Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018
Sở GD&ĐT Nghệ An lần 3
-
Câu 1:
Trong các hành vi sau, hành vi nào sử dụng đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Phát biểu, góp ý kiến phê bình bạn trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần.
B. Chỉ trích, phê phán, nói xấu bạn trước mặt nhiều người.
C. Thảo luận, trao đổi bài cùng với bạn trong giờ kiểm tra.
D. Nói xấu bạn trên mạng xã hội Facebook vì mâu thuẫn cá nhân.
-
Câu 2:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng và
A. các anh chị em với nhau.
B. các mối quan hệ họ hàng
C. ông bà nội ngoại, con cái.
D. giữa các thành viên trong gia đình.
-
Câu 3:
Hai công ty A và B đã có ký kết mua bán mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, trong thời gian hợp tác, công ty B đã không thực hiện theo như thỏa thuận và gây thiệt hại tài sản cho công ty A. Trong trường hợp trên, công ty B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm kỷ luật.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm hình sự.
-
Câu 4:
Trong mọi hoạt động của xã hội sản xuất của cải vật chất giữ vai trò:
A. quyết định.
B. cần thiết.
C. quan trọng.
D. trung tâm.
-
Câu 5:
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là:
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. thực hiện pháp luật
D. tuân thủ pháp luật
-
Câu 6:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là:
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật:
A. bảo đảm
B. bao bọc
C. bảo vệ
D. bảo hộ
-
Câu 8:
Mặc dù giá thu mua thịt lợn thời gian gần đây giảm giá mạnh nhưng vì vừa mới đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại nên gia đình chị C tiếp tục tăng đàn lợn để chăn nuôi. Việc mở rộng chăn nuôi tăng đàn lợn nghĩa là gia đình chị C đã vận dụng chưa phù hợp tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Sử dụng tối đa cơ sở hạ tầng.
B. Duy trì hoạt động sản xuất.
C. Kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động.
D. Điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa.
-
Câu 9:
Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị:
A. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.
B. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
D. thực hiện tội phạm.
-
Câu 10:
T 16 tuổi, học sinh lớp 11, ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Do vượt đèn đỏ nên T đã đâm vào ông B, người đang đi đúng phần đường của mình làm cả hai cùng ngã và ông B bị thương nặng. Hành vi của T thuộc vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Không vi phạm pháp luật vì chưa đủ 18 tuổi.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm dân sự.
-
Câu 11:
Sau khi vợ anh A hết thời gian nghỉ sinh, anh A yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con nhưng vợ anh A không đồng ý. Việc làm của anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ bình đẳng.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ tình cảm.
-
Câu 12:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của:
A. giai cấp nông dân.
B. tất cả các giai cấp trong xã hội.
C. giai cấp công nhân.
D. tầng lớp trí thức.
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng và được khuyến khích phát triển.
B. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
C. Mọi người có quyền tự do tìm kiếm việc làm trong bất cứ thành phần kinh tế nào.
D. Mọi công dân đủ điều kiện đều có thể thành lập doanh nghiệp.
-
Câu 14:
Bác B là nông dân trồng rau ở khu vực ngoại thành. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá rau ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác B chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tác động tự phát.
C. Điều tiết lưu thông.
D. Nâng cao năng suất.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của văn hóa?
A. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
D. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-
Câu 16:
Thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, nước ta sẽ không những giảm được tốc độ gia tăng dân số mà còn nâng cao được:
A. chất lượng dân số
B. quy mô dân số
C. kế hoạch dân số
D. mật độ dân số
-
Câu 17:
Sau khi phỏng vấn, chị N và anh M trúng tuyển vào công ty X. Chị N vào bộ phận kế hoạch, anh N vào bộ phận kinh doanh. Đến ngày ký hợp đồng, giám đốc công ty X đã đưa cho chị N và anh M bản hợp đồng lao động và đề nghị ký vào đó. Anh M ký ngay hợp đồng, còn chị N không ký vì chị thấy trong hợp đồng không có điều khoản quy định về tiền lương. Chị N đã đề nghị được bổ sung tiền lương sau đó mới ký. Giám đốc công ty X cho rằng chị N là người lao động nên không có quyền thỏa thuận về tiền lương. Trong tình huống trên, giám đốc công ty X đã vi phạm nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
-
Câu 18:
Sau khi cha mẹ qua đời đã để lại số tài sản trị giá 500 triệu đồng. Anh X và vợ đã bàn bạc và thống nhất chia cho em gái là K số tài sản trị giá 100 triệu đồng. Không đồng ý với việc phân chia đó chị K đã kể với chồng là anh H. Anh H đã thuê M và N đến đánh X trọng thương. Trong tình huống trên những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh X, vợ anh X và chị K.
B. Anh H, M và N.
C. Anh H, anh X và vợ.
D. Anh X, chị K và anh H.
-
Câu 19:
Bị đuổi việc trong thời gian nghỉ sinh, chị A đã làm đơn khiếu nại lên Giám đốc công ty. Trong trường hợp này pháp luật đã:
A. thực hiện quyền cơ bản của chị A.
B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
C. bảo vệ quyền và nghĩa vụ của chị A.
D. bảo vệ lợi ích chính đáng của chị A.
-
Câu 20:
Anh T và Chị N cùng được nhận vào thử việc tại công ty X. Sau một thời gian thử việc chị N có thành tích làm việc tốt hơn anh T. Tuy nhiên giám đốc công ty X chỉ tuyển dụng anh T vào chính thức vì cho rằng nam làm việc tốt hơn nữ. Trong trường hợp trên, giám đốc công ty X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Cơ hội tiếp cận việc làm.
