Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018
Trường THPT Gia Định
-
Câu 1:
Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật Bầu cử?
A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
B. Nguyên tắc trực tiếp
C. Nguyên tắc bình đẳng
D. Nguyên tắc phổ thông
-
Câu 2:
Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đổng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyển được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
-
Câu 3:
Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đểu có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 4:
Trong quy định của pháp luật về quyển tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là
A. Cá nhân.
B. Tổ chức.
C. Cơ quan nhà nước.
D. Bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
-
Câu 5:
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cẩu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
-
Câu 6:
Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
A. Phục hồi
B. Bù đắp
C. Chia sẻ
D. Khôi phục
-
Câu 7:
Mục đích của quyền tố cáo nhằm.... các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
A. phát hiện, ngăn ngừa
B. phát sinh
C. phát triển, ngăn chặn
D. phát hiện, ngăn chặn
-
Câu 8:
Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc chúng ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bãi nại.
D. Quyền khiếu nại
-
Câu 9:
................. là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
A. Quyền khiếu nại
B. Quyền bầu cử
C. Quyền tố cáo
D. Quyền góp ý
-
Câu 10:
Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày
A. 13/8
B. 13/9
C. 13/10
D. 13/11
-
Câu 11:
Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.
A. trực tiếp
B. bình đẳng
C. phổ thông
D. bỏ phiếu kín
-
Câu 12:
Thuế Giá trị gia tăng còn được gọi là thuế
A. VAT
B. VGA
C. FTA
D. WTO
-
Câu 13:
Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là:
A. Quyền được tự do thông tin
B. Quyền sở hữu công nghiệp
C. Quyền tự do kinh doanh
D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
-
Câu 14:
Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo là:
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thấm quyển quản lý người bị tố cáo.
B. Cơ quan tố tụng (điểu tra, kiểm sát, tòa án)
C. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 15:
Mục đích của tố cáo là:
A. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
B. Khôi phục quyền và lợi ích của công dân.
C. Xâm hại đến quyển tự do công dân.
D. Khôi phục danh dự.
-
Câu 16:
Quyền học tập của công dân được quy định ở đâu?
A. Trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
B. Trong Hiến pháp
C. Trong Luật Giáo dục
D. Trong các văn bản quy phạm pháp luật
-
Câu 17:
Phổ cập là gì?
A. Phổ biến những bất cập cho mọi người.
B. Làm cho rộng khắp, mọi người đều biết.
C. Giúp cho học sinh được học hết cấp phổ thông.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 18:
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
A. Quyền sở hữu những tác phẩm thơ ca do con người sáng tạo ra.
B. Quyền sở hữu về những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người.
C. Quyền sở hữu những tác phẩm văn học mà con người sáng tạo ra.
D. Quyền sở hữu về những sản phẩm công nghiệp mà con người sáng tạo ra.
-
Câu 19:
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
A. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sản phẩm công nghiệp.
B. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với máy móc, trang thiết bị.
C. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra.
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 20:
Quyền học tập của công dân được hiểu như thế nào?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
B. Công dân có quyền học không hạn chế.
C. Công dân có quyền học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, suốt đời.
D. Công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời.
-
Câu 21:
Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:
A. Công dân không được sống trong môi trường xã hội có lợi cho sự tồn tại và phát triển toàn diện.
B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển toàn diện.
C. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đẩy đủ để phát triển toàn diện; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
-
Câu 22:
Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền học đại học và sau đại học.
B. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau
C. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
D. Mọi công dân đều phải đóng học phí.
-
Câu 23:
Để thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển; công dân cần phải làm gì?
A. Có ý thức học tập tốt để có kiến thức.
B. Cần xin lên lớp chọn để học.
C. Cần đi du học ở nước ngoài mới phát triển hết tài năng của mình.
D. Cần học trong môi trường có đẩy đủ điều kiện về vật chất.
-
Câu 24:
Điều nào dưới đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Hoạt động phát hiện, tìm tòi các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Hoạt động sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn,
C. Hoạt động phát minh ra bẫy chuột.
D. Hoạt động tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng bạo lực học đường.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây là sai về quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
B. Quyền tác giả.
C. Quyền sở hữu công nghiệp.
D. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
-
Câu 26:
Câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện khát khao học tập của con người Việt Nam?
