Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lê Khiết
-
Câu 1:
Gia đình bà N được cấp phép khai thác gỗ và trồng bổ xung tại rừng đầu nguồn. Việc khai thác gỗ này là gia đình bà N đang đề cập tới loai đối tượng lao động nào dưới đây?
A. Có sẵn trong tự nhiên.
B. Lao động sáng tạo.
C. Củng cố tay nghề lao động.
D. Trải qua tác động của lao động.
-
Câu 2:
Tính quy phạm phổ biến là đặc trưng của nội dung nào sau đây?
A. Quy phạm phạm pháp luật.
B. Quy phạm đạo đức.
C. Quy phạm tôn giáo.
D. Quy phạm tập quán.
-
Câu 3:
Hãy chỉ ra đâu không phải là yếu tố của quá trình sản xuất?
A. Tư liệu lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Sức lao động.
D. Sản phẩm lao động.
-
Câu 4:
Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị đồng thời, tiền là biểu hiện mối quan hệ giữa ........
A. những người cùng kinh doanh.
B. những người lao động.
C. những người làm ăn.
D. những người sản xuất.
-
Câu 5:
Khi địa phương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân, là một công dân có đủ điều kiện để đi bầu cử nhưng anh M không có lá phiếu anh M đã kiến nghị đến tổ bầu cử để lấy phiếu bầu, hành động này của anh M thể hiện?
A. Pháp luật là công cụ công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
B. Pháp luật là phương tiện công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Pháp luật là biện pháp để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D. Pháp luật là cách mà công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 6:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua ........
A. trao đổi qua lại.
B. trao đổi giữa hai bên.
C. dịch vụ.
D. trao đổi, mua – bán.
-
Câu 7:
Ai là người có quyền tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật?
A. Cá nhân, tổ chức xã hội và doanh nghiệp.
B. Tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền.
C. Cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.
D. Cả B và C đều đúng.
-
Câu 8:
Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc làm của công ty xăng dầu M đã thể hiện điều gì?
A. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
B. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
D. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
-
Câu 9:
Do cung vượt quá cầu, giá thịt lợn giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời sống của người nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị trường để xuất khẩu.
Như vậy, nhà nước đã vận dụng tốt nội dung nào?
A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh.
B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
C. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.
D. vận dụng tốt quy luật cung cầu.
-
Câu 10:
Pháp luật có cơ sở từ đâu?
A. Chính trị.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Đạo đức.
-
Câu 11:
Chủ thể ban hành pháp luật là ai?
A. người có thẩm quyền.
B. Nhà nước
C. xã hội.
D. công dân.
-
Câu 12:
Khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là gì?
A. cung.
B. cầu.
C. tổng cầu.
D. tiêu thụ.
-
Câu 13:
Pháp luật là gì?
A. những quy định mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành.
B. những quy tắc mang tính bắt buộc với các cơ quan, cá nhân, tổ chức.
C. những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo thủ tục nhất định.
D. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
-
Câu 14:
Biểu hiện của hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ thông qua nội dung nào?
A. Hoạt động có mục đích của người vi phạm.
B. Hành động trái pháp luật.
C. Hành động – không hành động của chủ thể pháp luật.
D. Hành vi sai phạm của cá nhân tổ chức.
-
Câu 15:
Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
B. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.
C. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau.
D. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau.
-
Câu 16:
Tuân thủ pháp luật là gì?
A. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
B. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
C. không làm những điều mà pháp luật cấm.
D. căn cứ vào pháp luật để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 17:
Hiệu trưởng trường mần non H đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A.
Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại trường mầm non làm việc.
Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.
B. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
D. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A.
-
Câu 18:
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra gì?
A. hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mình.
B. sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
C. công cụ sản xuất phù hợp với nhu cầu của mình.
D. mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình.
-
Câu 19:
Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm nào?
A. lợi tức.
B. đấu tranh.
C. cạnh tranh.
D. tranh giành.
-
Câu 20:
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện gì?
A. luôn thấp hơn giá trị.
B. luôn cao hơn giá trị.
C. luôn xoay quanh giá trị.
D. luôn ăn khớp với giá trị.
-
Câu 21:
V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. V và M.
B. V và Q.
C. M và N.
D. Q và N.
-
Câu 22:
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
-
Câu 23:
Trong nền kinh tế hàng hoá, khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
B. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Nhu cầu của mọi người.
-
Câu 24:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống để trở thành hành vi hợp pháp của chủ thể nào?
A. công dân.
B. các tổ chức nhà nước.
C. cá nhân, tập thể.
D. cá nhân, tổ chức.
-
Câu 25:
Các hình thức nào sau đây không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 26:
Anh Q đi xe máy không có gương chiếu hậu, bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Trường hợp này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về nội dung.
B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
-
Câu 27:
Một trong những bản chất của pháp luật là gì?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất tầng lớp.
C. Bản chất chính trị. hiện bằng quyền lực của nhà nước.
D. Bản chất chế độ.
-
Câu 28:
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên được quyền đăng kí kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính khách quan.
B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
-
Câu 29:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó là nội dung nào?
A. quy luật kinh tế.
B. quy luật giá trị.
C. quy luật sản xuất.
D. quy luật thặng dư.
-
Câu 30:
Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh
H bị thương nặng.Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh H, K và B.
B. Anh H, K.
C. Anh H và B.
D. Anh K và B.
-
Câu 31:
Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Thước đo giá cả.
B. Thước đo thị trường.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Thước đo kinh tế.
-
Câu 32:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động ..........
A. Không có mục đích.
B. Có mục đích.
C. Mang tính khách quan.
D. Mang tính chủ quan.
-
Câu 33:
Anh K điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép 15km đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và phạt hành chính. Hành vi của người cảnh sát giao thông là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 34:
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi nào?
A. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
B. tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.
C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
D. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
-
Câu 35:
Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính chặt chẽ về nội dung.
C. Tính chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 36:
Chủ thể nào dưới đây không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình?
A. Anh T say rượu.
B. K bị ép buộc.
C. H bị bệnh tâm thần.
D. G bị dụ dỗ.
-
Câu 37:
Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể chức năng nào của thị trường?
A. Thông tin.
B. Điều tiết sản xuất.
C. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Định lượng.
-
Câu 38:
Anh K đã mở cửa hàng kinh doanh khi có đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu. Trong trường hợp này anh K đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuyên truyền pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 39:
Ông T bị một nhóm các đối tượng xông vào nhà đập phá tài sản không có lý do, ông T đã báo cáo sự việc với công an và nhờ xử lý trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò gì?
A. pháp luật là công cụ để giải quyết các xung đột trong xã hội.
B. pháp luật hỗ trợ người dân khi bị đe dọa đến tài sản và tính mạng.
C. pháp luật giúp người dân tránh những tranh chấp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
D. pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 40:
Sử dụng pháp luật được hiểu là gì?
A. Cá nhân, tổ chức sử dụng quyền của mình, làm những những gì pháp luật cho phép.
B. Cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình.
C. Cá nhân, tổ chức không được làm những điều pháp luật cấm.
D. Cá nhân, tổ chức thực hiện trách nhiệm với xã hội.