Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Chu Văn An
-
Câu 1:
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích gì?
A. thẳng tay trừng trị người vi phạm pháp luật.
B. buộc người vi phạm pháp luật dừng hành vi vi phạm pháp luật.
C. cảnh cáo người khác để họ không vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
-
Câu 2:
Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
B. Quan hệ hôn nhân.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hành chính.
-
Câu 3:
Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới gì?
A. các quan hệ xã hội.
B. nội quy trường học.
C. quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
-
Câu 4:
Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Được trả lương cho cán bộ, nhân viên như nhau.
B. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
C. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường.
D. Bình đẳng trong liên kết với các doanh nghiệp.
-
Câu 5:
Pháp luật có vai trò gì?
A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ tự do tuyệt đối của công dân.
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Bảo vệ môi trường tự nhiên.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Câu 7:
Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là gì?
A. Xây dựng cở sở vật chất XHCN.
B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển.
C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
-
Câu 8:
Công dân được tự do phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Khiếu nại, tố cáo.
B. Bầu cử, ứng cử.
C. Phát biểu ý kiến.
D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Bình đẳng trong công việc gia đình.
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
-
Câu 10:
Bắt vợ phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh C đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản.
D. tình cảm.
-
Câu 11:
Cung cầu trên thị trường ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Giá cả.
B. Người sản xuất.
C. Hàng hóa.
D. Tiền tệ.
-
Câu 12:
Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể?
A. Hai học sinh chia bè, cánh trong lớp.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Một người đang bẻ khóa lấy trộm máy vi tính.
D. A tung tin bịa đặt, nói xấu B.
-
Câu 13:
Cố ý đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm gì?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
-
Câu 14:
Việc thành lập trường THPT chuyên nhằm mục đích gì?
A. Bảo đảm tính nhân văn.
B. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật.
C. Bảo đảm công bằng.
D. Bồi dưỡng nhân tài.
-
Câu 15:
Một trong những đặc trưng cơ bản của Pháp luật thể hiện ở nội dung gì?
A. Tính hiện đại.
B. Tính cơ bản.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính truyền thống.
-
Câu 16:
Vì sao hai hàng hóa trao đổi được với nhau?
A. chúng đều là sản phẩm của lao động.
B. chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
C. chúng có giá trị bằng nhau.
D. chúng có giá trị sử dụng khác nhau.
-
Câu 17:
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây?
A. Tạo ra nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Làm cho quan hệ kinh tế, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
C. Làm cho giá trị kinh tế được phát triển.
D. Tạo ra một thị trường sôi động.
-
Câu 18:
Ai dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức.
B. Chỉ có cá nhân.
C. Chỉ những người từ đủ 20 tuổi trở lên.
D. Chỉ những người có thẩm quyền.
-
Câu 19:
Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
-
Câu 20:
Pháp luật không quy định những việc nào dưới đây?
A. Được làm.
B. Phải làm.
C. Không được làm.
D. Nên làm.
-
Câu 21:
Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. 4 loại.
B. 5 loại.
C. 6 loại.
D. 3 loại.
-
Câu 22:
Hoàn thành câu sau: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người ...........
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. có chủ mưu xúi giục.
D. không có ý thức thực hiện.
-
Câu 23:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ gì?
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
-
Câu 24:
Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào là biểu hiện của quyền gì?
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Tham gia quản lý nhà nước.
-
Câu 25:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?
A. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.
B. Có tin báo của nhân dân.
C. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Có ý kiến của cơ quan lãnh đạo.
-
Câu 26:
Theo Luật bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bình đẳng.
B. Trực tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 27:
Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất hàng hóa.
B. Mọi nền sản xuất.
C. Nền sản xuất XHCN.
D. Nền sản xuất TBCN.
-
Câu 28:
Việc nhân dân tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội.
C. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
D. Quyền tự do, dân chủ.
-
Câu 29:
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là gì?
A. thay đổi kinh tế.
B. ổn định kinh tế.
C. thúc đẩy kinh tế.
D. phát triển kinh tế.
-
Câu 30:
Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?
A. giá trị và giá cả.
B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
C. giá trị và giá trị sử dụng.
D. giá cả và giá trị sử dụng.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Công khai.
-
Câu 32:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
B. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
D. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
-
Câu 33:
Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Đủ 20 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. Đủ 19 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
-
Câu 34:
Tính chất cạnh tranh là gì?
A. Giành giật khách hàng.
B. Giành giật lợi về mình.
C. Thu được nhiều lợi nhuận.
D. Ganh đua, đấu tranh.
-
Câu 35:
Chọn cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu sau: Quyền tự do kinh doanh của công dân tức là mọi công dân ..............
A. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh.
B. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
C. đều có quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh.
D. đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
-
Câu 36:
Ai có quyền tự do ngôn luận?
A. Người từ 18 tuổi trở lên.
B. Cán bộ, công chức.
C. Mọi công dân.
D. Học sinh THPT.
-
Câu 37:
Chính sách phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện là gì?
A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
B. Kinh tế thị trường tăng cường hội nhập.
C. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.
D. Kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
-
Câu 38:
Việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về gì?
A. Chủ trương phát triển giáo dục.
B. Bất bình đẳng trong giáo dục.
C. Công bằng xã hội trong giáo dục.
D. Định hướng đổi mới trong giáo dục.
-
Câu 39:
Pháp luật quy định về điều kiện ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp như thế nào?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực, tín nhiệm với cử tri.
B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực, tín nhiệm với cử tri.
C. Mọi công dân đủ 18 tuổi, không vi phạm pháp luật.
D. Mọi công dân đủ 21 tuổi, không vi phạm pháp luật.
-
Câu 40:
Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Học tập bất cứ ngành nghề nào.
C. Học khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
D. Học thường xuyên, học suốt đời.