Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Lê Đại Hành
-
Câu 1:
Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Q cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Công dân được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
C. Công dân có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
D. Công dân có quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề kinh doanh.
-
Câu 2:
Thấy B đi chơi với người yêu của mình tên là S, V cho rằng B tán tỉnh S nên đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình. Mặc cho S khuyên can nhưng V vẫn không thả B mà còn gọi thêm bạn là M và N đến. Cả V, M và N cùng đánh B rồi thả cho B về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh V, anh M và anh N.
B. Anh V, chị S, anh M và anh N.
C. Anh V, chị S và anh B.
D. Anh M và anh N và anh B.
-
Câu 3:
Hành vi nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thông.
B. Kinh doanh không đóng thuế.
C. Kinh doanh không đúng theo giấy phép kinh doanh.
D. Không tụ tập đua xe trái phép.
-
Câu 4:
Anh S và anh K được nhận vào làm việc tại Công ty điện tử Z. Do anh S có bằng tốt nghiệp loại khá nên được Giám đốc bố trí làm việc ở phòng nghiên cứu thị trường. Còn anh K có bằng tốt nghiệp trung bình nên Giám đốc sắp xếp ở tổ bán hàng. Thấy vậy, anh S thắc mắc và cho rằng đó là sự bất bình đẳng trong lao động. Trong tình huống trên, Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội dùng nào trong công dân bình đẳng thực hiện quyền lao động?
A. Người sử dụng lao có quyền bố trí công việc theo sở thích.
B. Người lao động có quyền làm bất cứ việc gì.
C. Người lao động có chuyên môn được người sử dụng lao động ưu đãi.
D. Người sử dụng lao động đối xử bình đẳng với người lao động.
-
Câu 5:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
B. Bắt người trái pháp luật là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
D. Không ai được bắt, giam, giữ người.
-
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vi phạm dân sự?
A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm.
B. Là hành vi xâm phạm tới quan hệ lao động.
C. Là hành vi xâm phạm tới các quy tắc quản lý của nhà nước.
D. Là hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
-
Câu 7:
Để may một cái áo, anh A mất 5 giờ lao động, biết rằng thời gian lao động xã hội cần thiết để may một cái áo là 4 giờ. Theo yêu cầu quy luật giá trị chiếc áo anh A được bán tương ứng mức thời gian nào trong các mức sau đây?
A. 5 giờ
B. 3 giờ
C. 6 giờ
D. 4 giờ
-
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về bình đẳng trong lao động?
A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất.
B. Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng ngành nghề.
D. Mọi doanh nghiệp đều được tự chủ trong kinh doanh.
-
Câu 9:
Nhà nước tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, thuần phong mĩ tục của cộng đồng các dân tộc là thực hiện phương hướng gì?
A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
B. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.
C. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc.
D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.
-
Câu 10:
Khi nói về ảnh hưởng của cung - cầu đến giá cả trên thị trường, trường hợp nào xảy ra sau đây khi cung nhỏ hơn cầu?
A. Giá cả giữ nguyên.
B. Giá cả tăng.
C. Giá cả giảm.
D. Giá cả bằng giá trị.
-
Câu 11:
Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là gì?
A. vận dụng pháp luật.
B. bảo đảm pháp luật.
C. thực hiện pháp luật.
D. tôn trọng pháp luật.
-
Câu 12:
Theo luật Giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe bị phạt từ?
A. 800.000 - 1.200.000 đồng.
B. 1.000.000 - 1.200.000 đồng.
C. 1.000.000 - 2.000.000 đồng.
D. 500.000 - 800.000 đồng.
-
Câu 13:
Tại sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?
A. Vì pháp luật là của một giai cấp xây dựng nên.
B. Vì pháp luật đại diện cho toàn bộ các giai cấp trong xã hội.
C. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
D. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
-
Câu 14:
Văn bản nào dưới đây không mang tính pháp luật?
A. Hiến pháp.
B. Nội quy.
C. Nghị quyết.
D. Pháp lệnh.
-
Câu 15:
Em hãy cho biết, Hiến pháp nước ta được sửa đổi mới nhất vào năm nào?
A. 1992
B. 2000
C. 2013
D. 2015
-
Câu 16:
“Đầu thú” và “tự thú” là hai hành vi như thế nào?
A. Khác nhau.
B. Tương tự nhau.
C. Trái ngược nhau.
D. Giống nhau hoàn toàn.
-
Câu 17:
Luật Đất đai quy định về việc cưỡng chế đất dành cho những hộ gia đình không chịu giao đất cho Nhà nước để thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Quy định này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính quy phạm, phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính nghiêm minh.
