Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019
Trường THPT Nguyễn Trãi Thanh Hóa
-
Câu 1:
Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Đó là trách nhiệm của
A. Nhà nước và pháp luật.
B. cơ quan có thẩm quyền.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 2:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Công khai
B. Phổ thông
C. Trực tiếp
D. Bình đẳng
-
Câu 3:
Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng trước khi kết hôn làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Việc làm của cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ở quan hệ nào dưới đây?
A. Tham vấn
B. Nhân thân
C. Tài sản
D. Bình quyền
-
Câu 4:
Giá trị của hàng hóa là
A. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. chi phí của người sản xuất làm ra hàng hóa.
D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.
-
Câu 5:
Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi bản thân đủ khả năng thực hiện quyền bầu cử trong ngày nhà nước tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc nào dưới đây của luật bầu cử?
A. Trực tiếp
B. Bỏ phiếu kín
C. Bình đẳng
D. Phổ thông
-
Câu 6:
Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri thành phố, ông E đã bày tỏ quan điểm của mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông E đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Quản lí nhà nước.
B. Tự do ngôn luận.
C. Độc lập phán quyết.
D. Xử lí thông tin.
-
Câu 7:
Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều gì dưới đây?
A. Được yêu cầu.
B. Luật cho phép.
C. Được chỉ định.
D. Pháp luật cấm.
-
Câu 8:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới điều gì dưới đây?
A. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
C. Quy tắc quản lý của nhà nước.
D. Quy tắc kỉ luật trong lao động.
-
Câu 9:
Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng Luật an ninh mạng là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây?
A. Cơ sở và địa phương.
B. Cả nước.
C. Địa phương.
D. Cơ sở.
-
Câu 10:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào dưới đây?
A. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế, trung thực.
B. Bình đẳng, dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Phổ thông, bình đẳng, công bằng, trực tiếp.
-
Câu 11:
Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm.
B. Phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi tội phạm.
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi tội phạm.
-
Câu 12:
“Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện” thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Giai cấp.
B. Kinh tế.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
-
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Giáo dục pháp luật.
B. Răn đe người khác.
C. Bảo mật danh tính.
D. Điều chỉnh hành vi
-
Câu 14:
Ông P là người say mê với các hoạt động phục dựng, truyền dạy các bài hát đặc trưng của dân tộc mình cho con cháu và được nhà nước nhiều lần khen thưởng. Việc làm của ông P thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giáo dục.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa.
-
Câu 15:
Luật hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn, li hôn đối với mọi công dân là phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xã hội rộng lớn.
-
Câu 16:
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. đang lưu thông trên thị trường.
B. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
C. các doanh nghiệp sắp đưa ra thị trường.
D. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
-
Câu 17:
H đã hối lộ cho K là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục. Phát hiện hành vi đưa và nhận hối lộ của H và K, Q đã yêu cầu K phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ tố cáo H và K. K đồng ý với yêu cầu của Q để mọi chuyện được yên. Y là bạn của Q biết chuyện đã đi báo với cơ quan chức năng. Ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. K và H
B. K và Q
C. H, K và Q
D. Q, K và Y
-
Câu 18:
Hành vi viết bài đăng lên mạng xã hội bịa đặt người khác trộm cắp khiến họ bị dị nghị là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. danh dự.
B. danh tính.
C. tài sản.
D. thân thể.
-
Câu 19:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là khái niệm bình đẳng giữa các
A. địa phương.
B. tầng lớp xã hội.
C. dân tộc
D. thành phần dân cư.
-
Câu 20:
Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê K tìm cách uy hiếp chị M. K rủ thêm H bắt, nhốt và đánh con của chị M. Hành vi của K và H đã vi phạm quyền gì dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bảo hộ nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và quyền tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 21:
Anh K là chủ doanh nghiệp. Thời gian qua anh kí kết được rất nhiều đơn hàng, để trả hàng đúng thời gian theo hợp đồng K cần tuyển thêm công nhân. Vậy trong giao kết hợp đồng lao động, anh K cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Công bằng, dân chủ, tiến bộ.
B. Tự do, bình đẳng, tích cực.
C. Tự giác, trách nhiệm, công bằng.
D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
-
Câu 22:
Tự ý vào nhà của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D. Bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
-
Câu 23:
Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. làm việc.
B. người lao động.
C. sức lao động.
D. lao động
-
Câu 24:
Theo lời khuyên của M, H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn phân phối cho các đại lí. K vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con H đã kể lại với P. Vốn là đối thủ cạnh tranh của bố H, P lập tức đưa tin này lên mạng xã hội đồng thời bôi nhọ, nói xấu gia đình H. Ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. P
B. Bố H và P
C. K
D. P và K.
-
Câu 25:
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế.
