Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Hoàng Diệu
-
Câu 1:
Một người chỉ coi là có tội khi bị .........
A. cơ quan công an bắt theo lệnh bắt của Viện kiểm sát.
B. tòa án đưa ra xét xử công khai.
C. tòa án ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.
D. cơ quan công an khởi tố, điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 2:
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền gì?
A. phát triển của công dân.
B. học tập của công dân.
C. sáng tạo của công dân.
D. dân chủ của công dân.
-
Câu 3:
Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của việc thực hiện quyền nào?
A. được phát triển.
B. khiếu nại.
C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. tố cáo.
-
Câu 4:
Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách nào?
A. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
B. biểu quyết công khai và bỏ phiếu kín.
C. không có biểu hiện gì.
D. tự do phát biểu ý kiến.
-
Câu 5:
Trong quan hệ cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động, quyền bình đẳng trong lao động của công dân được thực hiện thông qua nội dung nào?
A. hợp đồng mua bán.
B. hợp đồng lao động.
C. phân công lao động.
D. hợp đồng kinh doanh.
-
Câu 6:
Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. xã hội.
D. việc làm.
-
Câu 7:
Việc phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội đã thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Dân tộc.
B. Tôn giáo.
C. Xã hội.
D. Giai cấp.
-
Câu 8:
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật, đó là quyền gì của công dân?
A. Phát triển.
B. Sáng tạo.
C. Tự do.
D. Học tập.
-
Câu 9:
Pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xác định trong phạm vi nào dưới đây?
A. Một cộng đồng dân cư.
B. Một dân tộc.
C. Một vùng, miền.
D. Một quốc gia.
-
Câu 10:
Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm đảm bảo cuộc sống như thế nào?
A. tự do trong xã hội dân giàu nước mạnh.
B. tự do trong xã hội dân chủ văn minh.
C. tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh.
D. hạnh phúc trong xã hội dân chủ văn minh.
-
Câu 11:
Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện ...........
A. đặc thù.
B. quan trọng.
C. quyết định.
D. chủ yếu.
-
Câu 12:
Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thể hiện các dân tộc được bình đẳng về nội dung nào?
A. xã hội.
B. giáo dục.
C. văn hóa.
D. kinh tế.
-
Câu 13:
Lỗi vi phạm pháp luật là lỗi ..............
A. cố ý.
B. cố ý hoặc vô ý.
C. vô ý.
D. cố ý và vô ý.
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là gì?
A. bị kết án.
B. bị can.
C. bị cáo.
D. bị hại.
-
Câu 15:
Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra, theo qui định của pháp luật có độ tuổi bao nhiêu?
A. từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ đủ 15 tuổi trở lên.
D. từ đủ 17 tuổi trở lên.
-
Câu 16:
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc ..............
A. giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
B. địa vị, độ tuổi, tôn giáo.
C. địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. tuổi tác, địa vị, tôn giáo.
-
Câu 17:
Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào?
A. riêng tư.
B. tình cảm.
C. nhân thân.
D. xã hội.
-
Câu 18:
Pháp luật quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được vượt quá thời hạn bao lâu?
A. 10 giờ.
B. 8 giờ.
C. 6 giờ.
D. 12 giờ.
-
Câu 19:
Việc làm nào sao đây là biểu hiện cho việc Nhà nước sử dụng pháp luật là phương tiện quản lí xã hội?
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua phương tiện truyền thông.
B. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
C. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
-
Câu 20:
Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người?
A. Tòa án.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
-
Câu 21:
Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Các dân tộc là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Các dân tộc là bình đẳng về vai trò làm chủ.
C. Các dân tộc là bình đẳng cho các dân tộc thiểu số.
D. Các dân tộc là bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 22:
Bất kỳ người nào vi phạm pháp luật, không kể giới tính, độ tuổi, địa vị, trình độ đều bị xử lý bằng luật là thể hiện pháp luật mang tính ..............
A. giai cấp sâu sắc.
B. quy phạm phổ biến.
C. quyền lực bắt buộc chung.
D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 23:
Trong sử dụng lao động, những ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao ..........
A. bị coi là bất bình đẳng.
B. không bị coi là bất bình đẳng nhưng có điều gì đó chưa hợp lý.
C. là sự bất bình đẳng nhưng cần thiết phải áp dụng.
D. không bị coi là bất bình đẳng.
-
Câu 24:
Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước ta quy định: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội .....
A. quả tang.
B. đặc biệt nghiêm trọng.
C. nghiêm trọng.
D. đặc biệt nguy hiểm.
-
Câu 25:
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào đâu?
