Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019
Sở GD&ĐT Bắc Ninh
-
Câu 1:
T quen biết H trong bữa tiệc sinh nhật. Sau một thời gian, H rất thích T và bày tỏ tình cảm nhưng bị T từ chối. H tức giận và có hành động, xúc phạm, đe dọa T. Sợ hãi, T đã làm đơn tố cáo H. Việc làm của T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 2:
Hiện nay, một số doanh nghiệp không thích tuyển nhân viên là nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung. Các doanh nghiệp này đã vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động nào dưới đây?
A. Giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Thực hiện quyền làm việc.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Sử dụng lao động
-
Câu 3:
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung là tài sản
A. hiện đang có trong gia đình.
B. được cho riêng sau khi kết hôn.
C. hai người có được sau khi kết hôn.
D. được thừa kế riêng sau khi kết hôn.
-
Câu 4:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank có chính sách ưu tiên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn. Việc làm này của Agribank thể hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam
A. đều bình đẳng về nghĩa vụ.
B. không bình đẳng về quyền.
C. đều bình đẳng về quyền.
D. không bình đẳng về nghĩa vụ.
-
Câu 5:
Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố B đã yêu cầu người dân không được để xe trên hè phố. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?
A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm.
C. Là phương tiện để đảm bảo mỹ quan thành phố.
D. Là công cụ quản lý đô thị hữu hiệu.
-
Câu 6:
Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Sản xuất của cải vật chất.
B. Hoạt động.
C. Lao động.
D. Tác động.
-
Câu 7:
Khi chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật thì hành vi này được coi là
A. hành động.
B. bất hợp pháp.
C. không hành động.
D. hợp pháp.
-
Câu 8:
Năm 2012, Công trình của VinaA thi công xảy ra vụ tan nạn lao động làm cho ông L sinh năm 1984, người làm việc Hợp đồng không xác định thời hạn với công ty từ tháng 3 năm 2004, bị thương nặng. Ông K, giám đốc công ty VinaA, chỉ hỗ trợ gia đình ông L 50 triệu đồng rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng với ông L. Việc làm của giám đốc K đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Lao động.
D. Việc làm.
-
Câu 9:
Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
A. 8 giờ.
B. 12 giờ.
C. 24 giờ.
D. 6 giờ.
-
Câu 10:
Pháp luật Việt Nam quy định trong thời bình, các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể hiện công dân
A. bất bình đẳng về nghĩa vụ.
B. bình đẳng về nghĩa vụ.
C. bình đẳng về quyền.
D. bất bình đẳng về quyền.
-
Câu 11:
Quy luật giá trị phát huy tác dụng của nó thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá trị sử dụng.
B. Quan hệ cung cầu.
C. Giá trị thặng dư.
D. Giá cả thị trường.
-
Câu 12:
Cô H, giáo viên trường THPT X, là người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Cô được lãnh đạo nhà trường và học sinh yêu mến. Nhưng chị F, hàng xóm của cô H, do có mâu thuẫn cá nhân với gia đình cô H, đã đưa cho học sinh Y, Z một số tiền và xúi giục hai em đăng tải hình ảnh cùng thông tin không chính xác để hạ thấp uy tín của cô H. Y nhận tiền và làm theo. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị F và học sinh Y.
B. Học sinh Y.
C. Học sinh Y, Z.
D. Chị F và học sinh Y, Z.
-
Câu 13:
Chị B đã ly dị chồng được 12 năm. Tuy nhiên, chị B thường xuyên bị chồng cũ là anh R chặn đường để đánh, nhắn tin chửi bới, đe dọa đâm chém. Hành vi của anh R đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo vệ về tính mạng.
D. Đời sống riêng tư.
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi
A. khuyết điểm.
B. tội phạm.
C. vi phạm.
D. hoạt động.
-
Câu 15:
Trong nền kinh tế hàng hóa, khi tiền vàng được dùng làm của để dành thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Tiền tệ thế giới.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện lưu thông.
-
Câu 16:
K vào shop của M mua đồ. Sau khi thanh toán xong, K đã để quên ví tiền ở shop. M nhặt được và mở ra xem, thấy trong ví có 50 triệu đồng nên gọi em gái là N vào, bàn nhau và quyết định cất ví đi. Nửa tiếng sau K quay lại để tìm và xin nhận lại tiền, nhưng M nói không biết và không nhặt được. Sau một hồi cãi vã, K quyết định báo công an. M được mời lên công an phường để làm việc và bị tạm giữ 24 giờ. Những ai dưới đây đã vi phạm hình sự?
A. M
B. N
C. Công an phường
D. M, N
-
Câu 17:
Anh E đi xe máy va chạm với ông Q làm ông bị ngất. Con trai ông Q là anh N đã nhờ anh T giữ anh E tại nhà, còn anh đưa bố mình đi bệnh viện. Hôm sau, khi chắc chắn bố mình không bị ảnh hưởng gì từ vụ tai nạn đó, anh N mới quay lại đòi anh E bồi thường một khoản tiền rồi mới cho anh E về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh E, N, T.
