Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018
Trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh
-
Câu 1:
Vi phạm hình sự là hành vi
A. Xâm phạm các quan hệ lao động
B. Nguy hiểm cho xã hội
C. Trái phong tục tập quán
D. Trái chuẩn mực đạo đức
-
Câu 2:
Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi này của anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
B. Thực hiện các chức năng gia đình.
C. Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
D. Nuôi con theo quy định của pháp luật.
-
Câu 3:
Anh K và anh D làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh D có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh D. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào
A. địa vị của anh K và anh D
B. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh D
C. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh D
D. độ tuổi của anh K và anh D
-
Câu 4:
Hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản là vi phạm pháp luật
A. kỷ luật
B. hành chính
C. dân sự
D. hình sự
-
Câu 5:
Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức.
-
Câu 6:
Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm nhà nước.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 7:
Khi nào sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa?
A. Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra.
B. Khi nó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
C. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa.
D. Khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
-
Câu 8:
Thực chất quan hệ cung - cầu là gì?
A. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu hàng hóa.
B. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.
C. Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
D. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả thị trường.
-
Câu 9:
Bạn M nói với bạn A, cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Việc quy định đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
-
Câu 10:
Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp và với chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua và giá cả hợp lí. Anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?
A. Chức năng môi giới thúc đẩy quan hệ mua, bán.
B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
C. Chức năng thông tin cho người mua, người bán.
D. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất.
-
Câu 11:
Trên thị trường, cầu về ô tô là 70.000 chiếc các loại. Có 10 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cung ứng cho thị trường. Trong đó, Toyata cung ứng 19340 chiếc, Deawwoo cung ứng 15245 chiếc, Ford cung ứng 11789 chiếc, KIA cung ứng 10854 chiếc, Mazda cung ứng 9875 chiếc, Mekong cung ứng 5812 chiếc, Merceder cung ứng 4512 chiếc... Giả sử không xét đến các yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường. Điều gì sẽ xảy ra?
A. Giá ô tô tăng lên
B. Giá ô tô giảm xuống
C. Giá ô tô sẽ không thay đổi
D. Nhà nước sẽ điều tiết mức giá ô tô cho phù hợp với nhu cầu của thị trường
-
Câu 12:
Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?
A. Bắt buộc đối với tất cả mọi người.
B. Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải.
C. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội.
D. Điều chỉnh hành vi của con người.
-
Câu 13:
Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và công dân
B. tất cả các cơ quan nhà nước
C. tất cả mọi người trong xã hội
D. Nhà nước và xã hội
-
Câu 14:
Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là
A. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lưong, trả công lao động.
B. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.
C. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm
D. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.
-
Câu 15:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 16:
Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa
A. người chủ lao động và người lao động
B. người sử dụng lao động và người lao động
C. người thuê lao động và người bán lao động
D. người mua lao động và người bán lao động
-
Câu 17:
Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở tính
A. quy phạm, phổ biến
B. xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. ứng dụng trong đời sống xã hội
D. quyền lực, bắt buộc chung
-
Câu 18:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
-
Câu 19:
Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thòi gian mất 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may một cái áo.
B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Thời gian lao động thực tế để may một cái áo.
D. Thời gian lao động cần thiết của anh B để may một cái áo.
-
Câu 20:
Cửa hàng bán đồ ăn đêm của bà A thường xuyên bị phản ánh về việc gây mất trật tự giữ gìn nơi công cộng. Hành vi của bà A thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
A. Hành chính
B. Dân sự
C. Kỉ luật
D. Nội quy
-
Câu 21:
Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.
B. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.
C. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi
D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
-
Câu 22:
Công ty TNHH A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị B sau khi chị sinh con. Chị B đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị A và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật
D. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
-
Câu 23:
S (19 tuổi) và Q (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với S là chung thân, với Q là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?
A. Mức độ vi phạm của người phạm tội.
B. Hành vi của người phạm tội.
C. Độ tuổi của người phạm tội.
D. Mức độ thương tật của người bị hại.
-
Câu 24:
Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, A đã bị bắt. A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hành chính
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Kỷ luật
-
Câu 25:
Hàng hóa có các thuộc tính nào dưới đây?
A. giá trị sử dụng và giá cả.
B. giá trị hàng hóa và chất lượng hàng hóa.
C. giá trị sử dụng và giá trị.
D. giá trị sức lao động tạo ra hàng hóa.
-
Câu 26:
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.
B. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.
C. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
D. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không thuộc bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
D. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị.
-
Câu 28:
Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
A. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.
B. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
C. đặc quyền của người sử dụng lao động.
D. quyền lựa chọn việc làm.
-
Câu 29:
Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với người lao động.
A. có hiểu biết nhất định về nghề nghiệp
B. có bằng tốt nghiệp đại học
C. có thâm niên công tác trong nghề
D. có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao
-
Câu 30:
Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa
A. tiên tiến.
B. mang bản sắc dân tộc.
C. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. có nội dung XHCN, tính dân tộc.
-
Câu 31:
Đặc điểm của nên kinh tế tự nhiên là
A. sản phẩm làm ra để bán.
B. đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
C. trao đổi hàng hóa trên thị trường.
D. hình thức sản xuất tự cung, tự cấp.
-
Câu 32:
A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng cha mẹ và con vì đã
A. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội.
B. phân biệt đối xử giữa các con.
C. không tôn trọng ý kiến của các con.
D. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ.
-
Câu 33:
Đối với tài nguyên có thể phục hồi, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là
A. khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, kết hợp với bảo vệ, tái tạo và phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ.
B. khai thác tối đa.
C. khai thác theo nhu cầu, nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ.
D. khai thác phải đi đôi với bảo vệ.
-
Câu 34:
Pháp luật đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây trong trường hợp cảnh sát giao thông xử phạt đúng quy định hành vi đi xe máy ngược chiều, gây tai nạn của Chu tịch UBND phường X.
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
-
Câu 35:
Chiến lược phát triển kinh tế phải gắn liền với chiến lược quốc phòng và an ninh phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện của
A. kết hợp kinh tế vói anh ninh.
B. kết hợp với quốc phòng và anh ninh.
C. kết hợp kinh tế với quốc phòng.
D. kết hợp kinh tế với quốc phòng và anh ninh.
-
Câu 36:
Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tình cảm.
B. nhân thân.
C. gia đình.
D. tài sản.
-
Câu 37:
Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải
A. có chính sách dân số đúng đắn.
B. đưa người ở miền đồng bằng lên vùng núi sinh sống
C. khuyến khích tăng dân số
D. giảm nhanh việc tăng dân số
-
Câu 38:
Do mâu thuẫn cá nhân, Anh B đã dựng chuyện bôi nhọ danh dự của anh A. Biết chuyện, anh A đã tố các hành vi của anh B với ban giám đốc. Anh B đã xâm phạm tới quan hệ nào của anh A?
A. Chính trị.
B. Nhân thân.
C. Kinh tế.
D. Tài sản.
-
Câu 39:
Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong
A. 4 tháng.
B. 1 năm.
C. 6 tháng
D. 8 tháng.
-
Câu 40:
Nhờ chị L có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị và gia đình anh H đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
B. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ quyền tham gia quản lý xã hội của công dân.
D. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.