A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
D. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
-
Câu 26:
Khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan có thẩm quyền ............
A. chuyển hồ sơ đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
B. xác minh và ra quyết định về nội dung tố cáo.
C. chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
D. chuyển hồ sơ đến Tòa án theo quy định của pháp luật.
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công dân?
A. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
B. Giúp đỡ cho học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
C. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.
D. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách.
-
Câu 28:
Công dân có quyền học từ bậc học Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học. Điều này thể hiện nội dung nào về quyền học tập của công dân?
A. Học bằng nhiều hình thức.
B. Học thường xuyên.
C. Học không hạn chế.
D. Học bất cứ ngành nghề nào.
-
Câu 29:
Ở phạm vi cơ sở, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ..............
A. giám sát, kiểm tra.
B. thông tin đầy đủ.
C. trực tiếp quyết định.
D. trực tiếp bàn bạc, quyết định.
-
Câu 30:
Việc Ủy ban nhân dân xã M ra quyết định xử phạt ông V, vì lý do xây nhà trái phép đã thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 31:
Gia đình ông Tám có một đứa con trai tên là Ân, em rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình đã tạo điều kiện cho Ân tham gia thi chương trình sô lô cùng Bolero của đài truyền hình Vĩnh Long. Vậy em Ân đã được thực hiện quyền gì?
A. Quyền được phát triển.
B. Quyền tác giả.
C. Quyền được sáng tạo.
D. Quyền được học tập.
-
Câu 32:
Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng ..........
A. giữa các tôn giáo.
B. giữa các vùng, miền.
C. về tín ngưỡng.
D. giữa các dân tộc.
-
Câu 33:
Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của phường X - Thành phố VT đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì?
A. hình thức cưỡng chế người vi phạm.
B. công cụ quản lí đô thị hiệu quả.
C. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
D. phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố.
-
Câu 34:
Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh An nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Bình. Hành vi của học sinh An đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Bình?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
-
Câu 35:
An sinh ngày 22/5/1998. Nếu ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày 22/5/2016 thì An đủ tuổi theo luật định để thực hiện quyền gì?
A. ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
B. ứng cử Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố.
C. ứng cử vào Quốc hội.
D. bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
-
Câu 36:
Anh G muốn bán 1 chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh G trước khi kết hôn, nhưng vợ không đồng ý. Vậy, theo quy định của pháp luật anh G có quyền bán chiếc xe đó không?
A. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh G.
B. Không, vì khi kết hôn chiếc xe sẽ là tài sản chung.
C. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp.
D. Được, nhưng phải được vợ chấp thuận.
-
Câu 37:
Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X, huyện Y có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng. Theo em, ông A cần gửi đơn tố cáo đến đâu?
A. Chủ tịch UBND xã X.
B. Chủ tịch UBND huyện Y.
C. Viện Kiểm sát huyện Y.
D. Công an huyện Y.
-
Câu 38:
T học lớp 12, có người em học lớp 4 thường xuyên gây gổ đánh nhau với bạn. Vậy T cần nhắc nhở em điều gì nếu người em tiếp tục vi phạm?
A. Bị đi tù.
B. Bị trường phạt.
C. Bị mẹ đánh.
D. Bị phạt tiền.
-
Câu 39:
Đang truy đuổi tên ăn trộm gà, bỗng không thấy hắn ở đâu ông A và ông B xác định tên trộm ẩn nấp trong nhà ông C bên cạnh (hiện không có ai ở nhà) ông A và ông B định vào nhà ông C để tiếp tục tìm bắt, nếu là cháu của hai ông A và ông B em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nói với hai ông là hãy dừng lại vì hai ông không có quyền bắt trộm.
B. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép thì mới tiếp tục truy bắt tên trộm.
C. Nói với hai ông dừng lại vì vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở và trình báo công an.
D. Nhanh chóng cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời bắt tên trộm không để nó thoát.
-
Câu 40:
X là nữ sinh vừa tốt nghiệp ngành ngân hàng đến Ngân hàng B để xin việc. Nhưng giám đốc Ngân hàng B nói thẳng với X rằng cơ quan ông không muốn nhận nữ vào làm việc. X nói rằng việc tuyển người như vậy là trái pháp luật nhưng ông giám đốc vẫn khăng khăng từ chối. Nếu là X em cần phải làm gì?
A. Tố cáo sự việc với cơ quan chức năng.
B. Cãi nhau với ông giám đốc.
C. Im lặng ra về, xin việc cơ quan khác.
D. Mang quà tới nhà ông giám đốc để năn nỉ.