Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019
Trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh lần 1
-
Câu 1:
Khi con người ăn muối, mắm có vị mặn. Đó là quá trình nhận thức
A. cảm tính
B. lý tính
C. về sự vật
D. con người tự biết
-
Câu 2:
Nội dung của văn bản cấp dưới khi ban hành không được trái với nội dung do văn bản cấp trên là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật:
A. tính quy phạm, phổ biến, bắt buộc chung
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
D. tính quy phạm, phổ biến
-
Câu 3:
Anh N bán nhà ( tài sản chung của vợ chồng) mà không trao đổi với chị M. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
A. huyết thống.
B. tài sản.
C. nhân thân.
D. tình cảm
-
Câu 4:
Đâu là biểu hiện quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
A. 1m vải = 2 giờ
B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.
C. 1m vải = 5kg thóc.
D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:
A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
D. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
-
Câu 6:
Nguyễn Văn A 32 tuổi, làm cán bộ ở UBND huyện X, trong thời gian nghỉ buổi trưa đã uống rượu ở nhà bạn, trên đường lái xe ô tô với tốc độ rất nhanh nên anh đã lao vào anh P lái xe máy đi cùng chiều khiến anh xe anh P hư hỏng nặng, anh P tử vong. Theo em, anh A đã vi phạm loại vi phạm pháp luật?
A. Vi phạm hành chính, hình sự, dân sự
B. Vi phạm hình sự, kỷ luật, hành chính
C. Vi phạm dân sự, hành chính
D. Vi phạm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật
-
Câu 7:
Trường hợp nào sau đây biểu hiện sự bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Chị M thi đỗ cao học nhưng chồng chị không cho đi học
B. Anh Đ đã ép buộc vợ phải sinh thêm con thứ ba dù vợ kiên quyết phản đối
C. Sau khi bàn bạc, chị H và chồng quyết định mua ngôi nhà
D. Dù có vợ và hai con nhưng anh H vẫn nén quan hệ tình cảm với cô
-
Câu 8:
Vì có mâu thuẫn với bà nội K nên mẹ K đã không chăm sóc bà nội. Hành động của mẹ K đã vi phạm:
A. quyền bình đẳng trong gia đình.
B. quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
C. quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu.
D. quyền bình đẳng của phụ nữ.
-
Câu 9:
Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân tuân thủ pháp luật:
A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh
B. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt
C. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ
D. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ D. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
-
Câu 10:
Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 11:
Chủ thể nào sau đây không có quyền áp dụng pháp luật?
A. Tòa án nhân dân huyện A
B. Ủy ban nhân dân xã X
C. Chị A là nhân viên công ty
D. Chi cục trưởng chi cục thuế
-
Câu 12:
Pháp luật quy định độ tuổi nào chịu mọi hình phạt hành chính ?
A. Đủ 16 tuổi
B. Đủ 17 tuổi
C. Đủ 18 tuổi
D. Đủ 14 tuổi
-
Câu 13:
Khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, mọi người đều đội mũ bảo hiểm là việc mọi người thực hiện:
A. quyền và nghĩa vụ công dân.
B. trách nhiệm của công đân.
C. quyền công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 14:
Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ dân khác. Ông A sẽ chịu trách nhiệm hình thức xử lý nào của UBND phường?
A. Cảnh cáo, phạt tiền
B. Kỷ luật trước Ủy ban nhân dân phường
C. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ công trình trái phép.
D. Thuyết phục, giáo dục
-
Câu 15:
Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 16:
Cửa hàng bán bánh kẹo nhà chị H bị phát hiện có hành vi buôn bán hành giả, hàng nhái kém chất lượng (giá trị lên đến 50tr đồng). Chị H phải chịu trách nhiệm gì?