A. Học một biết mười.
B. Học, học nữa, học mãi.
C. Học đi đôi với hành.
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-
Câu 27:
Gia đình nhà An rất nghèo, bố mẹ An đã cố gắng làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Nhưng dù có làm lụng bao nhiêu, cố gắng bao nhiêu thì bố mẹ An cũng không đủ tiền để cho 3 con vào học cấp 3. Như vậy bố mẹ An có vi phạm gì không?
A. Vi phạm pháp luật vì không cho con đi học cấp 3.
B. Vi phạm đạo đức vì đã không hết mình cố gắng vì các con để cho các con được bằng bạn bè.
C. Vi phạm quyền được học tập, sáng tạo và phát triển của các con.
D. Không vi phạm gì cả.
-
Câu 28:
Nhờ có quyền học tập, sáng tạo và phát triển mà con người
A. Cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
B. Sẵn sàng hi sinh cho đất nước, cho Tổ quốc Việt Nam.
C. Kinh tế Việt Nam đi lên hơn rất nhiều.
D. Luôn có đủ các điều kiện để phấn đấu, vươn lên và phát triển toàn diện hơn.
-
Câu 29:
Nhà nước luôn có những ưu đãi dành cho các học sinh và sinh viên giỏi, điều này thể hiện cái gì?
A. Trách nhiệm của Nhà nước.
B. Sự thiếu công bằng của Nhà nước.
C. Sự yêu thương của Nhà nước.
D. Sự bao dung của Nhà nước.
-
Câu 30:
Đâu không phải là ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh giỏi?
A. Cấp học bổng cho học sinh giỏi.
B. Cho học sinh giỏi được vay vốn.
C. Miễn học phí cho sinh viên thủ khoa.
D. Giảm học phí cho học sinh nghèo
-
Câu 31:
Quyền nghiên cứu khoa học dành cho đối tượng nào dưới đây?
A. Sinh viên
B. Học sinh Trung học phổ thông
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai
-
Câu 32:
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chăm chỉ, miệt mài trong học tập ?
A. Học để làm người.
B. Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi.
C. Học khôn đến chết, học nết đến già.
D. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
-
Câu 33:
Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây thể hiện việc học tập giúp con người trưởng thành hơn rất nhiều so với việc không học?
A. Ngọc kia chẳng giũa, chẳng mài; cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
B. Học khôn đến chết, học nết đến già.
C. Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi.
D. Ăn vóc học hay.
-
Câu 34:
Trong các sản phẩm sau thì sản phẩm nào không nằm trong quyển sáng tạo của công dân?
A. Các tác phẩm báo chí.
B. Các nhãn hiệu hàng hóa.
C. Các tác phẩm nghệ thuật.
D. Các tác phẩm yêu thích.
-
Câu 35:
Ngày Khoa học và công nghệ Việt nam là ngày nào?
A. 17 tháng 5
B. 18 tháng 5
C. 19 tháng 5
D. 20 tháng 5
-
Câu 36:
Trong quyền được phát triển, pháp luật nước ta quy định trường hợp đặc biệt nào dưới đây?
A. Trẻ em khuyết tật thì học trường riêng.
B. Trẻ em vùng sâu vùng xa thì được hỗ trợ kinh tế để có thể tiếp tục đi học.
C. Tất cả mọi người đều được học hết lớp 12.
D. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi.
-
Câu 37:
Nhãn hiệu là gì?
A. Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.
B. Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, con người của tổ chức, cá nhân khác nhau.
C. Là dẫu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, công việc của tổ chức, cá nhân khác nhau.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 38:
Tác phẩm là gì?
A. Là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, kỹ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.
B. Là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.
C. Là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 39:
Học tập là gì của công dân?
A. Quyền của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Là quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
-
Câu 40:
Nhà nước đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân bằng cách?
A. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên.
C. Nhà nước thu học phí.
D. Nhà nước khen thưởng học sinh.