B. Người chồng phải quyết định công việc lớn của gia đình.
C. Vợ, chồng không phân biệt đối xử trong phạm vi gia đình và xã hội.
D. Người vợ phải làm những công việc bếp núc, giặt giũ.
-
Câu 26:
Chị L là nhân viên Công ty X, trong quá trình công tác chị chưa từng vi phạm kỉ luật lao động. Một lần chị đi làm muộn do các tuyến đường trong thành phố bị mưa ngập sâu và chị đã bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, bước đầu chị L cần lựa chọn cách nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty X
B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
C. Phản đối giám đốc trên mạng xã hội.
D. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
-
Câu 27:
Anh N không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên cán bộ nhà nước có thẩm quyền đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của cán bộ trên là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 28:
H là cảnh sát giao thông đề nghị P đưa 3 triệu đồng để bỏ qua lỗi P đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. P từ chối, H lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà P không vi phạm. Sau đó P phát hiện vợ H là N đang công tác tại nơi Q - chồng mình làm giám đốc và đã xúi giục chồng điều chuyển công tác N. Đúng lúc Q vừa nhận của K năm mươi triệu đồng tiền xin việc nên đã chuyển N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm K vào vị trí của N. Ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. H và P.
B. N và K.
C. N và K.
D. P và N.
-
Câu 29:
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ
A. sự thay đổi cung - cầu trên thị trường.
B. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu kinh tế.
C. sự gia tăng sản xuất hàng hóa.
D. nguồn lao động dồi dào trong xã hội.
-
Câu 30:
Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Nhân dân.
B. Hiện đại.
C. Giai cấp.
D. Xã hội.
-
Câu 31:
Theo quy định của pháp luật, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là thể hiện quyền gì dưới đây?
A. Bắt người hợp pháp của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 32:
Anh K và chị H vừa mới tốt nghiệp đại học với bằng loại giỏi. Cả hai đến công ty X nộp đơn tuyển dụng. Giám đốc công ty đã quyết định nhận anh K vào công ty mà không phải chị H vì lí do chị H là con gái nên sau khi kết hôn chị sẽ nghỉ sinh con làm ảnh hưởng đến công việc. Việc làm của giám đốc công ty X đã vi phạm nội dung bình đẳng nào dưới đây trong lĩnh vực lao động?
A. thực hiện quyền lao động.
B. giao kết hợp đồng lao động.
C. tuyển dụng lao động.
D. về quyền xin việc làm.
-
Câu 33:
Trên đường đến cơ quan bằng xe máy, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe H đã va chạm với K đang đá bóng cùng bạn dưới lòng đường khiến K bị thương. Thấy H định bỏ chạy, T bán hoa quả gần đó đã đến đánh H và để Q – người nhà của K bắt H và nhốt vào nhà kho 12 giờ không cho ăn uống. Ai dưới đây đã vi phạm hành chính?
A. K, H và Q
B. K và H
C. T, Q và H
D. T và Q.
-
Câu 34:
Nhân dân xã X họp và biểu quyết để quyết định về số tiền đóng góp xây dựng nhà văn hóa xã là biểu hiện quyền dân chủ ở phạm vi cơ sở với loại công việc nào dưới đây?
A. Dân góp ý kiến trước khi chính quyền quyết định.
B. Phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
C. Nhân dân giám sát, kiểm tra.
D. Dân bàn và quyết định trực tiếp.
-
Câu 35:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Tìm kiếm khách hàng.
B. Kinh doanh.
C. Quản lý kinh doanh.
D. Quan hệ thị trường.
-
Câu 36:
P vay tiền K đến hẹn không trả. K đã bắt và nhốt P để đòi gia đình P đem tiền trả nợ. K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về nhân phẩm
B. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Được bảo hộ về danh dự.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 37:
Trong trường hợp nào dưới đây công dân vi phạm hành chính?
A. Nghỉ làm nhiều ngày không lí do.
B. Đánh người gây tổn hại 30% sức khỏe.
C. Chạy xe vào đường cấm.
D. Giao hàng không đúng hợp đồng.
-
Câu 38:
Anh M nghi ngờ vợ mình là chị P có quan hệ tình cảm với ông L – giám đốc nơi vợ chồng anh công tác nên xúc phạm hai người trong cuộc họp. Thấy chị P trốn khỏi cơ quan và bỏ đi biệt tích, K là anh rể của chị P đánh anh M gãy tay. Trong thời gian anh M xin nghỉ phép 10 ngày để điều trị ông L đã sa thải anh M và tuyển dụng anh E vào vị trí này. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông L và anh M.
B. Ông L, anh M và anh E.
C. Anh K, ông L và anh M
D. Chị P và ông L
-
Câu 39:
H ốm phải nhập viện nên không thể đến địa điểm bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân huyện. Ông M phụ trách tổ bầu cử nơi H đang cư trú chỉ đạo người nhà của H đến bỏ phiếu hộ. Ông M đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây của bầu cử?
A. Trực tiếp.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Bình đẳng.
D. Phổ thông.
-
Câu 40:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về điều gì dưới đây?
A. Trách nhiệm và pháp lý.
B. Quyền và nghĩa vụ.
C. Nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. Quyền và trách nhiệm.