Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Gia Bình 1
-
Câu 1:
Theo quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường được thực hiện theo hướng nào?
A. chiều hướng tăng lên.
B. thời gian lao động cá biệt.
C. nguyên tắc ngang giá.
D. tỉ lệ giảm dần đều.
-
Câu 2:
Yếu tố quan trọng nhất của tư liệu lao động là gì?
A. công cụ lao động.
B. kết cấu hạ tầng.
C. phương tiện lao động.
D. hệ thống bình chứa.
-
Câu 3:
Khi nào tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị?
A. rút tiền khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
B. dùng làm phương tiện lưu thông và mua bán hàng hóa.
C. dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán hàng hoá.
D. dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
-
Câu 4:
Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng.
B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm.
D. Cung giảm, cầu tăng.
-
Câu 5:
Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính chặt chẽ về hình thức.
D. Tính chặt chẽ về nội dung.
-
Câu 6:
“Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến nội dung nào?
A. tính quyền lực bắt buộc chung.
B. tính khuôn mẫu, ràng buộc.
C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 7:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 8:
Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là gì?
A. đe dọa.
B. giáo dục.
C. trừng trị.
D. trấn áp.
-
Câu 9:
Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là vi phạm ...........
A. quy chế.
B. hành chính.
C. công vụ.
D. dân sự.
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, cửa hàng kinh doanh đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự
B. Kỉ luật
C. Hành chính
D. Hình sự
-
Câu 11:
Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xác minh lí lịch cá nhân.
B. Công khai danh tính người tố cáo.
C. Từ chối nhận di sản thừa kế.
D. Bắt người phạm tội quả tang.
-
Câu 12:
Nghi ngờ K đi về từ vùng có dịch, chị M đã tung tin lên mạng xã hội về việc chị A đi từ vùng dịch về mà không thực hiện cách ly dẫn đến có một số người bị nhiễm Covid 19. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 13:
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đang chờ đèn đỏ khiến hai ông cháu bị ngã, xe bị hỏng nặng. Anh X là đang phơi thóc dưới lòng đường gần đó thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào dùng gậy làm hỏng xe máy của anh K. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự?
A. Ông L và anh X.
B. Anh X, chị H và chị P.
C. Anh K và anh X.
D. Anh K và chị H, chị P.
-
Câu 14:
Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là gì?
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. bình đẳng về quyền con người.
-
Câu 15:
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua việc gì?
A. kí hợp đồng lao động.
B. thực hiện nghĩa vụ lao động.
C. sử dụng lao động.
D. tìm kiếm việc làm.
-
Câu 16:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi nào?
A. đồng nghiệp và hàng xóm.
B. dòng họ và địa phương.
C. gia đình và xã hội.
D. cơ quan và trường học.
-
Câu 17:
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng theo quy định của pháp luật khi tham gia vào các .........
A. quan hệ lao động.
B. quan hệ pháp luật.
C. quan hệ kinh tế.
D. quan hệ xã hội.
-
Câu 18:
Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh G, anh K và ông N.
B. Anh K, chị H, ông N và anh G.
C. Anh K, anh G, ông N và chị M.
D. Chị H, anh K và ông N.
-
Câu 19:
Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về phương diện nào?
A. xã hội.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. chính trị.
-
Câu 20:
Nguyên tắc nào là quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc?
A. các bên cùng có lợi.
B. tôn trọng lợi ích dân tộc thiểu số.
C. bình đẳng giữa các dân tộc.
D. đoàn kết giữa các dân tộc.
-
Câu 21:
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được .............
A. bảo đảm an toàn.
B. Nhà nước bảo vệ.
C. pháp luật bảo hộ.
D. Nhà nước bảo đảm.
-
Câu 22:
Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình .............
A. ở bất cứ nơi nào.
B. ở những nơi công cộng.
C. trong các cuộc họp của cơ quan.
D. ở những nơi có người tụ tập.
-
Câu 23:
Chị T thuê 1 phòng trên tầng 2 nhà ông H mở phòng tập Yoga. Giờ học của lớp bắt đầu từ 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Một hôm do tiện đường, chị K, L, M đến từ 16 giờ. Thấy cửa nhà mở, chị K lên phòng tập ngồi xem điện thoại. Chị L đi một vòng thăm quan từng phòng để tham khảo sau này có điều kiện thì làm. Thấy chiếc ti vi trong phòng cạnh đó đang bật chương trình mình yêu thích, chị M vào đó ngồi xem trong khi chờ đợi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Chị M.
B. Chị L và M.
C. Chị L, M và T.
D. Chị L, M và K.
-
Câu 24:
Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc .............
A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
B. bắt người đang bị truy nã.
C. bắt người phạm tội quả tang.
D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
-
Câu 25:
Lực lượng chức năng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bắt giữ tội phạm.
B. Áp giải tù nhân.
C. Điều tra bị can.
D. Tra tấn, ép cung.
-
Câu 26:
Hành vi tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Xử phạt dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. Chỉ bị xử phạt dân sự, không bị xử phạt hình sự.
C. Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Chỉ bị xử phạt hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 27:
Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỉ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông T với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là chị G đã rủ bạn mình là anh P đến nhà anh K nói chuyện. Do thiếu kiềm chế nên chị G đã chửi bới vợ anh K, là chị Q, còn anh P đã đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay clip và tung lên mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để che dấu chuyện ngoại tình với chị Y nhằm hạ uy tín của ông T. Trong trường hợp này anh K, chị G và chị Q đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi có căn cứ cho rằng chỗ ở của người nào đó có ..............
A. người bị nghi nhiễm Covid- 19.
B. chủ thể khiếu nại nặc danh.
C. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. đối tượng trốn nghĩa vụ quân sự.
-
Câu 29:
Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị ..........
A. mất trộm.
B. đuổi việc.
C. xâm phạm.
D. điều tra.
-
Câu 30:
Ai có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?
A. Cán bộ, công chức.
B. Đại biểu Quốc hội.
C. Mọi công dân.
D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 31:
Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, phường là gì?
A. những việc dân được tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
-
Câu 32:
Cử tri vì lý do sức khỏe không đến được nơi bỏ phiếu, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu cử thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Công bằng, trực tiếp.
B. Bình đẳng, trực tiếp.
C. Trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông, trực tiếp.
-
Câu 33:
Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
B. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trực tiếp.
C. Tham gia giám sát của nhân dân tại các xã, phường.
D. Dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai.
-
Câu 34:
Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Người dân xã S đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân hiểu và đồng tình.
B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và góp ý kiến.
D. Dân giám sát và kiểm tra.
-
Câu 35:
Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh K, chị N và G.
B. Anh K và anh M.
C. Anh M, chị G và chị N.
D. Vợ chồng anh M và chị N.
-
Câu 36:
Quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân có quyền học ...............
A. rút ngắn thời gian so với quy định.
B. liên tục, học mãi, không hạn chế về độ tuổi.
C. từ thấp đến cao.
D. bằng nhiều hình thức.
-
Câu 37:
Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Tiếp cận thông tin đại chúng.
B. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. Đăng kí chuyển giao công nghệ.
D. Tham gia hoạt động văn hóa.
-
Câu 38:
Trường hợp những học sinh giỏi đạt giải trong các kỳ thi quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học là công dân có quyền nào?
A. quyền được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân.
D. được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
-
Câu 39:
Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học từ thấp đến cao.
B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Học bất cứ ngành nghề nào.
-
Câu 40:
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào đâu?
A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.