Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
-
Câu 1:
Pháp luật không có vai trò gì trong quan hệ giữa các quốc gia?
A. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.
B. Pháp luật là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế - thương mại giữa các quốc gia
C. Pháp luật là cơ sở để phân chia quyển lực giữa các Nhà nước.
D. Pháp luật là cơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
-
Câu 2:
Điều ước quốc tế được hiểu là gì?
A. Một điều ước về hòa bình.
B. Một văn kiện quốc tế.
C. Một văn bản pháp luật quốc gia.
D. Một văn bản về hòa bình.
-
Câu 3:
Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách nào?
A. Ban hành văn bản pháp luật mới của quốc gia.
B. Ký kết điều ước quốc tế khác.
C. Hợp tác đầu tư phát triển kinh tế.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 4:
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em là điều ước quốc tế về nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về hòa bình.
B. Điều ước quốc tế về hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về quyền con người.
D. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
-
Câu 5:
Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc là điều ước quốc tế về nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về hợp tác.
B. Điều ước quốc tế về hợp tác kinh tế.
C. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
D. Điều ước quốc tế về an ninh, quốc phòng.
-
Câu 6:
Việt Nam đã ký các hiệp ước, hiệp định về biên giới với những quốc gia nào?
A. Với tất cả các nước.
B. Với 4 nước làng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
C. Chỉ với Trung Quốc.
D. Với tất cả các nước ở Châu Á.
-
Câu 7:
Việt Nam kí kết các điểu ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nhằm mục đích gì?
A. Hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
B. Bảo vệ an ninh quốc gia.
C. Tranh thủ sự viện trợ vể kinh tế của các nước.
D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 8:
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển là điều ước quốc tế về nội dung:
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 9:
Nghị định thư Ki - ô - tô về môi trường là điểu ước quốc tế về nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế vể hội nhập lánh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 10:
Hiệp ước về biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng là điều ước quốc tế thuộc nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế về hội nhập lành tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 11:
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư là điều ước quốc tế thuộc nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 12:
Hiệp định thương mại Việt Nam - Nhật Bản là điểu ước quốc tế thuộc nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyển con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 13:
Số điện thoại báo cháy khẩn cấp là
A. 113
B. 114
C. 115
D. 116
-
Câu 14:
Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ là điều ước quốc tế thuộc nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế vể hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 15:
Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc là điều ước quốc tế thuộc nội dung nào?
A. Điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị.
C. Điều ước quốc tế về nhân đạo.
D. Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-
Câu 16:
Liên hiệp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1945
B. Năm 1946
C. Năm 1948
D. Năm 1950
-
Câu 17:
Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1990
B. Năm 1991
C. Năm 1992
D. Năm 1993
-
Câu 18:
Quốc hội nước ta đã ban hành luật Biên giới quốc gia vào năm nào?
A. Năm 2000
B. Năm 2001
C. Năm 2002
D. Năm 2003
-
Câu 19:
Việt Nam đã trở thành thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái bình dương (APEC) vào năm nào?
A. Năm 1998
B. Năm 1999
C. Năm 2000
D. Năm 2001
-
Câu 20:
“Điều ước quốc tế song phương” nghĩa là gì?
A. Là điều ước quốc tế có từ 3 nước hoặc tổ chức quốc tế trở lên ký kết hoặc tham gia.
B. Là điều ước quốc tế có hai nước hoặc tổ chức quốc tế kỷ kết.
C. Là những điều mà hai quốc gia mong muốn được thực hiện cùng nhau.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 21:
“Điều ước quốc tế đa phương” nghĩa là gì?
A. Là điều ước quốc tế có từ 3 nước hoặc tổ chức quốc tế trở lên ký kết hoặc tham gia.
B. Là điều ước quốc tế có hai nước hoặc tổ chức quốc tế kỷ kết.
C. Là nhũng điều mà hai quốc gia mong muốn được thực hiện cùng nhau.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 22:
Việt Nam chính thức tham gia hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (hiệp ước Bali) vào năm nào?
A. Năm 1990
B. Năm 1991
C. Năm 1992
D. Năm 1993
-
Câu 23:
Việt Nam trở thành thành viên của ASIAN vào năm nào?
A. Năm 1990
B. Năm 1992
C. Năm 1995
D. Năm 1998
-
Câu 24:
Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với.
A. Các lĩnh vực của đời sống xã hội
B. Lĩnh vực bảo vệ môi trường
C. Việc xây dựng và bảo vệ đất nước
D. Phát triển kinh tế đất nước
-
Câu 25:
Pháp luật phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các quy định về
A. Dân số và giải quyết việc làm.
B. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 26:
Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của toàn quân mà nòng cốt là….và Công an nhân dân.
A. Bộ đội
B. Quân đội nhân dân
C. Dân quân tự vệ
D. Toàn dân
-
Câu 27:
Tính đến năm 2008 nước Việt Nam đã có quan hệ thương mại với bao nhiêu nước khác nhau?
A. 100 nước.
B. 120 nước.
C. 140 nước.
D. 160 nước.
-
Câu 28:
Tính đến năm 2008 nước Việt Nam đã có quan hệ đầu tư với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?
A. Khoảng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.
B. Khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
C. Khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
D. Khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Câu 29:
Việt Nam tham gia hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm bao nhiêu?
A. Năm 1992
B. Năm 1994
C. Năm 1995
D. Năm 1996
-
Câu 30:
Ở nước ta cơ quan được gọi là cơ quan “Lập pháp” là:
A. Bộ Tư pháp
B. Chính phủ
C. Quốc hội
D. Viện kiểm sát
-
Câu 31:
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?
A. 4 năm
B. 5 năm
C. 6 năm
D. 3 năm
-
Câu 32:
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Đà Nẵng.
B. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Quảng Ngãi.
-
Câu 33:
Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Trị.
C. Quảng Ngãi.
D. Đà Nẵng.
-
Câu 34:
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
A. Chở người bệnh đi cấp cứu.
B. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. Trẻ em dưới 14 tuổi.
D. Cả 3 câu đều đúng.
-
Câu 35:
Người từ đủ bao nhiêu tuổi có quyền đăng ký học giấy phép lái xe hạng A1?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
-
Câu 36:
Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện gây ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
A. Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường.
B. Cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
-
Câu 37:
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
A. Giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe.
B. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giấy đăng ky xe; giấy phép lái xe.
C. Giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
D. Giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
-
Câu 38:
Độ tuổi được phép điểu khiển xe máy có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
-
Câu 39:
Thông tin báo cháy và chữa cháy được thực hiện bằng cách nào?
A. Điện thoại.
B. Hiệu lệnh.
C. Thư điện tử.
D. A và B đúng.
-
Câu 40:
Chủ thể vi phạm hình sự là
A. xã hội
B. cá nhân
C. cơ quan
D. tổ chức