Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018
Trường THPT An Lạc
-
Câu 1:
Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là:
A. cơ sở tồn tại của xã hội
B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần
C. giúp con người có
D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Câu 2:
Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định:
A. mọi hoạt động của xã hội
B. số lượng hàng hóa trong xã hội
C. thu nhập của người lao động
D. việc làm của người lao động
-
Câu 3:
Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động,yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
D. Cơ sở vật chất.
-
Câu 4:
Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
-
Câu 5:
Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
-
Câu 6:
Yếu tố nào dưới đây là 1 trong những đối tượng lao đông trong ngành Công Nghiệp khai thác?
A. Máy cày
B. Than
C. Sân bay
D. Nhà xưởng
-
Câu 7:
"Con trâu đi trước cái cày theo sau" là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động
B. Tư liệu lao động
C. Sức lao động
D. Nguyên liệu lao động
-
Câu 8:
Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động của Ngành may mặc?
A. Máy may
B. Vải
C. Thợ may
D. Chỉ
-
Câu 9:
Đâu là đối tượng lao động trong ngành Xây Dựng?
A. Xi măng
B. Thợ xây
C. Cái bay
D. Giàn giáo
-
Câu 10:
Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. lao động
B. người lao động
C. sức lao động
D. làm việc
-
Câu 11:
Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. người lao động
B. tư liệu lao động
C. tư liệu sản xuất
D. nguyên liệu
-
Câu 12:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là
A. đối tượng lao động
B. tư liệu lao động
C. tài nguyên thiên nhiên
D. nguyên liệu
-
Câu 13:
Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Không khí
B. Sợi để dệt vải
C. Máy cày
D. Vật liệu xây dựng
-
Câu 14:
Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 15:
Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật
B. Xây dựng pháp luật
C. Thực hiện pháp luật
D. Phổ biến pháp luật
-
Câu 16:
Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?
A. Tổ chức
B. Cộng đồng
C. Nhà nước
D. Xã hội
-
Câu 17:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá nhân và tổ chức?
A. Phù hợp
B. Đúng đắn
C. Hợp pháp
D. Chính đáng
-
Câu 18:
Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm
B. Làm những việc mà pháp luật quy định làm
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm
D. Làm những việc mà pháp luật cấm
-
Câu 19:
Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 20:
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
A. không cho phép làm
B. cho phép làm
C. quy định cấm làm
D. quy định phải làm
-
Câu 21:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 22:
Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 23:
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 24:
Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 25:
Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức
A. chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm.
B. chủ động không làm những gì mà pháp luật cấm.
C. tự giác làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
D. thực hiện những gì mà pháp luật quy định nên làm.
-
Câu 26:
Thi hành pháp luật được hiểu là công dân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật
A. quy định nên làm
B. không cấm
C. quy định phải làm
D. cho phép làm
-
Câu 27:
Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức
A. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép
B. thực hiện những gì mà pháp luật bắt buộc
C. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm
D. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc
-
Câu 28:
Việc các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 29:
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật
A. cho phép làm
B. quy định cấm
C. quy định phải làm
D. không bắt buộc
-
Câu 30:
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 31:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 32:
Các cơ quan, công chức có thẩm quyền có thể ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của công dân là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 33:
Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện
A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân
B. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân
C. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân
D. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân
-
Câu 34:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật
B. Vi phạm pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Trách nhiệm pháp lí
-
Câu 35:
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có năng lực pháp lí thực hiện.
C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
-
Câu 36:
Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.
D. Hành vi do người từ trên 16 tuổi đến 18 tuổi thực hiện.
-
Câu 37:
Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật?
A. Hành vi xâm phạm tới các chuẩn mực xã hội.
B. Hành vi xâm phạm tới các phong tục, tập quán.
C. Hành vi xâm phạm tới các quy định của xã hội.
D. Hành vi xâm phạm tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
-
Câu 38:
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
-
Câu 39:
Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định làm của pháp luật.
B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
-
Câu 40:
Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lí thực hiện?
A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
D. Anh C trong lúc nên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.