B. Anh N.
C. Anh N và T.
D. Anh E.
-
Câu 18:
Tết nguyên đán 2019 đang đến gần, giá ô tô lắp giáp trong nước có xu hướng giảm. Anh P muốn mua một chiếc ô tô hiệu KIA MORNING để cả gia đình đi chơi tết và về quê cho tiện nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép. Nguyện vọng của anh P thể hiện
A. cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. cung trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. thu nhập của anh P không ổn định.
D. nhu cầu không có khả năng thanh toán.
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.
B. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.
C. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
D. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 20:
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỉ rất dân chủ, công khai và đảm bảo quyền, lợi ích cho tất cả bị cáo. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 21:
Người có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm nào dưới đây?
A. Kỉ luật.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
-
Câu 22:
Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng T do năm thành viên gia đình ông H và hai người bạn góp vốn thành lập. Công ty này thuộc thành phần kinh tế nào sau đây?
A. Tập thể.
B. Tư nhân.
C. Tư bản nhà nước.
D. Cá thể, tiểu chủ.
-
Câu 23:
Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Người đó phạm tội nghiêm trọng.
B. Có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.
C. Có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.
D. Người đó đang thực hiện tội phạm.
-
Câu 24:
Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm công dân bình đẳng về
A. trước pháp luật.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. quyền con người.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 25:
Đối với công chức, viên chức, hình thức kỷ luật bao gồm những hình thức khiển trách, cảnh cáo,
A. hạ bậc lương, giáng chức.
B. hạ bậc lương, chuyển công tác khác.
C. cách chức, bãi nhiệm, đào tào lại.
D. phạt tiền, buộc xin lỗi.
-
Câu 26:
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 27:
Khó khăn cơ bản nhất trong thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc
A. có trình độ phát triển kinh tế và xã hội chênh lệch nhau.
B. bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch nhau.
C. hay cạnh tranh nhau trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư.
D. luôn kì thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác, phát triển.
-
Câu 28:
Anh T vừa lĩnh 50 triệu đồng ở ngân hàng đi ra, khi đi đến đường quốc lộ thì K dùng dao dí vào cổ T và yêu cầu T đưa tiền, nếu không đưa thì K sẽ đâm. Anh Q và anh D đi đến, nhìn thấy sự việc liền chạy tới bắt giữ K và giải đến giao cho công an phường. Anh Q và anh D đã thực hiện đúng quyền nào của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 29:
G, 17 tuổi, đi xe máy vượt đèn đỏ và đâm vào anh X đi ngược đường một chiều nhưng may mắn cả xe và người không bị sao. Hành vi của G và X vi phạm pháp luật nào?
A. Dân sự.
B. Kỉ luật.
C. Hình sự.
D. Hành chính.
-
Câu 30:
Bố bạn O không cho con chơi với bạn V vì cho rằng bố bạn V nghiện ma túy thì sau này bạn cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn V, O cũng sẽ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn O thể hiện cách xem xét sự vật theo
A. thế giới quan duy vật.
B. phương pháp luận biện chứng.
C. thế giới quan duy tâm.
D. phương pháp luận siêu hình.
-
Câu 31:
Vốn có ác cảm với bác sĩ và ghét con dâu, bà S không muốn cho con dâu là chị Y chữa bệnh cho con bằng y học hiện đại. Khi cháu sốt cao, chị Y xin nghỉ làm về đưa con vào bệnh viện. Thấy chị về, bà lao vào mắng xối xả, chửi chị là đàn bà ác độc, con ốm không trông nom, còn mải đi kiếm tiền, mắng chị ngu dốt, bác sĩ vô lương tâm. Bà S đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hôn nhân và gia đình.
B. Sản xuất và kinh doanh.
C. Quản lí nhà nước.
D. Lao động, công vụ.
-
Câu 32:
Trên đường đi học em thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Là người đầu tiên phát hiện sự việc, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Đứng chụp ảnh đăng lên Facebook để tìm người nhà nạn nhân.
B. Hô hoán nhờ người giúp đỡ và cùng tìm cách xử lí.
C. Cứ đi học vì mình không liên quan.
D. Dừng lại quan sát tình hình để học kĩ năng xử lí người bị nạn.
-
Câu 33:
Việc kí kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
-
Câu 34:
Hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia là hành vi vi phạm
A. kỷ luật.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. dân sự.
-
Câu 35:
Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra?
A. Ủy ban nhân dân, Tòa án.
B. Viện Kiểm sát, Tòa án.
C. Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát.
D. Cảnh sát điều tra, Ủy ban nhân dân.
-
Câu 36:
Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy định phổ biến.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 37:
Theo quy định của pháp luật, người không có năng lực hành vi dân sự là người
A. dưới 6 tuổi.
B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
-
Câu 38:
Nguyên nhân nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Chi phí sản xuất khác.
B. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
C. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
-
Câu 39:
Con có quyền tự quản lí tài sản riêng của mình ở độ tuổi nào dưới đây?
A. Từ 20 tuổi.
B. Từ đủ 18 tuổi.
C. Từ đủ 15 tuổi.
D. Từ 18 tuổi.
-
Câu 40:
Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào dưới đây?
A. Quốc hội.
B. Tòa án nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Nhà nước.