A. Kỷ luật
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Hình sự
-
Câu 17:
Bác Hồ đã viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính…” Câu nói của Bác đề cập đến
A. thế giới vật chất luôn thay đổi
B. thế giới vật chất vận động không ngừng
C. thế giới vật chất tồn tại khách quan
D. quy luật triết học
-
Câu 18:
Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Kỷ luật
C. Hình sự
D. Hành chính
-
Câu 19:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội được gọi là:
A. phạm nhân.
B. tội phạm.
C. hành vi trái pháp luật
D. người bị phạm tội.
-
Câu 20:
Người đủ 6 đến 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
A. Phải được người lớn đồng ý
B. phải có người đại diện theo pháp luật
C. Có thể thưc hiện bất kỳ giao dịch nào
D. Phải do người lớn hơn làm thay
-
Câu 21:
Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 22:
Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào
A. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người
B. quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước
C. nhu cầu, thu nhập và quan hệ mỗi người
D. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người
-
Câu 23:
Chủ thể không bắt buộc phải thực hiện được áp dụng với hình thức thực hiện pháp luật:
A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 24:
Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa anh A và chị B, trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện X đã
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
-
Câu 25:
Gió bão làm đổ cây cối, san lấp mặt bằng để xây nhà… Câu nói này đang nói đến nội dung nào?
A. Phủ định biện chứng
B. Phủ định siêu hình
C. phủ định
D. tác động của tự nhiên
-
Câu 26:
Người bị bệnh tâm thần, không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình là người
A. hạn chế về hành vi
B. hạn chế về năng lực nhận thức
C. không có năng lực trách nhiệm pháp lý
D. không có trách nhiệm pháp lý
-
Câu 27:
Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật?
A. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước
C. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ
D. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm
-
Câu 28:
Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải
A. thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình
B. chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm hình sự của mình
C. chịu trách nhiệm thiệt hại do vi phạm pháp luật
D. Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật
-
Câu 29:
Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 30:
Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
B. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
C. Con người, lao động và máy móc.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
-
Câu 31:
Khi ông A mất, ông di chúc lại quyền thừa kế cho các con nhưng anh C là con cả không thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc và quy định của pháp luật. Hành vi của anh C thuộc loại vi phạm:
A. Dân sự
B. Hành chính
C. Kỷ luật
D. Hình sự
-
Câu 32:
Đối với đạo đức, pháp luật là phương tiện như thế nào để bảo vệ các giá trị đạo đức?
A. Quan trọng
B. Đặc thù
C. Tất yếu
D. Đặc biệt
-
Câu 33:
Anh N làm việc cơ quan X thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp này N vi phạm:
A. Hành chính
B. Hình sự
C. Dân sự
D. Kỉ luật.
-
Câu 34:
Tục ngữ có câu “Chín quá hóa nẫu” muốn đề cập đến quy luật Triết học nào dưới đây?
A. Lượng - Chất
B. Tự nhiên
C. Phủ định
D. Mâu thuẫn
-
Câu 35:
Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?
A. Quy luật cạnh tranh
B. Quy luật lưu thông tiền tệ.
C. Quy luật cung cầu.
D. Quy luật giá trị
-
Câu 36:
Chị B đi xe máy không quan sát và bất ngờ rẽ phải không có tín hiệu và lao vào Anh A đang bộ tập thể dục và lưu thông đúng luật khiến anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo phạt tiền chị
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
C. Không xử lý chị B vì chị B đây là điều không may xảy ra.
D. Phạt tù chị B.
-
Câu 37:
Mẹ bạn A tích cóp được tiền bán hàng là 15 triệu đồng. Mẹ A muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ thì cần làm theo cách nào dưới đây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. An mua vàng cất đi
B. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.
C. An mua đồ cất vào tủ
D. An cất tiền vào tủ
-
Câu 38:
Chủ thể giống nhau giữa ba hình thức thực hiện pháp luật (sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật) chủ thể là:
A. các cơ quan nhà nước.
B. các cá nhân vi phạm pháp luật
C. công chức nhà nước.
D. các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
-
Câu 39:
Bà M đã sử dụng nhà nghỉ do mình đứng tên kinh doanh để tổ chức môi giới và các hoạt động dâm. Trong trường hợp này, bà M đã:
A. Không áp dụng pháp luật
B. Không thi hành pháp luật
C. Không sử dụng pháp luật
D. Không tuân thủ pháp luật
-
Câu 40:
Cơ quan nào có quyền ban Hiến pháp và pháp luật ở nước ta?
A. Các cơ quan nhà nước.
B. Quốc hội.
C. Tòa án.
D. Chính phủ.