Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019
Trường THPT Trần Hưng Đạo Vĩnh Phúc lần 1
-
Câu 1:
Giá trị sử dụng được hiểu là
A. giá trị trao đổi
B. giá trị trên thị trường
C. công dụng của sản phẩm
D. giá trị hàng hóa
-
Câu 2:
Thông qua hoạt động sản xuất con người ngày càng
A. được học tập nâng cao học vấn.
B. sống sung túc hơn.
C. có nhiều của cải hơn.
D. được hoàn thiện và phát triển toàn diện.
-
Câu 3:
Ông B không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này ông B đã
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 4:
Vào giờ tan học, bốn học sinh đi vào đường ngược chiều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Hai bạn lớp 10 (15 tuổi) bị nhắc nhở. Nhưng 2 bạn lớp 12 thì vừa bị nhắc nhở, vừa bị phạt tiền. Dựa trên kiến thức pháp luật đã học em thấy chú cảnh sát xử phạt như vậy là
A. trái nguyên tắc vì pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng.
B. không trái nguyên tắc vì pháp luật quy định không xử phạt tiền với người dưới 16 tuổi.
C. không đúng vì cùng là học sinh, cùng một lỗi vi phạm thì phải bị xử phạt như nhau
D. đúng vì trong mọi trường hợp vi phạm, cứ lớn hơn thì chịu phạt nặng hơn.
-
Câu 5:
Sản xuất của cải vật chất có vai trò là
A. cơ sở tồn tại của xã hội.
B. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
C. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.
D. nền tảng của xã hội loài người.
-
Câu 6:
Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện
A. Vai trò của pháp luật.
B. Bản chất của pháp luật.
C. Đặc trưng của pháp luật.
D. Nội dung của pháp luật.
-
Câu 7:
Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có điểm gì khác với chủ thể của các hình thức còn lại?
A. Thực hiện một cách thụ động những quy định của pháp luật.
B. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình mà không bị ép buộc.
C. Chủ động căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt.
D. Bắt buộc thực hiện theo những quy định của pháp luật.
-
Câu 8:
Thông thường trên thị trường khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa
A. không tăng
B. ổn định
C. tăng lên
D. giảm
-
Câu 9:
Pháp luật mang bản chất của xã hội vì
A. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.
D. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
-
Câu 10:
Ông B nhìn thấy anh A ăn trộm xe máy trong cửa hàng do ông làm bảo vệ. Một số người phát hiện ra và xông vào đánh anh A. Trong trường hợp này, ông B phải làm gì cho đúng theo quy định của pháp luật?
A. Lờ đi coi như không biết.
B. Hô to cho mọi người đến xem.
C. Báo cơ quan công an.
D. Cùng xông vào đánh.
-
Câu 11:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt
C. Thị trường
D. Thời gian lao động thặng dư
-
Câu 12:
Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí
A. hiệu quả và khó khăn nhất
B. hữu hiệu và phức tạp nhất.
C. dân chủ và cứng rắn nhất
D. dân chủ và hiệu quả nhất
-
Câu 13:
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
-
Câu 14:
Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?
A. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.
B. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp
C. Anh D đang có dự định sắp tới mua xe máy điện cho con trai đi học.
D. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền
-
Câu 15:
Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
-
Câu 16:
Đọc thông tin sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.” (Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội sửa đổi năm 2010). Điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật qua thông tin trên?
A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính độc lập tương đối.
-
Câu 17:
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
B. Quy định các bổn phận của công dân.
C. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
D. Quy định các hành vi không được làm.
-
Câu 18:
Một trong những hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật?
A. Tuyên truyền pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.
-
Câu 19:
Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự..., là hình thức
A. Không làm những điều pháp luật cấm.
B. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.
C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.
D. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
-
Câu 20:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là
A. Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, đơn đặt hàng.
B. Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa.
C. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
D. Giành nguồn nguyên liệu tốt nhất.
-
Câu 21:
Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động thực tế.
B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động của anh.
-
Câu 22:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. Cầu
B. Tiêu thụ
C. Tổng cầu
D. Cung
-
Câu 23:
Các cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà pháp luật
A. quy định.
B. quy định phải làm.
C. quy định làm.
D. cho phép làm.
-
Câu 24:
Anh A mua chiếc tivi Sony 40 inch với giá 10 triệu đồng. Trong trường hợp này tiền tệ thực hiện chức năng nào?
A. Phương tiện thanh toán
B. Thước đo giá trị
C. Phương tiện lưu thông
D. Phương tiện cất trữ
-
Câu 25:
Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta là
A. Nghị định của chính phủ.
B. Hiến pháp.
C. Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
D. Hiến pháp và luật.
-
Câu 26:
Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
-
Câu 27:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán trên thị trường được gọi là
A. kết quả lao động
B. sản phẩm của con người.
C. quá trình sản xuất của cải vật chất.
D. hàng hóa
-
Câu 28:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là
A. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
B. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
C. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Câu 29:
Ông A đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông A đã
A. thúc đẩy kinh doanh phát triển.
B. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
D. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.
-
Câu 30:
Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?
A. Con ong đang xây tổ
B. Con hổ đang săn mồi
C. Bạn H đang nghe nhạc
D. Anh B đang xây nhà
-
Câu 31:
Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 32:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. không cho phép làm.
C. quy định phải làm.
D. quy định.
-
Câu 33:
Giá trị hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. Giá trị sử dụng của nó.
B. Công dụng của nó.
C. Giá trị trao đổi của nó.
D. Giá trị cá biệt của nó.
-
Câu 34:
Khi hàng hóa cùng loại có ít người bán nhưng có nhiều người mua thì sẽ diễn ra cạnh tranh giữa
A. người bán với người bán
B. người mua với người mua
C. Những người trong các ngành sản xuất khác nhau
D. Người bán với người mua
-
Câu 35:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
A. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.
B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.
C. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.
D. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.
-
Câu 36:
Pháp luật là phương tiện để công dân
A. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
B. quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.
C. công dân phát triển toàn diện.
D. sống tự do, dân chủ.
-
Câu 37:
Quy luật giá trị yêu cầu trong trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc
A. Bình đẳng
B. Giá trị
C. Cùng có lợi
D. Ngang giá
-
Câu 38:
Cửa hàng sản xuất bánh kẹo của anh K bị cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vì sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Việc làm của cơ quan nhà nước đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính phổ biến.
B. Tính bắt buộc.
C. Tính quy phạm.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
-
Câu 39:
Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
B. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu
C. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
D. Giá cả, thu nhập
-
Câu 40:
Trước hành vi thực hiện đúng pháp luật và hành vi không tuân thủ pháp luật của những người xung quanh, em cần có thái độ như thế nào?
A. Không tỏ rõ thái độ đối với từng tình huống.
B. Tập trung vào việc của mình, ai có việc thì làm.
C. Nhìn mọi người xử sự theo từng hoàn cảnh.
D. Ủng hộ, đồng tình việc làm đúng, phê phán với các hành vi không tuân thủ pháp luật.