C. Nâng cao trình độ lao động.
D. Hợp đồng lao động.
-
Câu 21:
Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn thương nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người bị hại là vi phạm nội dung của:
A. quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân.
-
Câu 22:
Nhà nước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lí là thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách Giáo dục – đào tạo?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
B. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. Mở rộng quy mô giáo dục.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
-
Câu 23:
Theo điều tra trên thị trường, cầu về bia trong dịp tết là 900.000 lít bia các loại. Có 8 công ty sản xuất để cung ứng cho thị trường. Trong đó, bia Sài Gòn là 450.000 lít ; bia Hà Nội là 350.000lít; bia Halida là 300.000 lít ; các loại bia khác 200.000 lít. Giả sử không xét đến các yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường, điều gì xảy ra?
A. Giá bia bằng giá trị.
B. Giá bia sẽ không đổi.
C. Giá bia giảm xuống.
D. Giá bia tăng lên.
-
Câu 24:
Giá cả thường thấp hơn giá trị của hàng hóa khi nào?
A. Cung khác cầu.
B. cung nhỏ hơn cầu
C. Cung nhỏ hơn cầu.
D. Cung bằng cầu.
-
Câu 25:
Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người.
B. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy.
C. Học sinh A đánh học sinh B vì mâu thuẫn cá nhân.
D. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác.
-
Câu 26:
Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan. Phát hiện hành vi đưa và nhận hối lộ của ông A và anh B, anh K đã yêu cầu ông A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo cả hai. Ông A đã đưa một khoản tiền cho anh K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của anh K biết chuyện anh K nhận tiền của ông A đã đi kể lại với vợ của anh K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật?
A. Anh B, anh K và vợ anh K.
B. Ông A, anh B và Y.
C. Anh K, ông A và anh B.
D. Anh K, ông A và Y
-
Câu 27:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Mọi công dân đều thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Công dân ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý.
C. Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý người vi phạm pháp luật.
D. Nhà nước đảm bảo cho công dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
-
Câu 28:
Biểu hiện nào sau đây không mang tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Mọi các nhân, tổ chức đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền kinh doanh.
C. Mọi người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do kinh doanh.
D. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Câu 29:
Thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất có vai trò quan trọng là một trong những:
A. động lực của nền kinh tế.
B. lực lượng cơ bản của nền kinh tế.
C. lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế.
D. lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.
-
Câu 30:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là nội dung của:
A. quy luật giá trị.
B. quy luật cạnh tranh.
C. quy luật giá cả.
D. quy luật cung cầu.
-
Câu 31:
Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở các địa bàn miền núi.
C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế.
D. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Câu 32:
Hai bố con bạn K đi xe máy ngược đường một chiều. Bố bạn K đội mũ bảo hiểm, bạn K ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt hai bố con bạn K. Trong trường hợp trên, ai đã thực hiện đúng pháp luật?
A. Cảnh sát giao thông.
B. Bố bạn K
C. Bạn K và cảnh sát giao thông.
D. Bố bạn K và cảnh sát giao thông.
-
Câu 33:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về tác động quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của giá trị hàng hóa.
D. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
-
Câu 34:
Nghi ngờ em Q lấy trộm điện thoại trong cửa hàng của mình, anh K đã bắt Q đứng im một chỗ trong suốt 3 tiếng và dán giấy có nội dung “Tôi là kẻ trộm” lên người Q. Chị C là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của bảo vệ A quay lại, sau đó chị C và bạn là chị H đã đưa clip đó lên mạng xã hội Facebook. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự?
A. Anh K, chị C và bảo vệ A.
B. Chị C và chị H.
C. Anh K, chị C và chị H.
D. Chị C và bảo vệ A.
-
Câu 35:
Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A. Cơ quan điều tra các cấp.
B. Tòa án nhân dân các cấp.
C. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
D. Ủy ban nhân dân các cấp.
-
Câu 36:
Bạn A và bạn B cãi nhau trong lớp. Bạn A lấy bình hoa ném bạn B nhưng không trúng bạn B mà lại trúng vào bạn C đang đứng gần đó gây thương tích cho C. Hành vi của bạn A đã vi phạm quyền gì đối với bạn B?
A. Không vi phạm gì.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
-
Câu 37:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.
B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.
C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội và thực hiện trong thực tiễn.
D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.
-
Câu 38:
Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong tư liệu lao động là:
A. kết cấu hạ tầng.
B. nguồn lực tự nhiên.
C. hệ thống bình chứa.
D. công cụ sản xuất.
-
Câu 39:
Chị A và chị B cùng kinh doanh nhà hàng ăn uống. Trong khi nhà hàng của chị A vắng khách thì nhà hàng của chị B lại đông khách. Chị A cảm thấy rất bực tức. Anh M là bạn của chị A đã thuê S tạo dựng một clip bịa đặt nói xấu nhà hàng chị B và tung lên mạng. T đã chia sẻ clip đó cho hai người bạn là H và K. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm về quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự?
A. Anh M, T, H và K.
B. Chị A, anh M và S.
C. Anh M, S, T.
D. Anh M và S.
-
Câu 40:
Hành vi nào sau đây là đúng với tuân thủ pháp luật?
A. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm giao thông.
B. Ông A đăng ký thành lập doanh nghiệp hàng nông sản.
C. Chị B dừng đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.