Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Hòa Vang
-
Câu 1:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành được thể hiện như thế nào?
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.
B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.
C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.
D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.
-
Câu 2:
Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là gì?
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 3:
Người ở độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. từ đủ 14 đến dưới 16.
B. từ 14 đến đủ 16.
C. từ đủ 16 đến dưới 18.
D. từ 16 đến đủ 18.
-
Câu 4:
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm mục đích gì?
A. giáo dục, răn đe, hành hạ.
B. kiềm chế những việc làm trái luật.
C. xử phạt hành chính.
D. phạt tù hoặc tử hình.
-
Câu 5:
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới gì?
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các điều luật và các quan hệ hành chính.
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.
-
Câu 6:
“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính ý chí và khách quan.
-
Câu 7:
Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?
A. Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính giai cấp và tính chính trị.
C. Tính xã hội và tính kinh tế.
D. Tính kinh tế và tính xã hội.
-
Câu 8:
Pháp luật mang bản chất của xã hội vì sao?
A. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội.
D. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.
-
Câu 9:
Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là gì?
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
-
Câu 10:
Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là gì?
A. giáo dục, răn đe là chính.
B. có thể bị phạt tù.
C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên .
-
Câu 11:
Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang thể hiện điều gì?
A. sử dụng pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 12:
Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, thể hiện điều gì?
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 13:
Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là gì?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 14:
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm pháp luật?
A. Do ảnh hưởng ít nhiều của tàn dư chế độ cũ để lại và ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh.
B. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động vào một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ.
C. Thông qua các chiêu bài diễn biến hòa bình, các thế lực thù địch vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tìm cách chống phá Nhà nước ta.
D. Có sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội, đôi chỗ còn buông lỏng kỉ cương ; giám sát còn mang tính hình thức.
-
Câu 15:
Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì chịu hình phạt nào?
A. vi phạm pháp luật dân sự.
B. phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. vi phạm pháp luật hành chính.
D. bị xử phạt hành chính.
-
Câu 16:
Điền vào chỗ trống: “Công dân ...............có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.”
A. được hưởng quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. có quyền bình dẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ.
D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
-
Câu 17:
Điền vào chỗ trống: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải……….. hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
A. gánh chịu.
B. nộp phạt.
C. đền bù.
D. bị trừng phạt.
-
Câu 18:
Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?
A. Quyền lợi.
B. Cách đối xử.
C. Trách nhiệm.
D. Nghĩa vụ.
-
Câu 19:
Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây?
A. Thiếu tình cảm.
B. Thiếu kinh tế.
C. Thiếu tập trung.
D. Thiếu bình đẳng.
-
Câu 20:
Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị ……….. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy đinh của pháp luật.
A. hạn chế khả năng.
B. ràng buộc bởi các quan hệ.
C. khống chế về năng lực.
D. phân biệt đối xử.
-
Câu 21:
Kết hôn là gì?
A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.
C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.
-
Câu 22:
Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là bao nhiêu?
A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.
C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
-
Câu 23:
Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
-
Câu 24:
Nhận định nào sau đây sai?
A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình.
B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái.
C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.
-
Câu 25:
Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?
A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
-
Câu 26:
Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Buôn thần bán thánh.
B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước.
D. Đạo pháp dân tộc.
-
Câu 27:
Tìm câu phát biểu sai.
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
-
Câu 28:
Sau giờ học trên lớp, Nam (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Nam thể hiện điều gì?
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền tự do, dân chủ của Nam.
C. sự tương thân tương ái của Nam.
D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
-
Câu 29:
"Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm." là một nội dung thuộc khái niệm nào?
A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.
B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.
C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận.
D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 30:
Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của ai?
A. Nhân dân.
B. Công dân.
C. Nhà nước.
D. Lãnh đạo địa phương.
-
Câu 31:
Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền nào?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 32:
Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền nào?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 33:
B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.
-
Câu 34:
"Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là hình thức gì?
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ gián tiếp.
C. Hình thức dân chủ tập trung.
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 35:
Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bãi nại.
D. Quyền khiếu nại.
-
Câu 36:
Điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống: “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền góp ý.
-
Câu 37:
Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
-
Câu 38:
Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 39:
Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
-
Câu 40:
Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sỹ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sỹ đó. Hành vi của công ty mì gói A là loại vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm kỷ luật.
D. Vi phạm dân sự.