-
Câu 18:
Trong lớp học, An là một học sinh hiền lành và chăm chỉ. Tuy thành tích học tập chưa cao nhưng bạn luôn cố gắng và hết mình vì bạn bè. Trong một lần xảy ra sự cố, Công an vào Trường và lục túi của An đã phát hiện có ma túy. Lúc này, An biết mình bị vu oan và thực sự sợ hãi. Nhưng An vẫn rất bình tĩnh, hợp tác với các chú Công an và tố cáo hành vi buôn bán của một nhóm học sinh trong trường giúp các chú Công an triệt phá được cả đường giây. Thông qua điều này, An đã vận dụng vai trò nào của pháp luật?
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để học sinh bảo vệ quyền lợi của chính mình và tố cáo hành vi sai trái trong học đường.
C. Pháp luật luôn bảo vệ lẽ phải.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 19:
Ông Việt tổ chức buôn bán ma túy, theo em ông sẽ chịu hình thức pháp luật nào sau đây?
A. Vi phạm luật Hành chính.
B. Vi phạm luật Dân sự.
C. Vi phạm luật Kinh tế.
D. Vi phạm luật Hình sự.
-
Câu 20:
Tại sao Nhà nước lại cần phải có pháp luật?
A. Để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
B. Để quản lý xã hội.
C. Để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ công dân.
D. Để bảo vệ và phát triển xã hội.
-
Câu 21:
Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em, trong trường hợp này chị B sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo và buộc chị B phải bổi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
B. Cảnh cáo phạt tiền chị B.
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp còn anh A là người đi xe máy.
D. Phạt tù chị B.
-
Câu 22:
Việt Nam đã ký các hiệp ước, hiệp định về biên giới với những quốc gia nào?
A. Với tất cả các nước.
B. Với 4 nước làng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
C. Chỉ với Trung Quốc.
D. Với tất cả các nước ở Châu Á.
-
Câu 23:
Số điện thoại báo cháy khẩn cấp là bao nhiêu?
A. 113
B. 114
C. 115
D. 119
-
Câu 24:
Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ là điều ước quốc tế thuộc nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế vể hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 25:
Nhà nước đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân bằng cách?
A. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên.
C. Nhà nước thu học phí.
D. Nhà nước khen thưởng học sinh.
-
Câu 26:
Nhãn hiệu là gì?
A. Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.
B. Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, con người của tổ chức, cá nhân khác nhau.
C. Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, công việc của tổ chức, cá nhân khác nhau.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 27:
Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đổng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đổng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
-
Câu 28:
Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật Bầu cử?
A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
B. Nguyên tắc trực tiếp.
C. Nguyên tắc bình đẳng.
D. Nguyên tắc phổ thông.
-
Câu 29:
Trên thế giới quốc gia nào có quy định về số tuổi đi bẩu cử là thấp nhất (16 tuổi)?
A. Việt Nam.
B. Trung Quốc.
C. Iran.
D. Singapo.
-
Câu 30:
Tận mắt chứng kiến nhiều tên Lâm tặc phá rừng, bạn học sinh An nên sử dụng quyền gì để bảo vệ rừng?
A. Tham gia ứng cử để có được một vị trí nhất định trong bộ máy Nhà nước và tiêu diệt bọn lâm tặc.
B. Tố cáo hành vi trộm gỗ của lũ lâm tặc.
C. Khiếu nại hành vi trộm gỗ của lâm tặc với chính quyền.
D. Tham gia quản lý Nhà nước để ngăn chặn hành vi trộm gỗ của lâm.
-
Câu 31:
Từ khi vào năm học lớp 12, An có người yêu và bắt đầu ít tâm sự với bố mẹ và cô thường nhắn tin điện thoại cho người yêu. Mẹ An cảm thấy lo lắng khi An lúc vui lúc buồn mà lại hay thẩn thơ. Nên mẹ An đã lén xem trộm điện thoại của An. Một thời gian sau An phát hiện và nói là mẹ không được phép xem trộm điện thoại của con như vậy nữa. Mẹ An thì cho rằng điều đó không có gì là sai, mẹ An chỉ muốn hiểu An hơn và lo lắng cho con mà thôi chứ mẹ không có ý gì xấu. Theo bạn, mẹ An có vi phạm quyền gì không?
