Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Cẩm Lệ
-
Câu 1:
Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là gì?
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 2:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là gì?
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 3:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến gì?
A. quy chế làm việc của tổ chức.
B. quy tắc quản lý của nhà nước.
C. quy ước, hương ước của làng xã.
D. quy phạm đạo đức của xã hội.
-
Câu 4:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến gì?
A. quan hệ tài sản và nhân thân.
B. quan hệ lao động và công vụ.
C. quy tắc quản lý của nhà nước.
D. quy tắc ứng xử và giao tiếp.
-
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm?
A. Đủ 15 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 17 tuổi.
D. Đủ 18 tuổi.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên là có năng lực tham gia vào các giao dịch dân sự?
A. Đủ 15 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 17 tuổi.
D. Đủ 18 tuổi.
-
Câu 7:
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sao đây?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ gia tộc.
C. Quan hệ đối tác.
D. Quan hệ lao động.
-
Câu 8:
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sao đây?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ tài chính.
C. Quan hệ đối tác.
D. Quan hệ lao động.
-
Câu 9:
Hợp đồng lao động giữa người sử dung lao động và người lao động được giao kết dựa trên nguyên tắc gì?
A. trực tiếp.
B. gián tiếp.
C. ủy quyền.
D. đại diện.
-
Câu 10:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp là biểu hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào?
A. kinh doanh.
B. tài chính.
C. thị trường.
D. lao động.
-
Câu 11:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là gì?
A. không ai bị đánh.
B. không ai bị bắt.
C. không ai bị xúc phạm.
D. không ai bị đe dọa.
-
Câu 12:
Theo nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người khác.
B. Bịa đặt điều xấu cho người khác.
C. Gây thương tích cho người khác.
D. Xúc phạm danh dự người khác.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có đối tượng nào?
A. tranh chấp tài sản.
B. người lạ tạm trú.
C. hoạt động tôn giáo.
D. tội phạm lẩn trốn
-
Câu 14:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân chỉ được thực hiện theo ai?
A. yêu cầu của bưu điện.
B. đề xuất của người gởi.
C. quy định của pháp luật.
D. kiến nghị của người nhận.
-
Câu 15:
Công dân chủ động bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chung của đất nước là thực hiện quyền gì?
A. tự do ngôn luận.
B. tiếp cận truyền thông.
C. hoạch định chính sách.
D. độc lập phán quyết.
-
Câu 16:
Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
A. trực tiếp.
B. gián tiếp.
C. ủy quyền.
D. tập trung.
-
Câu 17:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có quyền gì?
A. tố cáo
B. phản biện
C. khiếu nại
D. chống đối
-
Câu 18:
Khi phát hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp công dân, cơ quan, tổ chức thì công dân có quyền gì?
A. tố cáo.
B. xét hỏi.
C. khiếu nại.
D. truy tố.
-
Câu 19:
Công dân có thể theo học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với gì?
A. yêu cầu của gia đình.
B. đề nghị của bạn bè.
C. năng lực của bản thân.
D. thị hiếu của xã hội.
-
Câu 20:
Công dân có thể học bằng nhiều loại hình trường, lớp khác nhau là thực hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, suốt đời.
D. Quyền được bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 21:
Công dân được nghiên cứu khoa học để đưa ra các phát minh, sáng chế là thực hiện quyền gì?
A. sáng tạo.
B. phát triển.
C. kinh doanh.
D. thẩm định.
-
Câu 22:
Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung của quyền gì?
A. sáng tạo.
B. phát triển.
C. học tập.
D. thẩm định.
-
Câu 23:
Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là gì?
A. bài trừ tệ nạn xã hội.
B. duy trì tỉ lệ lạm phát.
C. thúc đẩy phân hóa giàu – nghèo.
D. hạn chế cung cấp thông tin.
-
Câu 24:
Nghĩa vụ quan trọng nhất của người kinh doanh là gì?
A. nộp thuế đúng quy định.
B. duy trì quỹ bình ổn giá.
C. hạn chế tình trạng lạm phát.
D. sử dụng hợp lý nguồn vốn
-
Câu 25:
Trong nền kinh tế hàng hóa, khi làm trung gian trong quá trình trao đổi mua bán theo công thức : H – T – H thì tiền đã thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Hỗ trợ tài chính.
D. Bình ổn thị trường.
-
Câu 26:
Trong nền kinh tế hàng hóa, khi được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa thì tiền đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Tiền tệ thế giới.
C. Quản lý thị trường.
D. Thu hút đầu tư.
-
Câu 27:
Một trong hai thuộc tính của hàng hóa là gì?
A. giá trị sử dụng.
B. giá trị thặng dư.
C. giá trị trao đổi.
D. giá trị sản xuất.
-
Câu 28:
Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người được gọi là gì?
A. giá trị sử dụng.
B. giá trị thặng dư.
C. giá trị trao đổi.
D. giá trị sản xuất
-
Câu 29:
Trong nền sản xuất hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ như thế nào so với giá trị của nó?
A. Giá cả nhỏ hơn giá trị.
B. Giá cả lớn hơn giá trị.
C. Giá cả bằng giá trị.
D. Giá cả không đổi.
-
Câu 30:
Trong nền sản xuất hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ như thế nào so với giá trị của nó?
A. Giá cả nhỏ hơn giá trị.
B. Giá cả lớn hơn giá trị.
C. Giá cả bằng giá trị.
D. Giá cả không đổi.
-
Câu 31:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mục đích cuối cùng của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau là gì?
A. lợi nhuận
B. danh tiếng
C. địa vị
D. uy tín
-
Câu 32:
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất phải phù hợp với thời gian lao động xã hội như thế nào?
A. cần thiết.
B. cao nhất.
C. thấp nhất.
D. duy nhất.
-
Câu 33:
Công dân không tham gia vào hoạt động vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy là gì?
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 34:
Công dân chủ động đăng ký khám tuyển và thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng lệnh gọi nhập ngũ là gì?
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 35:
Việc cơ quan chức năng ra quyết định bổ nhiệm, luân chuyển, điều động và kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 36:
Việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với người vi phạm hình sự là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 37:
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Đăng kí kinh doanh.
B. Lấn chiếm vỉa hè.
C. Khiếu nại kéo dài.
D. Tố giác tội phạm.
-
Câu 38:
Cán bộ, viên chức nhà nước vi phạm kỉ luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Đăng kí thi đua.
B. Thăm viếng chùa chiền.
C. Tự ý nghỉ việc.
D. Học tập ở nước ngoài.
-
Câu 39:
Thời gian vừa qua, Tòa án ở nước ta đã đưa ra xét xử hàng loạt các bị cáo là những người giữ các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước với các bản án hết sức nghiêm khắc. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của công dân về gì?
A. quan hệ xã hội.
B. công tác tư pháp.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. cơ chế quản lí.
-
Câu 40:
Nội dung nào sau đây không phù hợp với quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ?
A. Được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
B. Được ủy quyền khi giao kết hợp đồng lao động.
C. Được bình đẳng về độ tuổi và tiêu chuẩn tuyển dụng.
D. Được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.