Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Hoa Lư
-
Câu 1:
Người đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hậu quả hành vi đó xảy ra. Pháp luật gọi là gì?
A. cố ý phạm tội.
B. mong muốn phạm tội.
C. tranh thủ phạm tội.
D. quyết tâm phạm tội.
-
Câu 2:
Hoàn thành phát biểu sau: Thi hành pháp luật đựợc hiểu là công dân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật .........
A. quy định nên làm.
B. không cấm.
C. quy đinh phải làm.
D. cho phép làm.
-
Câu 3:
Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào?
A. Lao động.
B. Nhân thân.
C. Tài sản.
D. Kinh tế.
-
Câu 4:
Việc làm nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Khi con có lỗi bố mẹ phê bình.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm.
C. Bắt người theo quyết định của Toà án.
D. Đánh người gây thương tích.
-
Câu 5:
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. xã hội.
-
Câu 6:
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp nào?
A. công an cho phép.
B. có người làm chứng.
C. pháp luật cho phép.
D. trưởng ấp cho phép.
-
Câu 7:
Mục đích của cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kĩ thuật” nhằm phát huy quyền nào?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Phát triển.
D. Bình đẳng.
-
Câu 8:
Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
-
Câu 9:
Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với lĩnh vực nào?
A. kinh tế xã hội.
B. văn hoá giáo dục.
C. việc làm thu nhập.
D. quốc phòng an ninh.
-
Câu 10:
Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?
A. Tài sản và sở hữu.
B. Nhân thân và tài sản.
C. Dân sự và xã hội.
D. Nhân thân và lao động.
-
Câu 11:
Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
B. Cơ quan điều tra các cấp.
C. Tòa án nhân dân các cấp.
D. Ủy ban nhân dân.
-
Câu 12:
Anh A và chị B vào làm việc tại công ty X cùng một thời điểm. Anh A được trả lương cao hơn chị B. Trong trường hợp này giám đốc công ty căn cứ vào tiêu chuẩn nào?
A. Giới tính.
B. Dân tộc.
C. Nguồn gốc gia đình.
D. Trình độ chuyên môn.
-
Câu 13:
Để thực hiện quyền học tập của mình, công dân có thể học ở hệ giáo dục nào dưới đây?
A. Hệ chính quy hoặc hệ giáo dục thường xuyên.
B. Hệ chính thức hoặc không chính thức.
C. Hệ học tập và hệ lao động.
D. Hệ công khai hoặc không công khai.
-
Câu 14:
Trong trường hợp nào dưới đây ai cũng có quyền bắt người?
A. Người đang bị truy nã.
B. Người phạm tội rất nghiêm trọng.
C. Người phạm tội lần đầu.
D. Người chuẩn bị trộm cắp.
-
Câu 15:
Hoàn thành nội dung sau: Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển ............
A. Kĩ năng.
B. Trí tuệ.
C. Tư duy.
D. Tài năng.
-
Câu 16:
Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc nào?
A. bình đẳng
B. ngang giá
C. cùng có lợi
D. tôn trọng lẫn nhau
-
Câu 17:
Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào dưới đây?
A. Tự bầu cử.
B. Được chỉ định.
C. Được giới thiệu.
D. Được đề cử.
-
Câu 18:
Chị A bán cà phê để mua đồ dùng học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất giữ.
D. Phương tiện thanh toán.
-
Câu 19:
Trong nền kinh hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ gì?
A. cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu.
C. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.
D. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.
-
Câu 20:
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động không bao gồm yếu tố nào dưới đây?
A. Đối tượng lao động.
B. Công cụ sản xuất.
C. Kết cấu hạ tầng.
D. Hệ thống bình chứa.
-
Câu 21:
Sự tăng lên về số lượng, chất lượng và các yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra nó được gọi là gì?
A. phát triển kinh tế.
B. gia tăng kinh tế.
C. tăng trưởng kinh tế.
D. ổn định kinh tế.
-
Câu 22:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua gì?
A. giá trị của hàng hóa.
B. công dụng của hàng hóa.
C. giá trị trao đổi.
D. giá cả trên thị trường.
-
Câu 23:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định gọi là gì?
A. cung.
B. cầu.
C. giá cả.
D. giá trị.
-
Câu 24:
Sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất,tiêu thụ hàng hóa được gọi là gì?
A. Giá trị.
B. Quy luật giá trị.
C. Cạnh tranh.
D. Thị trường.
-
Câu 25:
Hoàn thành nội dung sau: Việc xét xử các vụ án không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về .........
A. quyền trong kinh doanh.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 26:
Việc học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là nội dng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tham gia.
-
Câu 27:
Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền gì?
A. tham gia xây dựng đất nước.
B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. tự do dân chủ.
D. tự do ngôn luận.
-
Câu 28:
Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
B. Cơ quan điều tra các cấp.
C. Tòa án nhân dân các cấp.
D. Ủy ban nhân dân.
-
Câu 29:
Hoàn thành nội dung sau: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng .......
A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
-
Câu 30:
Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau, học ở các loại hình và trường lớp khác nhau là biểu hiện của quyền gì?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ nơi nào.
C. Học thường xuyên, suốt đời.
D. Bình đẳng cơ hội học tập.
-
Câu 31:
Khi nhận được quyết định kỉ luật do phó hiệu trưởng trường kí mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường.
B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
D. Tòa án nhân dân.
-
Câu 32:
Công nhân B đi làm muộn 10 phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào.Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau.Quá tức giận công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 33:
Trên đường đi học về An thấy một người bị đuối nước. Nhưng An nghĩ đó không phải là chuyện của mình nên không cứu giúp và bỏ đi. Chiều An nghe tin người đó chết. Theo quy định pháp luật, An phải chịu trách nhiệm gì?
A. hành chính.
B. hình sự.
C. pháp luật dân sự.
D. chuẩn mục đạo đức.
-
Câu 34:
Anh B là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh C nên được sắp xếp làm việc có lương cao hơn anh C. Mặc dù vậy, giữa anh B và anh C vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trong lao động.
B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong thực hiện quyền lao động.
D. Trong nhận tiền lương.
-
Câu 35:
Công ty X thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn chọn nhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?
A. Tự do phát triển tài năng.
B. Quảng bá chất lượng sản phẩm.
C. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
D. Được chăm sóc sức khỏe.
-
Câu 36:
Công ty sản xuất gạch men Y không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 37:
Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp C và H để hòa giải. Biết chuyện này, anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và C. Do bị đuổi đánh nên C đã dùng dao đâm N bị thương nặng. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh trai A, N, M, C, H.
B. Anh trai A, C, M, A.
C. Anh trai A, C, H, N.
D. Anh trai A, M, N, H, A.
-
Câu 38:
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh X, chị H và chị P.
B. Ông L và anh X.
C. Anh K và anh X.
D. Anh K và ông L.
-
Câu 39:
Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh H và chị B.
B. Anh H, chị P, chị B và anh T.
C. Anh H, chị B và chị P.
D. Anh H, anh A và chị P.
-
Câu 40:
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là ngườicó mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện ày. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
A. Chị N, cụ P và chị C.
B. Chị N và cụ P.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
D. Chị N, ông K và cụ P.