh Q đón taxi bỏ trốn, anh S và anh K cùng điều khiển xe máy vượt đèn đỏ bỏ chạy. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách dân sự vừa phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh Q, anh S và anh K.
B. Anh U và anh G.
C. Anh G, anh S và anh K.
D. Anh S và anh K.
-
Câu 39:
Ông S và ông N cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh. Biết hồ sơ cùa mình chưa đủ điều kiện theo quy định, ông S nhờ chị T đưa cho ông D là lãnh đạo cơ quan chức năng 40 triệu đồng và được ông D cấp phép kinh doanh cho ông S. Thấy ông S được cấp phép kinh doanh trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, ông N tung tin ông D và chị T có quan hệ tình cảm và sống với nhau như vợ chồng. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông S, ông D và chị T.
B. Ông S và ông N.
C. Ông S và ông D.
D. Ông S, ông N và ông D.
-
Câu 40:
Lợi dụng Công ty X tổ chức sự kiện, anh Q có hành vi gây rối nên đã bị Ông H Giám đốc Công ty X yêu cầu nhân viên S khống chế và nhốt anh Q vào nhà kho. Sau ba ngày tìm kiếm, vợ anh Q là chị T phát hiện chồng mình bị nhốt ở nhà kho Công ty X nên nhờ anh B đến giải cứu chồng. Vì anh S không đồng ý thả anh Q nên anh B đánh anh S chấn thương nặng. Những ai sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh S, ông H và anh B.
B. Anh B và chị T.
C. Anh B, anh S và chị T.
D. Ông H và anh S.