A. Không vi phạm quyền gì.
B. Vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín.
C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
-
Câu 32:
Trong buổi họp lớp giữa năm học, cả lớp đang rất say sưa phát biểu ý kiến của mình về các giáo viên trong lớp. Hằng được mời đưa ra ý kiến nhưng bạn lại rất ngại và không dám phát biểu vì sợ. Hằng nghĩ là học sinh thì không được phép đưa ra những ý kiến nhận xét về giáo viên nên không dám phát biểu. Hằng đã vi phạm quyền gì?
A. Hằng đã vi phạm quyển tự do ngôn luận.
B. Hằng đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.
C. Hằng đã vi phạm quyền đảm bảo thư tín.
D. Hằng không vi phạm quyền gì cả.
-
Câu 33:
Hai thanh niên đang đuổi theo một tên trộm xe máy nhưng bỗng nhiên mất dấu. Thấy một người nói: chắc tên trộm chạy vào nhà bà Lan. Hai thanh niên đến nhà bà Lan và đòi xông vào nhà tìm. Bà Lan nói không nhìn thấy ai chạy vào nhà và không cho phép hai thanh niên vào nhà. Nhưng hai thanh niên kia vẫn khẳng định và xông vào nhà lục soát. Hai thanh niên đã vi phạm quyền gì?
A. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
B. Không vi phạm quyển gì vì có người chắc như vậy.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 34:
Bạn Hương lên Hà Nội học và có thuê nhà của bà Lâm. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Hương đã chậm tiền nhà của bà Lâm 1 tuần nay Bà Lâm bực mình đuổi Hương ra khỏi phòng trọ, nhưng do Hương không biết đi đâu về đâu nên cứ ở lì trong phòng trọ. Tức thì bà Lâm khóa trái cửa lại nhốt không cho Hương ra. Bà Lâm đã vi phạm quyền gì?
A. Không vi phạm quyền gì cả vì đây là nhà của bà Lâm.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.
-
Câu 35:
Thấy hai thanh niêm đang trộm chó bỏ chạy, nhiều thanh niên ở làng đã bám đuổi theo sát, nhìn thấy họ chạy vào tận nhà ông Dân. Đám thanh niên đã tóm được hai tên trộm chó. Tất cả đám thanh niêm xông vào đánh cho hai thanh niên một trận tơi bời, máu chảy đầm đìa. Hành động của thanh niên trong làng là vi phạm quyền gì của công dân?
A. Không vi phạm quyền gì cả, họ ăn trộm rất nhiều chó rồi và hành động đó là đáng với họ.
B. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dần.
D. Vi phạm quyền tự do cá nhân.
-
Câu 36:
Hai bạn A và B cùng yêu 1 bạn nam tên C. Tuy nhiên C chỉ yêu A và không yêu B. Vì ghen ghét nên B đã định bụng sẽ trả thù A bằng cách là thuê một đám học sinh đánh dằn mặt cho A và quay cả clip tung lên mạng xã hội. Như vậy là B đã vi phạm quyền gì đối với A?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
-
Câu 37:
Hạnh và Giang ngồi cạnh nhau, trong giờ kiểm tra Hạnh đã muốn nhìn bài của Giang nhưng Giang không đồng ý. Kết quả là Giang được điểm cao còn Hạnh bị điểm kém. Hạnh vì ghen ghét đã tung tin là Giang đã giở tài liệu nên mới được điểm cao như vậy. Giang bị một số bạn trong lớp xa lánh và không còn thiện cảm với bạn ấy nữa. Hành động của Hạnh đã vi phạm quyền gì?
A. Quyền đảm bảo bí mật cá nhân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền riêng tư cá nhân.
D. Quyền quyết định cá nhân.
-
Câu 38:
Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.
B. Tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào về bất cứ điểu gì mà mình thích.
C. Tập trung đông người để phản đối việc làm sai trái của chính quyền địa phương.
D. Phát tờ rơi trên các ngã tư đường phố.
-
Câu 39:
Trong hoạt động ngoại khóa của một trường Dân tộc nội trú. Học sinh được khuyến khích mặc những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc mình để hát, múa, biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Điều này thể hiện?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Bản sắc dân tộc, không thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Chủ trương khuyến khích văn hóa, văn nghệ.
D. Sự độc quyền của một dân tộc.
-
Câu 40:
Chính sách khuyến khích giáo viên ở đồng bằng lên miền núi dạy học nhằm mục đích gì?
A. Giúp các giáo viên đồng bằng tăng thêm thu nhập.
B. Tạo điều kiện để nâng cao tri thức cho nhân dân tại các vùng có trình độ dân trí chưa cao.
C. Các dân tộc miền núi đoàn kết với nhau hơn.
D. Xóa đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc thiểu số.